Latest
Loading...
VÌ TIỀN MÀ VẠCH MẶT NHAU

VÌ TIỀN MÀ VẠCH MẶT NHAU

Tâm Ngôn
Mới đây, ngay sau phiên xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (người có blogger Mẹ Nấm Gấu), đài BBC Tiếng Việt đã ngay lập tức đăng bài khẳng định “Blogger Mẹ Nấm không khuất tất giải thưởng” để trấn an đám “dân chủ” sau những xì xào liên quan đến bất minh tài chính của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Tuy nhiên, đây chỉ là lời biện minh cho sự tham lam của blogger Mẹ Nấm đã bị một số “nhà dân chủ” khác tẩy chay, vạch mặt.
Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang cười, văn bản
Câu chuyện ăn chia không đều khoản tiền tài trợ từ các tổ chức phản động bên ngoài hay từ các tổ chức dưới danh nghĩa hoạt động nhân quyền không phải là mới. Nhiều hội nhóm “dân chủ” tan đàn sẻ nghé cũng vì chuyện chia chác không đều. Sự bẩn tính của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xung quanh vấn đề này càng làm nhiều kẻ trong “đám dân chủ” thêm hậm hực với thị.
Năm 2015, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được nhận cái gọi là “Giải thưởng người bảo vệ nhân quyền” của Tổ chức Civil Rights Defender của Thụy Điển với trị giá 50.000 Euro (tương đương 1,27 tỉ VNĐ). Trước đó, các nhà “dân chủ” thi nhau tâng bốc Quỳnh để thị được nhận giải thưởng này để về chia nhau vì đây là một khoản tiền rất lớn. Nhưng chúng đã vỡ mộng, sau khi nhận được giải thưởng này, Quỳnh đã ôm trọn cho cá nhân.
Trong giới dân chủ, mà trực tiếp là “Mạng lưới blogger Việt Nam” thừa hiểu với nhau rằng “giải thưởng” chỉ là cái cớ để chúng nhận tiền từ các tổ chức bên ngoài cho hoạt động chống phá và trao cho cá nhân nhưng mặc nhiên hiểu đó là cho cả hội nhóm. Đằng này, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lại khư khư giữ cho mình. Với bộ mặt thật của kẻ tham lam, ích kỷ chạy theo đồng tiền của Quỳnh đã bị giới dân chủ đã tẩy chay và không còn tin tưởng vào thị nữa nên ngày Quỳnh bị đưa ra xét xử không mấy trong số này quan tâm.
Những kẻ “dân chủ” trong nước như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn luôn bất chấp tiến hành các hoạt động chống phá núp dưới vỏ bọ “đấu tranh cho dân chủ” để chạy theo tiền và “giải thưởng” ngụy tạo từ phía nước ngoài. Cũng chính đây trở thành nguyên nhân chia rẽ, đấu đá, vạch mặt nhau trong giới “dân chủ”.
Mới đến Moscow, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã vào ngay chương trình làm việc

Mới đến Moscow, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã vào ngay chương trình làm việc

