Chiềng Chạ
Đơn yêu cầu của Bà Nguyễn Tuyết Lan (Nguồn: FB).
Bà Nguyễn Tuyết Lan (FB Tuyet Lan Nguyen) đã viết như sau xung quanh việc bà không có giấy mời trong phiên tòa xét xử con gái bà (cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) vào ngày 29//2017 tới đây như sau: "Sáng nay lúc 11h15' ngày 19/06/2017 Tôi đã đến Tòa án tỉnh Khánh Hòa để hỏi về việc tôi chưa có giấy mời để tham dự phiên tòa xét xử công khaicon gái tôi :NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH. như Tòa án Tỉnh Khánh Hòa công bố .Cô thư ký Trịnh thị Biên trả lời vì đây là phiên tòa đặc thù nên tôi ko được tham dự ..Tôi liền làm đơn yêu cầu Tòa án tỉnh Khánh Hòa phải gửi giấy để tôi tham dự phiên tòa xét xử con tôi ...Đây là đơn và biên nhận của tòa Án tỉnh Khánh Hòa tôi đã nộp lúc 13h50' ngày 19/06/2017...Và công bố để rộng đường dư luận...
Giấy biên nhận của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa (Nguồn: FB).
Bình luận về nội dung này, Ls Lê Công Định đã viết trên Fb như sau: ""Phiên toà đặc thù" nên người nhà bị cáo không được tham dự là quy định nào trong luật Việt Nam hiện hành?
Chế độ cộng sản luôn sinh ra nhiều loại lệ và lệnh miệng nghiễm nhiên chà đạp luật pháp".
Theo cách viết này thì Ls Định đồng tình với nội dung đơn của bà Tuyết Lan, mẹ đẻ của cô Quỳnh - Mẹ Nấm. Tuy nhiên, chính chi tiết này cho thấy, Lê Công Định là luật sư nhưng vẫn chưa thuộc luật.
Theo quy định, các phiên tòa đều được xét xử công khai theo quy định của pháp luật, trừ các phiên tòa theo quy định của pháp luật phải xử kín. "Xử kín là một chế định đã được quy định ngay từ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 đầu tiên của nước ta. Việc quy định về xử kín vì lợi ích của xã hội, lợi ích của đương sự, thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với nhân phẩm, danh dự của đương sự trong vụ án. Quy định này cũng phù hợp với hầu hết luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của Nước CHXHCN Việt Nam về nguyên tắc xét xử thì “Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”.
Đây cũng là nội dung trả lời của ông Trương Việt Toàn, Phó Chánh tòa hình sự, TAND TP Hà Nội trên báo Công an nhân dân *(Xem thêm: http://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Toa-an-luon-tao-dieu-kien-thuan-loi-de-nguoi-dan-tham-du-phien-toa-389895/).
Rất có thể, vì lí do cần giữ bí mật nào đó hoặc để đảm bảo an ninh trật tự trong phòng xử án (thực tế có nhiều vụ đánh cãi chửi nhau trong Tòa án, thậm chí còn nổ mìn gây mất trật tự trị an trong khu vực Tòa án), nên Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã hạn chế người tham gia phiên tòa trong đó có mẹ của cô Quỳnh.
Blog Mõ Làng sẽ tiếp tục theo sát và phản ánh sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa có văn bản trả lời bà Nguyễn Tuyết Lan.
Bình luận về nội dung này, Ls Lê Công Định đã viết trên Fb như sau: ""Phiên toà đặc thù" nên người nhà bị cáo không được tham dự là quy định nào trong luật Việt Nam hiện hành?
Chế độ cộng sản luôn sinh ra nhiều loại lệ và lệnh miệng nghiễm nhiên chà đạp luật pháp".
Theo cách viết này thì Ls Định đồng tình với nội dung đơn của bà Tuyết Lan, mẹ đẻ của cô Quỳnh - Mẹ Nấm. Tuy nhiên, chính chi tiết này cho thấy, Lê Công Định là luật sư nhưng vẫn chưa thuộc luật.
Theo quy định, các phiên tòa đều được xét xử công khai theo quy định của pháp luật, trừ các phiên tòa theo quy định của pháp luật phải xử kín. "Xử kín là một chế định đã được quy định ngay từ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 đầu tiên của nước ta. Việc quy định về xử kín vì lợi ích của xã hội, lợi ích của đương sự, thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với nhân phẩm, danh dự của đương sự trong vụ án. Quy định này cũng phù hợp với hầu hết luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của Nước CHXHCN Việt Nam về nguyên tắc xét xử thì “Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”.
Đây cũng là nội dung trả lời của ông Trương Việt Toàn, Phó Chánh tòa hình sự, TAND TP Hà Nội trên báo Công an nhân dân *(Xem thêm: http://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Toa-an-luon-tao-dieu-kien-thuan-loi-de-nguoi-dan-tham-du-phien-toa-389895/).
Rất có thể, vì lí do cần giữ bí mật nào đó hoặc để đảm bảo an ninh trật tự trong phòng xử án (thực tế có nhiều vụ đánh cãi chửi nhau trong Tòa án, thậm chí còn nổ mìn gây mất trật tự trị an trong khu vực Tòa án), nên Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã hạn chế người tham gia phiên tòa trong đó có mẹ của cô Quỳnh.
Blog Mõ Làng sẽ tiếp tục theo sát và phản ánh sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa có văn bản trả lời bà Nguyễn Tuyết Lan.