* Lại chuyện cây xanh Hà Nội

Kính Chiếu Yêu

Sau biến cố chặt hạ cây xanh Hà Nội để làm đường sắt trên cao mấy năm trước, giai điệu "yêu cây", phản đối chặt cây lại vang lên khi TP Hồ Chí Minh, Hà Nội chặt cây để làm tàu điện ngầm. Bây giờ là cuộc hòa tấu phản đối chặt cây trên đường Phạm Văn Đồng để làm đường cao tốc. Cái xứ lừa này việc gì cũng bị chõ mũi vào được dù cho đấy là ý kiến ngu ngốc.

                                           Đương Phạm Văn Đồng

Theo quyết định 3099 của UBND TP Hà Nội, dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long thì hơn 1.300 cây xanh thuộc diện phải đánh chuyển, di dời, chặt hạ trước ngày 30/9.

Theo thiết kế, đoạn đường này không chỉ có đường bộ ở dưới mà có đường trên cao nối đến cầu Thăng Long. Đường trên cao sẽ chạy trên hàng cây hiện có nên không thể giữ lại.

Trong số hơn 1.300 cây xanh trong diện di chuyển, chặt hạ, cắt tỉa có 986 cây xà cừ. Hàng cây này, trên đường Phạm Văn Đồng được trồng vào năm 1988, khi con đường nối Quốc lộ 32 với Cầu Thăng Long hoàn thành. Tính đến nay, tuổi của chúng là 29 năm. 

Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay, thực tế các dự án đầu tư xây dựng khi làm phương án giải phóng mặt bằng đều lấy ý kiến người dân, bây giờ chặt cây đi thì ai cũng tiếc bởi hiện tại thành phố đang phải tiến hành trồng mà còn chưa đạt mục tiêu.

"Nhưng trong quá trình phát triển, chỗ nào cần di dời cây thì bắt buộc phải làm. Trong phương án quy hoạch đầu tư xây dựng tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước".

"phương án theo thiết kế đường trên cao và đường thấp thì phải phối hợp với nhau, xem tính toán đã tối ưu nhất chưa. Các nhà kỹ thuật và các nhà quản lý phải ngồi với nhau để xem xét".

Có nghĩa là, mọi thứ đều phải được những nhà chuyên môn, trong đó có cả "ông cây xanh" tính toán kỹ lưỡng, chi ly về chuyện cắt cây, di dời, tỉa tót, tái tạo.

Nhìn lại những dự án giao thông trước đây có dính dáng đến đốn hạ cây xanh bị phản ứng dữ dội thì đến bây giờ mọi sự đã trở nên hợp lý, hài hòa khi mà giao thông được thông thoáng, cây xanh được trồng lại đã mở tán. Thiệt hại đáng kể nhất là những người đốn cây bị kỷ luật vì những cái mồm thối của dư luận và nỗi sợ hãi không đáng có của nhà quản lý.

Lần này, chưa thấy các "nhà yêu cây" xuống đường biểu tình nhưng lại nghe léo nhéo những tiếng nói từ mạng Facebook, trong đó có vài tờ báo lá cải, vài "người công chúng" có lượng người truy cập đông. 

Giọng điệu bây giờ xem ra khôn lõi hơn. Có kẻ vác cái nhiệt kế chạy khắp thành phố đo chỗ này chỗ kia giữa những ngày "nóng kỷ lục" để so sánh, rồi kết luân "Đường Phạm Văn Đồng mát nhất". Có kẻ thì vống lên "chặt hơn ngàn cây cổ thụ", "dân đen không quyết được đâu", "Trong khi đó là quyền đương nhiên, được bảo vệ trong chính Hiến pháp của chúng ta", "cứ im lặng không đúng lúc nữa đi, rồi tự mình hại mình"...
                                       Stt của Phan Anh trên FB của anh ta

Cứ cái đà này, nếu mà "chủ nghĩa dân túy" lên ngôi nữa thì đất nước chỉ đứng yên mà "tự sướng".

Ở xứ lừa, những đứa ranh mãnh luôn lờ đi lợi ích xã hội, khi xây dựng đường sá ngon lành thì mọi người hưởng lợi. Chúng chỉ khuếch trương lợi ích cá nhân vì nó dễ kích động đám lừa "bày tỏ thái độ phản đối chính sách" dù nó có thể có lợi cho cả cá nhân.

Lũ đạo đức giả là thế. Chúng dùng thuật ngụy biên bằng cách đánh tráo khái niệm, dùng tiểu xảo ngôn từ tách riêng lợi ích của xã hội với lợi ích của cá nhân, che lấp phúc lợi công cộng, bẻ cong sự thật để kích thích dân chúng chống chính sách mặc cho nó có lợi cho cả chính họ và sự phát triển đất nước. 

Việc mở rộng đường Phạm Văn Đồng là điều đương nhiên phải làm nếu không muốn giao thông trên đường vành đai 3 sẽ kẹt cứng ở đoạn "nút cổ chai" Phạm Văn Đồng. Trên thực tế thì nó đang kẹt rồi. Chẳng có cái gì làm mới mà không gây thiệt hại ít nhiều đến cái cũ cả. Đó là thiệt hại có thể chấp nhận được vì sự phát triển.

Nhiều đứa mắc bệnh "auto chửi", cứ hễ người ta định làm cái gì đấy là mở mồm chê bai, chửi bới. 

Chó cứ sủa, còn đoàn người cứ đi thôi Hà Nội ơi.

Author:

Previous Post
Next Post