Ngày 28-6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Vnukovo ở Thủ đô Moscow, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga.
 Vào hồi 14 giờ (giờ địa phương, tức 18 giờ, giờ Việt Nam) ngày 28-6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Vnukovo ở Thủ đô Moscow, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
Đây là chuyến thăm Liên bang Nga đầu tiên của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trên cương vị Chủ tịch nước.
Trước đó, vào trung tuần tháng 11-2016, nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 24 tổ chức tại Thủ đô Lima, Peru, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc gặp cấp cao với Tổng thống Putin và vào trung tuần tháng 5 vừa qua, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc tiếp xúc ngắn nhân dự Diễn đàn quốc tế “Vành đai và con đường” tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Ra sân bay đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng phu nhân và Đoàn cán bộ cấp cao Việt Nam có đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao Liên bang Nga cùng nhiều quan chức nước bạn.
Ngày 28-6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Vnukovo ở Thủ đô Moscow, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga.
 Vào hồi 14 giờ (giờ địa phương, tức 18 giờ, giờ Việt Nam) ngày 28-6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Vnukovo ở Thủ đô Moscow, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
Đây là chuyến thăm Liên bang Nga đầu tiên của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trên cương vị Chủ tịch nước.
Trước đó, vào trung tuần tháng 11-2016, nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 24 tổ chức tại Thủ đô Lima, Peru, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc gặp cấp cao với Tổng thống Putin và vào trung tuần tháng 5 vừa qua, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc tiếp xúc ngắn nhân dự Diễn đàn quốc tế “Vành đai và con đường” tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ra sân bay đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng phu nhân và Đoàn cán bộ cấp cao Việt Nam có đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao Liên bang Nga cùng nhiều quan chức nước bạn.
thumb_660_ccc22779-32f6-4bbc-9ae0-6a2971c0f29e
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao Liên bang Nga duyệt Đội Danh dự.
Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov và phu nhân có mặt trong buổi đón. Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Nguyễn Thanh Sơn cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện bà con Việt kiều tại Liên bang Nga tham gia lễ đón.
Lễ đón diễn ra trang trọng, ấm áp tình hữu nghị. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Igor Morgulov ra tận chân cầu thang máy bay đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân. Phu nhân Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam tặng hoa phu nhân Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tiếp đó, Cục trưởng Cục Lễ tân Bộ Ngoại giao Liên bang Nga mời Chủ tịch nước Trần Đại Quang lên vị trí danh dự. Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga cùng duyệt đội danh dự. Trong tiếng nhạc hùng tráng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga lần lượt giới thiệu quan chức hai nước có mặt tại lễ đón. Buổi lễ kết thúc bằng nghi thức Đội quân danh dự diễu binh chào mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng phu nhân và các vị khách Việt Nam.
Cùng tham gia chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cùng lãnh đạo một số Bộ, Ngành… Thay mặt Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, Thượng tướng, Thứ trưởng Lê Quý Vương và Thượng tướng, Thứ trưởng Bế Xuân Trường cùng tham gia Đoàn công tác của Chủ tịch nước.
Hoạt động đầu tiên của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Moscow là cuộc Hội kiến Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga V.Matvienko. Cuộc hội kiến diễn ra vào hồi 16 giờ  (giờ địa phương) với thành phần  tham dự (của phía Việt Nam) chủ yếu gồm đại diện các Bộ: Ngoại giao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị: Phạm Bình Minh, Hoàng Trung Hải cùng tham gia buổi hội kiến của Chủ tịch nước.
Trước đó, sáng 28-6, được sự phân công của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, Ngành đã tới thăm một số cơ sở kinh tế lớn của Cộng hoà Belarus, trong đó có Nhà máy sản xuất ô tô Minsk (MAZ) và Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Ngay sau chương trình trên, Đoàn cán bộ cao cấp Việt Nam do Chủ tịch nước Trần Đại Quang dẫn đầu đã rời Sân bay Minsk, kết thúc thành công chuyến thăm chính thức Cộng hoà Belarus.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao Liên bang Nga duyệt Đội Danh dự.
Nản với báo chí Việt Nam

Nản với báo chí Việt Nam

Mặc dù các báo đều đưa tin với nội dung trích từ tờ trình của TP Hà Nội là: Kết quả khảo sát của Công an TP Hà Nội cho thấy, trong tổng số 15.000 phiếu khảo sát (ở 30 quận, huyện) có trên 90% người dân ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân và lộ trình dừng hoạt động xe máy trong nội thành.
Vậy nhưng, khi giật tít, hầu hết các báo đều chơi trò dối trá khi dùng câu khẳng định như đinh đóng cột: Hơn 90% người Hà Nội đồng ý cấm xe máy trong nội đô.
capture
Cách giật tít này dễ làm người ta hiểu lầm là tất cả người dân Hà Nội đều được hỏi và trên 90% ủng hộ. Và, chỉ cần nhìn vào cái tít, đông đảo người dân đã lên đồng phản đối, họ cho rằng Hà Nội đã lừa dối khi ko hỏi ý kiến họ mà đã vội kết luận như vậy.
15.000 người dân được phát phiếu xin ý kiến trên tổng số khoảng 5 triệu dân ở Hà Nội là một tỉ lệ khá nhỏ. Cách lấy phiếu khảo sát ngẫu nhiên có thể chấp nhận được. Nhưng, cách công bố thể hiện qua việc giật tít của một số báo là không thể chấp nhận được.

