Dường như Phi trường Charles De Gaulle, Paris, Pháp thật có duyên với những cuộc đón tiếp “gượng gạo” của tổ chức phản động Việt tân với những “đứa con hư” hay những kẻ khách “không mời mà đến” từ nước Việt. Sau vụ việc tên phản động công giáo Đặng Xuân Diệu kêu gào, van khóc để được gia nhập cộng đồng tị nạn chính trị tại Pháp thì giờ đây đến lượt Phạm Minh Hoàng, kẻ được người ta gắn cho một cái mác giáo sư trông có vẻ hào nhoáng, hơn người nhưng thực tế lại là kẻ luôn có những hành động ngu xuẩn, tâm thần và ảo tưởng về chính trị không hơn không kém, bị chính quê hương mà y cho là “đất mẹ” ruồng bỏ, tước quốc tịch và đẩy đuổi một cách ê chề, nhục nhã.
Ít ai có thể ngờ được, một người “thầy” từng là giảng viên của một trường đại học danh tiếng tại Sài thành lại là thành viên cốt cán của một tổ chức khủng bố có tên Việt tân, chuyên nhận lệnh dùng ngòi bút và “uy tín nghề gõ đầu trẻ” để phá hoại tư tưởng chính những đứa trẻ mà hắn “ươm mầm”, làm cơ sở cho các vụ gây rối trật tự an ninh trong đời sống sinh viên và trong xã hội, thậm chí Hoàng còn dám câu kết với phần tử phản động trong nước đặt bom xăng nhằm khủng bố, phá hoại tài sản nhà nước.
Điều gì đến cũng phải đến, cái giá mà Hoàng phải nhận đó là chuỗi ngày lao tù đằng đẵng với 2 lần vào tù ra tội và 01 bản án 3 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nó là xác đáng cho những hành vi ngu xuẩn mà Hoàng đã gây nên nhưng đó cũng là một tấn bị kịch không lối thoát cho một Việt kiều quá mang nặng lòng hận thù, được thua tiêm nhiễm từ thế hệ cũ. Rõ ràng ngay từ đầu chuyến trở về Việt Nam của Hoàng không hề xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước và khao khát được cống hiến phần sức nhỏ bé của mình cho dân tộc như bao Việt kiều chân chính khác, hay đúng hơn Y trở về theo tiếng gọi của lòng hận thù và sự mua chuộc quá hoàn hảo của Việt tân khi đưa hắn vào cõi u mê của kế hoach “phục quốc” vọng tưởng.
Bản sao của Hoàng, hãy nhìn từ Đặng Xuân Diệu. Luôn mồm khoác loác yêu tổ quốc, bảo vệ dân tộc, tìm kiếm hòa bình, công lý… thế nhưng hành động thực tế lại quay lưng 180 độ vào tổ quốc và dân tộc, khi bị dồn vào thế đường cùng, ngay lập tức biến thành những những kẻ lưu manh chính trị, đầy thủ đoạn và ma mãnh.
Hãy còn nhớ khi đặt chân xuống phi trường Pháp, Diệu không ngần ngại công khai chụp hình và nhận những bó hoa từ Việt tân phản động dù cho khi đó nụ cười của y vẫn còn gượng gạo, để rồi sau đó là chuỗi ngày y hiện nguyên hình của một tên phản động theo gót tổ chức khủng bố để phá hoại hòa bình, độc lập của dân tộc, một tên lính đánh thuê cho Việt tân, ngày ngày la lết khắp các cuộc hội thảo, chương trình nhân quyền do chính Việt tân sắp đặt để lăng xê, tạo tiếng vang và xin tiền tài trợ cho chúng.
Với Phạm Minh Hoàng cũng vậy, khi nghe tin mình bị tước quốc tịch Việt Nam, hắn nháo nháo cầu cứu tứ phía trên các diễn đàn xã hội, đồng thời lập tức giở ngay thủ đoạn viết đơn đòi bỏ quốc tịch Pháp hòng gây áp lực, chống lại quyết định tước quốc tịch Việt Nam cận kề. Thế nhưng, hắn đâu biết rằng, một kẻ mà quốc tịch nào cũng sẵn sàng từ bỏ thì lấy tư cách gì để nói về lòng yêu quê hương đất nước, liệu rằng hắn có hổ thẹn với chính mình khi mạnh mồm tuyên bố từ bỏ quốc tịch Pháp nhưng giờ đây hắn đang phải sống chui lủi và nương nhờ từ nước Pháp.
Việc thêm một cơ sở nội địa bị “bóc phốt” và “trả về nơi sản xuất” đã đánh thêm một dấu mốc thất bại nữa của tổ chức khủng bố Việt tân tại Việt Nam, dù cho chúng ranh mãnh cố cứu vớt chút ít danh dự cho đồng bọn khi ngay lập tức dang tay cứu vớt những kẻ như Diệu và Hoàng một cách “hoành tráng” bằng những bó hoa hay những cuộc “diễn đàn chớp nhoáng” vừa đánh bóng thêm tên tuổi cho chúng, vừa biến Diệu, Hoàng như những kẻ chết đuối vớ được cọc, tiếp tục sống lay lắt trên hơi thở phì phò, yếu ớt từ Việt tân mang lại. Việt tân đâu ngờ được, chính những hành động bỉ ổi từ những kẻ như Đặng Xuân Diệu hay Phạm Minh Hoàng đem lại khiến cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên khắp nước Việt thêm hiểu rõ về bộ mặt bẩn thỉu, đê hèn của Việt tân phản động, những kẻ chỉ mãi mãi được mệnh danh là “Canh tân cách mạng mồm” của thế kỷ 21.
Lan Chi