Tất nhiên là phóng viên (PV) của VTV (Truyền hình Việt Nam) rồi. Nhưng khúc nhôi từ thân phận anh phiên dịch Sông Đà đến vị thế PV dẫn chương trình thời sự bây giờ là cả một sự vời vợi nhiêu khê.
Tháng ba. Những chương trình thời sự ăm ắp tin tức về Ucraina Kiev và Crưm nóng hổi, người ta dường như đã hơi quen quen với một phóng viên tóc đen cắt ngắn, ria đen hao hao như dân Trung Á trực tiếp dẫn chương trình. Phóng viên đó là Duy Nghĩa.
Duy Nghĩa là ai?
Duy Nghĩa là ai?
Tất nhiên là phóng viên (PV) của VTV (Truyền hình Việt Nam) rồi. Nhưng khúc nhôi từ thân phận anh phiên dịch Sông Đà đến vị thế PV dẫn chương trình thời sự bây giờ là cả một sự vời vợi nhiêu khê.
Nhà báo Duy Nghĩa ở Kiev
Lẫn với tốp chuyên gia đường hầm công trường thủy điện Sông Đà trong buổi ca đêm mùa đông năm 1985 ấy, tôi cứ ngỡ Nghĩa là dân Trung Á nhỏ thó? Thì ra là người phiên dịch. Từ lẩu lâu, tay này đã có thứ ngoại hình hơi là lạ này rồi. Hơn mười năm gió bụi công trình, tôi đã bao lần ngược Sông Đà và khá ấn tượng với Duy Nghĩa qua những lần có việc phải gặp chuyên gia Liên Xô. Từng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Cuban, khoa sử năm 1984. Nghĩa rất ít nói. Nhưng bập vào việc không phải nói nhiều mà tận tình chắc chắn giải thích tường tận dễ hiểu những vấn đề kỹ thuật phức tạp mà dân báo vốn thường ú ớ.
Bẵng đi một dạo không thấy Nghĩa. Nghe nói đã đi lao động xuất khẩu ở Liên Xô. Hậu công trường Sông Đà có bao nhiêu thứ mà cộm nhất là việc giải quyết lao động dôi dư. Chợt nghĩ, Nghĩa cũng là người thức thời, nhanh nhạy?
Bẵng đi một dạo không thấy Nghĩa. Nghe nói đã đi lao động xuất khẩu ở Liên Xô. Hậu công trường Sông Đà có bao nhiêu thứ mà cộm nhất là việc giải quyết lao động dôi dư. Chợt nghĩ, Nghĩa cũng là người thức thời, nhanh nhạy?
Matxcơva mùa đông 2010, tôi có mặt ở sân bay Vnucovo để nhập vào nhóm phóng viên bay lên mỏ dầu Nhenhezki ở tận Bắc Cực mãi gần biển Brent. Một ông Trung Á bảnh bao với hàng ria xén hơi điệu bỏ những thứ tùm hum mùa đông khoác ngoài cùng chiếc máy ghi hình nặng trịch xuống. Trời đất, Duy Nghĩa! Một chuyến bay khốn khổ. Lên máy bay rồi nhưng chúng tôi phải ngồi lỳ trên đó suốt sáu tiếng đồng hồ. Phải đợi cho bộ phận kỹ thuật ủi cào sạch băng tuyết trên nóc máy bay và dọn đường băng thì mới cất cánh được. Bù lại, thôi thì chuyện nối chuyện. Chuyện gần chuyện xa. Những khúc nhôi kiếm sống của các thân phận Việt ở xứ người trong đó có Nghĩa như những xen, những trường đoạn ly kỳ của một bộ phim dài nhiều tập.
Hơn ba tiếng bay lên thành phố cực Bắc Usinxco, chúng tôi phải ngủ lại để sáng mai đáp trực thăng lên mỏ dầu Nhenhezki. Lại nằm cùng phòng. Đêm ấy Nghĩa kể tôi nghe chuyện trước khi trở thành PV của VTV, Nghĩa phải bập vào lắm thứ việc thứ nghề để kiếm sống. Trong đó có nghề làm báo! Làm báo? Chứ sao! Na ná như thứ chui mặc dù có giấy phép. Nói là tòa soạn nhưng đâu chỉ có hai, ba người. Là lượm lặt tất tật tin tức (đi thì ít nghe thì nhiều) về tình hình cộng đồng bà con người Việt ở Nga. Người mình vất vả buôn bán cơ cực ra sao. Đôi lúc may mắn trúng mánh thế nào… Chuyện lành, việc dữ có tất! Tin tức thời sự cập nhật thì lấy báo bên nhà đưa sang. Đao (Downloads) từ truyền hình radio xuống. Báo lúc 8, 12, 16 trang. Hứng lên tuần ra hai số. Báo có tên khá kêu khi thì Quê nhà lúc thì Sông Quê, thời thì Người xa xứ, khi thì Người Việt muôn phương vv…. Đầu ra là cộng đồng người Việt ở Nga và các nước cộng hòa. Đắt hàng vẫn là các ốp các sạp ở nhiều chợ nhan nhản khắp Matxcơva và Nga. Làm ăn tàm tạm đâu được mấy năm. Thua lỗ những giấy má công in, phát hành đành đình bản và đóng cửa.