Tôi tin là nếu báo chí giật tít đúng với thông tin được cung cấp, ví dụ như: 90% Người dân được phát phiếu khảo sát ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân….Thì chắc chắn cách phản ứng của người dân sẽ khác.
Tít báo được coi là nội dung cốt lõi của bài báo. Vậy mà, ko hiểu sao, trước thông tin này, nhiều báo lại cố tình lèo lái thông tin như vậy?
Với cách giật tít kiểu này, cứ bảo sao người ta ko thấy mất dần lòng tin vào báo chí. Người cung cấp thông tin cũng sợ. Và người tiếp nhận thông tin cũng đầy hoài nghi và hết sức e dè.
Chính Báo chí đang tự làm giảm uy tín của mình, chứ không phải vì tác động gì khác.
Chiến Văn
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội

Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội

Dàn máy tái chế nguội trị giá hơn 80 tỷ đồng, được đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam đã bóc và trải lớp nhựa đầu tiên trên đường Yên Phụ (Hà Nội).
 photo1498609268166-1498609269212-0-113-536-976-crop-1498609560033-1

Bắt đầu từ 22h đêm 24/6, dàn máy làm đường gồm 8 chiếc được cho vận hành. Dàn máy được vận hành theo thứ tự: xe rải xi măng, xe tưới nước, xe rải nhựa, máy tái chế nhựa đường, máy rải nhựa đường và 3 chiếc xe lu làm phẳng mặt đường.
50 công nhân liên tục túc trực.
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 1.
Đường Yên Phụ đoạn qua (bến xe Long Biên) với chiều dài 400m được thi công trải nhựa mới
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 2.

Đoạn đường được trải nhựa bằng công nghệ mới
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 3.

Trước đây, bảo trì đường bộ cần bóc lớp nhựa cũ rồi trải lại lớp nhựa mới lên. Với công nghệ mới, toàn bộ nhựa hỏng bóc lên không phải bỏ đi mà được tái chế ngay trên các xe của dàn máy
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 4.

Sau khi tái chế xong nhựa đường cũ, máy tái chế sẽ đổ nhựa vào khoang chứa của máy rải nhựa để tiếp tục các công đoạn làm đường mới
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 5.

Thời gian bóc 1km đường sau đó trải nhựa lại mất khoảng 10h. Sau đó khoảng 4h, có thể lưu thông trở lại bình thường trên đoạn đường vừa được thi công
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 6.
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 7.
Để vận hành dàn máy “khủng” này, có đến gần 50 người túc trực cùng lúc
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 8.

Chuyên gia người Singapore và Đức cùng điều khiển chiếc máy
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 9.
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 10.

Chuyên gia người Đức hướng dẫn các kỹ sư của Việt Nam vận hành dàn máy
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 11.
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 12.

Dàn máy cũng làm luôn công đoạn phẳng mặt đường vừa trải nhựa
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 13.
Dàn máy tái chế nguội mặt đường bằng bitium bọt và xi măng của CHLB Đức trị giá hơn 80 tỷ đồng được nhập khẩu về Việt Nam
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 14.

Công nghệ của dàn máy mới sẽ giúp giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm thiểu ùn tắc giao thông trong thời gian thi công
Xem dàn máy 80 tỷ hiện đại nhất VN làm đường Hà Nội - Ảnh 15.

