* "Đừng quên Mẹ Nấm" như một bài học nhớ đời cho bản thân

Nguyễn Lương Thành


Ngày 2 tháng 6 năm 2017, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) đã viết đơn nhờ Luật Sư Nguyễn Khả Thành (thuộc đoàn luật sư Phú Yên) đại diện bào chữa cho mình trong những phiên tòa sau này. Nhưng mà nói thật nhé, không cần phải chờ tới những phiên xử trong thời gian tới mới biết kết cục thế nào bởi bản án dành cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh dù đang ở dạng vô hình nhưng thực tế thì đã rõ như ban ngày rồi. Phần vì những hành vi của Mẹ Nấm đã vi phạm vào tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88, BLHS là điều không ai có thể “bào chữa” nổi. Phần vì trước Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì cũng đã có mấy “cái tấm gương lỗi” cho nhiều người có thể soi vào đó rồi. 

Trong quá khứ, chắc chúng ta vẫn còn nhớ Võ An Đôn - Một “vị luật sư trái nghề” cũng đã nhiều lần “bẽ mặt” khi khi nhận lời làm luật sư cho những bị can bị bắt vì phạm phải tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" theo bộ luật hình sự 88, 258, 79... 

Vậy nên, tôi mới nói, nếu “Dân làm báo” viết là “Đừng quên Mẹ Nấm” thì tôi đây lại thấy sẽ hợp lý hơn nếu thêm cụm “hãy lấy đó làm bài học nhớ đời cho bản thân”. Bởi Mẹ Nấm chỉ là một chủ thể xác định để “khích lệ”, “cổ vũ” cho những nữ “nhà dân chủ zởm” khác mà thôi. “Đừng quên” ở đây cũng mang nét nghĩa là “nhớ” nhưng là “nhớ để chừa cái tội”. Bởi nếu không là Mẹ Nấm thì chắc chắn sẽ là một cái tên khác cũng được “nhớ” như thường mà thôi. Mẹ Nấm trong trường hợp này chỉ như một cái tên để mỗi khi nhắc đến là “để nhớ đời”, chứ không phải là để “lưu niệm” nữa. Cách đây một thời gian, chẳng phải Mẹ Nấm còn được “vin danh” nhận giải thưởng “phụ nữ quốc tế dũng cảm” gì gì đấy, rồi mọi thứ sau đó diễn ra thế nào? Mọi câu trả lời thực ra chỉ để “người ta” thể hiện sự dung túng, hậu thuẫn cả về vật chất và tinh thần cho Mẹ Nấm nói riêng và cho các đối tượng chống đối chính quyền nói chung thôi mà. 

Vậy nên mới cần phải khẳng định lại rằng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không phải là nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền; cũng không phải là người đấu tranh chống tham nhũng, bất công, bảo vệ quyền tự do của người dân như đánh giá của “người ta”. Vì thế “Đừng quên Mẹ Nấm” nghĩ cho cùng cũng chỉ là nhớ đó, lấy đó làm bài học để đời cho những ai cũng đã, đang và sẽ có những hành vi tương tự như Mẹ Nấm. 

Nói vui ngoài lề chút chứ ai “đừng quên” Mẹ Nấm thì dù có gì đó sai sai nhưng cũng không quá khó hiểu, còn riêng đối với “Dân làm báo” mà “Nhớ” Mẹ Nấm thì cũng dạng tương tự kiểu như "con hát thì mẹ khen hay" ấy. Là đối tượng chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức phản động và đặc biệt hơn khi Mẹ Nấm là người cộng tác đắc lực (chúng tôi vẫn hay nói đùa với nhau là “đệ ruột”) với nhóm Dân làm báo. 

Vậy nên, suy cho cùng “Dân làm báo” “nhớ Mẹ Nấm” âu cũng là chuyện thường tình. Còn với các bạn, tôi và chúng ta thì nhớ một điều là “Đừng quên” Mẹ Nấm nhé. “Đừng quên” là để mà tránh, để không đi vào “vết xe đổ” của y.

Author:

Previous Post
Next Post