QATAR - MỘT QUỐC GIA BỊ BIẾN THÀNH QUÂN CỜ THÍ

Trong hình ảnh có thể có: 3 người(Bài viết của Sophie Mangal, phóng viên điều tra đặc biệt, biên tập viên trang Inside Syria Media Center).
Saudi Arabia (Ả-rập Xê-út), Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Yemen, Libya, Maldives và Ma-ri-tê-ma đã cùng tuyên bố hôm thứ Hai, với phản ứng dữ dội cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nhà nước Qatar. Đồng thời, Ảrập Xêút đã quyết định loại trừ Qatar khỏi liên minh đang thực hiện cuộc chiến tranh tàn phá Yemen.
Hình thành ngay sau chuyến thăm của Trump tới Ả-rập Xê-út, liên minh chống Qatar đã hành động quyết liệt để chặn đường biển, đường hàng không và đường bộ với Doha, với hy vọng cuộc phong tỏa sẽ kích thích sự tăng trưởng của giá năng lượng và gây nguy hiểm cho Qatar World Cup năm 2022.
1. Tuyên bố chính thức:
Các quốc gia nói trên công bố quyết định của họ với những cáo buộc nghiêm trọng nhằm vào chính quyền Qatar, bao gồm:
- Gây ra sự bất ổn trong mối quan hệ của các quốc gia thuộc liên minh (chống Qatar).
- Phá hoại an ninh quốc gia các nước Ả Rập;
- Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
- Gây ra sự bất bình đẳng trong xã hội và sự lan rộng của hỗn loạn ở vùng Vịnh.
- Xâm phạm chủ quyền và sự thống nhất của các quốc gia Ả Rập;
- Thúc đẩy tư tưởng cực đoan thông qua các phương tiện truyền thông;
- Tài trợ vũ khí và hỗ trợ tài chính cho Nhà nước Hồi giáo ISIS, Al-Qaeda và tổ chức Anh em Hồi giáo;