Xe lu làm công đoạn cuối cùng, làm phẳng lại mặt đường vừa được đổ nhựa
Bộ Công an thông tin về vụ việc bắt nhà báo Duy Phong

Bộ Công an thông tin về vụ việc bắt nhà báo Duy Phong

Sáng nay, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục cảnh sát, Bộ Công an đã có thông tin ban đầu về vụ việc bắt giữ nhà báo Duy Phong.
anh6-1498621837679-17-0-513-800-crop-1498621855176
Sáng 28/6, Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì buổi họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm 2017.
Liên quan đến vụ bắt giữ nhà báo Duy Phong, Trưởng ban bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam, phóng viên đã đặt câu hỏi về việc Công an tỉnh Yên Bái đã báo cáo sự việc tới Bộ Công an như thế nào? Quan điểm của Bộ trong vụ việc này ra sao?
Trả lời câu hỏi, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an cho biết, đã có báo cáo ban đầu của Công an tỉnh Yên Bái về việc Công an TP Yên Bái bắt giữ nhà báo Duy Phong ngày 22/6.
“Quá trình điều tra đến nay, báo cáo ban đầu của Công an Yên Bái cho thấy, ngày 16/6, phóng viên Duy Phong đã lên Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh và có nêu 1 số vi phạm của Sở, đồng thời, cung cấp thông tin phối hợp giải quyết.
Tại đây, phóng viên Duy Phong có yêu cầu ông Sáng chuyển 200 triệu. Tại thời điểm đó, do ông Sáng chưa đủ tiền nên mới chỉ chuyển 100 triệu, sau đó chuyển 100 triệu nữa. Đến 22/6, phóng viên Duy Phong bị phát hiện, bắt giữ và thừa nhận việc nhận tiền từ ngày 16/6″, tướng Tuyến thông tin.

Đồng thời, Trung tướng Tuyến cũng nêu rõ, sở dĩ, Bộ Công an không rút vụ việc về điều tra theo yêu cầu vì tính chất vụ này không thuộc thẩm quyền của Bộ.
“Bộ đã cử điều tra của Bộ giám sát để đảm bảo tính khách quan của vụ việc này. Bộ đảm bảo đúng quy trình, pháp luật”, tướng Tuyến khẳng định.
Về việc Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Yên Bái Vũ Xuân Sáng đưa cho nhà báo Duy Phong 200 triệu đồng để không thông tin về sai phạm của Sở này mà không báo sự việc tới cơ quan công an thì có bị xem xét, xử lý không?
Trung tướng Tuyến nêu rõ, chi tiết này cơ quan điều tra đang làm rõ. Vụ án đang trong quá trình điều tra nên không thông tin cụ thể được.
Về hành vi của ông Sáng, nếu kết quả điều tra thấy có đủ căn cứ, cơ quan điều tra sẽ xử lý.
Trước đó, ngày 22/6, cơ quan CSĐT Công an TP Yên Bái đã bắt ông Lê Duy Phong (32 tuổi, ở Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, thường trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) là Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, khi ông này được cho là có hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để chiếm đoạt tài sản của một doanh nghiệp tại tổ 66, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái.
Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Yên Bái (Yên Bái) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với nhà báo Lê Duy Phong – Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Ông Phong bị bắt về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
TRỤC XUẤT PHẠM MINH HOÀNG ĐÃ LÀM THẤT BẠI ÂM MƯU CỦA TỔ CHỨC VIỆT TÂN

TRỤC XUẤT PHẠM MINH HOÀNG ĐÃ LÀM THẤT BẠI ÂM MƯU CỦA TỔ CHỨC VIỆT TÂN

Dường như Phi trường Charles De Gaulle, Paris, Pháp thật có duyên với những cuộc đón tiếp “gượng gạo” của tổ chức phản động Việt tân với những “đứa con hư” hay những kẻ khách “không mời mà đến” từ nước Việt. Sau vụ việc tên phản động công giáo Đặng Xuân Diệu kêu gào, van khóc để được gia nhập cộng đồng tị nạn chính trị tại Pháp thì giờ đây đến lượt Phạm Minh Hoàng, kẻ được người ta gắn cho một cái mác giáo sư trông có vẻ hào nhoáng, hơn người nhưng thực tế lại là kẻ luôn có những hành động ngu xuẩn, tâm thần và ảo tưởng về chính trị không hơn không kém, bị chính quê hương mà y cho là “đất mẹ” ruồng bỏ, tước quốc tịch và đẩy đuổi một cách ê chề, nhục nhã.