Rồi những năm gắng gỏi để trở thành Trưởng đại diện Đài truyền hình Việt Nam tại Liên bang Nga từ tháng 3 năm 2008. Tôi cũng chưa kịp hỏi không rõ Nghĩa trở thành CTV của Trung tâm nghe nhìn Thông tấn – Báo ảnh Việt Nam như thế nào và có thời gian là Phóng viên ảnh – Trưởng phòng Toà soạn Báo Vietnam News nữa…
…Ngoài kia là cực Bắc nước Nga với cái lạnh âm 30 độ. Nghĩa bảo có vài năm, trong tiết đông ấy đã phải vừa nhảy vừa đập tay chân cho đỡ lạnh để đi bỏ mối thuốc lá. Ngó đốm lửa thuốc giường bên cùng tiếng thở dài não nuột, khi thì cười vang thú vị trong câu chuyện, tôi mường tượng ra những năm tháng cứ như là căng chật chất lượng sống của Nghĩa! Thử gẫm trong làng báo mình, bây giờ dễ mấy người từng lang bạt và có vốn sống cứ là ngồn ngộn như thế? Chắc chắn Nghĩa biết cách chi dùng vốn sống ấy trong nghề. Có lẽ cũng khéo khen cho cái anh tổ chức nào đó của nhà Đài đã biết lựa nhân sự? Nghề này hình như nó chọn người chứ dễ chi người chọn nghề?
…Ngoài kia là cực Bắc nước Nga với cái lạnh âm 30 độ. Nghĩa bảo có vài năm, trong tiết đông ấy đã phải vừa nhảy vừa đập tay chân cho đỡ lạnh để đi bỏ mối thuốc lá. Ngó đốm lửa thuốc giường bên cùng tiếng thở dài não nuột, khi thì cười vang thú vị trong câu chuyện, tôi mường tượng ra những năm tháng cứ như là căng chật chất lượng sống của Nghĩa! Thử gẫm trong làng báo mình, bây giờ dễ mấy người từng lang bạt và có vốn sống cứ là ngồn ngộn như thế? Chắc chắn Nghĩa biết cách chi dùng vốn sống ấy trong nghề. Có lẽ cũng khéo khen cho cái anh tổ chức nào đó của nhà Đài đã biết lựa nhân sự? Nghề này hình như nó chọn người chứ dễ chi người chọn nghề?
Sau chuyến đi ấy, tôi đâm chăm bật ti vi mỗi lúc bên Nga có sự gì nhất là với cộng đồng người Việt. Nhóm PV thường trú đưa tin về các sự kiện trong đó có Duy Nghĩa anh em đều nhanh nhạy và máu… nghề!
Máu… nghề
Chương trình thời sự cuối ngày mà Duy Nghĩa loan tin Crưm vừa về với đất mẹ Nga cùng những nét hân hoan của những cụ già khi nghe tin Tổng thống V. Putin quyết định tăng mức lương hưu gần gấp đôi so với thời Crưm ở với Ucraina.
Tầm này bên ấy khoảng 8 giờ tối. Lẩn mẩn lên mạng trò chuyện với Duy Nghĩa. Tò mò hỏi hồi còn Liên bang Xô Viết, có 1 năm học dự bị tiếng Nga tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev, Nghĩa đã đến Crum chưa? Cảm giác, ấn tượng thế nào?
Nghĩa cười, rất tiếc là hồi hè năm 1978, Khoa dự bị trường Tổng hợp quốc gia Kiev có tổ chức một đoàn sinh viên nước ngoài đi hái nho ở Crưm, kết hợp nghỉ hè luôn. Nhưng không hiểu vì sao lúc đó tôi lại từ chối. Bà giáo tiếng Nga Chiurina đã mắng cho một hồi, bảo là đồ đurắc (ngốc). Bây giờ ngẫm lại mới thấy mình ngốc thật. Hồi đó cũng chỉ vì tranh thủ đi làm ở nhà máy kiếm 5 rúp một ngày công mà bỏ hết các cơ hội khác mà không nghĩ sau này nó lại có ích?