2. Lý do thực sự:
Các báo cáo tài chính được cung cấp cho báo chí tiết lộ rằng Qatar đã tài trợ cho Al Qaeda khoảng 1 tỷ USD để gây bất ổn ở vùng Vịnh. Cho rằng đó là lý do chính để cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia này.
Lý do này mới nghe rất có lý, khó có thể tranh luận với logic đó. Qatar chiếm phần lớn nhất trong việc tài trợ và hỗ trợ các nhóm thánh chiến cực đoan khác trên khắp Trung Đông và Bắc Phi. Rất nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ gần gũi giữa Qatar và các đại diện của các tổ chức khủng bố quốc tế. Nhưng đây chỉ là một phần của sự thật mà các phương tiện truyền thông hàng đầu cho rằng cần tập trung chú ý, trong khi lờ đi những điều khác, và trớ trêu là sự thật này từ trước tới nay lại vẫn luôn được phương Tây và các nước nói trên bao che, giấu diếm.
Lời buộc tội này có thể hoàn toàn chính xác, nếu chúng ta quên đi vai trò của Hoa Kỳ và các nước khác ở vùng Vịnh Ba Tư trong việc hỗ trợ các tổ chức tương tự. Điều này cho thấy Hoa Kỳ và Ả-rập Xê-út đã quyết định thay đổi chính sách của họ đối với ISIS và tập trung vào việc loại bỏ nó, khi thực tế nó đã bị Syria với sự hỗ trợ của Nga đánh bại. Vì vậy, những bàn tay bẩn thỉu của các thành viên thánh chiến và những kẻ tài trợ phải được rửa sạch. Và do đó, Saudi Arabia cùng Hoa Kỳ đã khẩn trương tìm kiếm đối tượng để cáo buộc là kẻ đứng sau IS ở Trung Đông.
Đây là một âm mưu của Saudi Arabia, để nó không bị coi là đồng phạm chính của chủ nghĩa khủng bố. Hơn nữa, Saudi dường như đồng ý với Trump rằng các vướng mắc trước đây sẽ được bỏ qua nhờ dòng tiền lớn của Ả Rập Saudi rót cho các tổ hợp công nghiệp-quân sự Mỹ (với hợp đồng vũ khí trị giá 110 tỷ USD mới được ký kết). Do đó, Qatar đột nhiên bị tố cáo là thủ phạm tài trợ chính thức cho Al Qaeda và ISIS.
Có lẽ những lý do thực sự còn liên quan đến sự gia tăng xung đột tại Yemen. Cũng trong thời diểm này, Hoa Kỳ đã hoãn cuộc tấn công vào Raqqa cùng người Kurt ở Syria. Có thể nhận thấy Trump đã đưa ra lời thách thức tới Iran bằng cách cung cấp cho liên minh một lượng vũ khí lớn chưa từng có. Và bây giờ tình hình trong khu vực chắc chắn sẽ trầm trọng, căng thẳng hơn nữa, ảnh hưởng trước hết là đến Syria và Yemen.
3. Hiệu ứng:
Một hiệu ứng ra đòn knock-on đã lập tức lan tỏa.Ví dụ, Ai Cập đã đổ lỗi cho Qatar về sự hỗ trợ cho tổ chức Anh em Hồi giáo, vụ tấn công vào xe buýt ở Ai Cập; Bahrain cáo buộc Qatar về việc hỗ trợ người Shiite và có quan hệ mật thiết với Iran.
Chúng ta cũng không thể quên vai trò của các "bậc thầy" khác của Mùa Xuân Ả Rập. Thật là lố bịch, chính Saudi Arabia và Qatar đã cung cấp chiến binh thánh chiến can thiệp vào Syria. Người sáng lập và lãnh đạo của Al-Qaeda, Osama bin Laden, là công dân thuộc gia đình quý tộc Saudi. Rõ ràng rằng Riyadh đã đe dọa Assad, tài trợ chính cho IS xâm chiếm đất nước của ông. Cúng với đó, Qatar, cũng là một nhà tài trợ chính cho khủng bố.
Có lẽ, tình trạng hiện nay là kết quả của những thay đổi chiến lược ở Trung Đông, xảy ra sau khi các đồng minh của Assad tham gia chiến tranh ở Syria. Các chiến lược cũ của Washington, Ankara và Riyadh cho khu vực này đã sụp đổ, vì vậy bây giờ cần các chiến lược mới thích nghi với thực tế mới. Qatar, rõ ràng không còn phù hợp với kế hoạch này, và họ đã quyết định biến đất nước này ít nhất cũng trở hành một kẻ bị ruồng bỏ, một quân cờ thí. Tuy nhiên, đó cũng là cái giá mà nó phải trả vì vai trò liên quan của mình trong việc tàn phá Libya và Syria. Vấn đề còn lại là liệu Qatar sẽ bị 'khiển trách công khai' hay sẽ phải đối mặt với những hình phạt nghiêm trọng hơn, trả giá cho cả những tội lỗi của mọi kẻ khác.
4. Những bất đồng lịch sử quan trọng:
+ Qatar - Saudi Arabia:
Ả-rập Xê-út từ lâu đã muốn thôn tính Qatar và ủng hộ những người Ả Rập đối lập tại Qatar trong những diễn biến của Mùa xuân Ả Rập. Riyadh đã ngăn cấm phát sóng của Al-Jazeera, kênh truyền hình nổi tiếng của Qatar. Đáp lại, các quan chức Qatar đã quyết định phát triển quan hệ với các quốc gia như Yemen, Iran Iraq, và hỗ trợ tích cực cho các tổ chức Hồi giáo khác.
Năm 2003, căn cứ quân sự của Trung tâm Không quân Hoa Kỳ đã được triển khai ở Al-Adid Qatar, là trung tâm điều hành hoạt động không quân của Hoa Kỳ ở Trung Đông, vốn trước đó được đặt ở Ả-rập Xê-út.
Cả hai quốc gia này đều tài trợ, trang bị và đào tạo các phong trào chính trị, các tổ chức cực đoan và khủng bố khác nhau ở Tunisia, Libya, Ai Cập và Syria. Vào năm 2014, chuyên gia chính trị Nabil Ennasri đã tuyên bố rằng cuộc xung đột giữa Ả-rập Xê-út và Qatar là do quan điểm khác nhau về cuộc khủng hoảng chính trị ở Ai Cập và Syria, cùng các lý do xung đột lợi ích kinh tế.
+ Qatar - Bahrain:
Kể từ thế kỷ XIX đã xảy ra những tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết giữa hai nước. Vào thế kỷ 20, hai quốc gia bắt đầu tranh chấp chủ quyền đối với hòn đảo Hawar, cách bờ biển phía tây Qatar chưa đến 2 km. Đã xảy ra các sự cố biên giới nghiêm trọng liên quan đến lãnh thổ vào những năm 1978, 1982 và 1986. Năm 1986, lực lượng vũ trang Qatar đã vượt biên giới Bahrain và bắt giữ những công nhân nước ngoài đang xây dựng các khu bảo tồn trên các hòn đảo đang tranh chấp.
+ Qatar - Các tiểu vương quốc Arập thống nhất:
Năm 1995, Hamad bin Khalifa Al Thani lật đổ cha của mình để trở thành Quốc vương của Qatar. Trong vòng vài tháng, vị lãnh chúa bị lật đổ Hamad bin Khalifa Al Thani trốn ở Abu Dhabi. Chính quyền Qatar cáo buộc UAE, cùng với Ả-rập Xê-út và Bahrain về âm mưu chống lại vị vua mới. Tháng 9 năm 2014, chính phủ Emirates đã đầu tư 3 tỷ USD vào chiến dịch truyền thông chống lại Qatar. Chiến dịch nhằm gây ảnh hưởng đến các nhà báo Hoa Kỳ, để họ công bố các bài báo chính thức chống Doha.
+ Qatar - Ai Cập:
Mối quan hệ giữa Cairo và Doha đã xấu đi sau khi Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi bị tước bỏ quyền lực. Ai Cập cáo buộc Qatar hỗ trợ chính trị, tài chính và thông tin cho các tổ chức Hồi giáo bị cấm. Các bên liên tục trao đổi các tuyên bố ngoại giao cáo buộc nhằm vào nhau. 

Author:

Previous Post
Next Post