Bây giờ đến Crưm mới tường thêm. Đó là vùng đất hiền hoà sống chủ yếu nhờ vào ngành du lịch theo mùa. Crưm thực sự có nhiều danh thắng để đến. Cảm giác đầu tiên khi xuống sân bay Simpheropol là sự mến khách. Càng gần vào thành phố càng thấy có nét gì đấy hao hao như các khu nghỉ mát ở ta. Nhà cửa be bé, đường phố nho nhỏ… Các biển chỉ đường toàn bằng tiếng Nga dù trên danh nghĩa Crưm thuộc Ucraina từ hơn 20 năm nay. Đến trung tâm thấy mọi người đi lại một cách thoải mái, đâu đó có vài anh cô dắc đứng gác hoặc đi lại tuần tra. Không ai trang bị vũ khí. Điều này làm tôi thấy yên tâm vì trước khi đi đã chuẩn bị tinh thần đến một điểm cực nóng đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Đối với chúng tôi là vui mừng, nhưng các bạn đồng nghiệp phương Tây có lẽ là rất thất vọng vì hoàn toàn không như họ muốn. Ấn tượng mạnh nhất là chúng tôi gặp ai cũng bày tỏ nỗi lòng được trở về nhà, về với nước Nga. Kết quả cuộc trưng cầu hôm 16/3 đã cho thấy một khi dân chúng đồng lòng nhất trí thì họ sẽ đạt được điều mình mong muốn.
Lan man một lúc, Nghĩa cũng bộc bạch chuyện hành nghề ở Crưm. Cái khó của nhóm PV Việt Nam sự cách biệt lớn về thời gian giữa Hà Nội và Crưm – 5 tiếng đồng hồ.
Vậy nên nhóm phải có kế hoạch làm việc chặt chẽ, từ chuẩn bị nội dung, ghi hình, bố trí phỏng vấn, dựng và đọc rồi gửi về cho kịp thời gian các bản tin. Ở Hà Nội bản tin 19 giờ bắt đầu thì bên này mới 14 giờ. Giờ làm việc ở Ucraina cũng như ở Nga bắt đầu từ 10 giờ sáng, kể cả đi biểu tình mọi việc cũng “răm rắp” như vậy. Thế là họ chỉ có gần 2 tiếng để tác nghiệp ngoài hiện trường sau đó nhanh chóng rút. Nghĩa và anh em đã sử dụng triệt để thiết bị truyền dẫn hiện đại qua internetgọi là StreamBox để thực hiện các buổi truyền trực tiếp trong các bản tin thời sự 19 giờ.
Chất giọng quen thuộc của Nghĩa trong câu chuyện hơi khang khác khi trực tiếp dẫn chương trình…
Một kỷ niệm không quên là hôm chính thức diễn ra cuộc trưng cầu dân ý. Nghĩa kể: Vì chúng tôi từ Matxcơva xuống một nơi tác nghiệp mà xứ ấy không có bạn bè, không có cộng đồng người Việt. Sứ quán ta tận trên Kiev nên đến nơi đã hết hạn đăng ký thẻ tác nghiệp. Sợ anh em hoang mang nên tôi cũng “ém” chuyện này đi. Chỉ còn khoảng 2 tiếng thì đến giờ phát sóng bản tin 17 giờ rồi mà đến một điểm bỏ phiếu người ta không cho tác nghiệp vì không có thẻ. Cũng dễ hiểu vì ở đây các điểm bỏ phiếu được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, ngay trong phòng có quan sát viên của các bên. Một số người tốt bụng thì bảo “cho họ làm có sao đâu”, nhưng một số khác lại đưa quy định ra, dứt khoát rằng không được. Anh em bàn nhau liều đến chỗ khác may ra?
Chúng tôi đến Trung tâm báo chí của Cuộc trưng cầu dân ý đóng trong Đài truyền hình Crưm. Một anh bạn đồng nghiệp cao lêu đêu tỏ ý thông cảm với chúng tôi và cúi xuống rỉ tai rằng, bên cạnh Đài có 1 điểm rất “thoải mái”, đến đó mà làm. Quả là như vậy, chúng tôi đã đến điểm bỏ phiếu số 08164, nơi đó họ đón tiếp rất nồng hậu và chúng tôi đã ở lỳ tại đó làm xong 2 bản tin trực tiếp, lại cày thêm cái phóng sự rồi mới về. Có lẽ trong đó có chút sáng tạo vì mình tận dụng được quan hệ anh em đồng chí với người dân vốn từ Liên Xô cũ. Giới thiệu là phóng viên đến từ Việt Nam thì ai cũng tỏ ra thân thiết.
Theo Tiền Phong