Ít ai có thể ngờ được, một người “thầy” từng là giảng viên của một trường đại học danh tiếng tại Sài thành lại là thành viên cốt cán của một tổ chức khủng bố có tên Việt tân, chuyên nhận lệnh dùng ngòi bút và “uy tín nghề gõ đầu trẻ” để phá hoại tư tưởng chính những đứa trẻ mà hắn “ươm mầm”, làm cơ sở cho các vụ gây rối trật tự an ninh trong đời sống sinh viên và trong xã hội, thậm chí Hoàng còn dám câu kết với phần tử phản động trong nước đặt bom xăng nhằm khủng bố, phá hoại tài sản nhà nước. 

Điều gì đến cũng phải đến, cái giá mà Hoàng phải nhận đó là chuỗi ngày lao tù đằng đẵng với 2 lần vào tù ra tội và 01 bản án 3 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nó là xác đáng cho những hành vi ngu xuẩn mà Hoàng đã gây nên nhưng đó cũng là một tấn bị kịch không lối thoát cho một Việt kiều quá mang nặng lòng hận thù, được thua tiêm nhiễm từ thế hệ cũ. Rõ ràng ngay từ đầu chuyến trở về Việt Nam của Hoàng không hề xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước và khao khát được cống hiến phần sức nhỏ bé của mình cho dân tộc như bao Việt kiều chân chính khác, hay đúng hơn Y trở về theo tiếng gọi của lòng hận thù và sự mua chuộc quá hoàn hảo của Việt tân khi đưa hắn vào cõi u mê của kế hoach “phục quốc” vọng tưởng. 

Bản sao của Hoàng, hãy nhìn từ Đặng Xuân Diệu. Luôn mồm khoác loác yêu tổ quốc, bảo vệ dân tộc, tìm kiếm hòa bình, công lý… thế nhưng hành động thực tế lại quay lưng 180 độ vào tổ quốc và dân tộc, khi bị dồn vào thế đường cùng, ngay lập tức biến thành những những kẻ lưu manh chính trị, đầy thủ đoạn và ma mãnh. 

Hãy còn nhớ khi đặt chân xuống phi trường Pháp, Diệu không ngần ngại công khai chụp hình và nhận những bó hoa từ Việt tân phản động dù cho khi đó nụ cười của y vẫn còn gượng gạo, để rồi sau đó là chuỗi ngày y hiện nguyên hình của một tên phản động theo gót tổ chức khủng bố để phá hoại hòa bình, độc lập của dân tộc, một tên lính đánh thuê cho Việt tân, ngày ngày la lết khắp các cuộc hội thảo, chương trình nhân quyền do chính Việt tân sắp đặt để lăng xê, tạo tiếng vang và xin tiền tài trợ cho chúng.

Với Phạm Minh Hoàng cũng vậy, khi nghe tin mình bị tước quốc tịch Việt Nam, hắn nháo nháo cầu cứu tứ phía trên các diễn đàn xã hội, đồng thời lập tức giở ngay thủ đoạn viết đơn đòi bỏ quốc tịch Pháp hòng gây áp lực, chống lại quyết định tước quốc tịch Việt Nam cận kề. Thế nhưng, hắn đâu biết rằng, một kẻ mà quốc tịch nào cũng sẵn sàng từ bỏ thì lấy tư cách gì để nói về lòng yêu quê hương đất nước, liệu rằng hắn có hổ thẹn với chính mình khi mạnh mồm tuyên bố từ bỏ quốc tịch Pháp nhưng giờ đây hắn đang phải sống chui lủi và nương nhờ từ nước Pháp.

Việc thêm một cơ sở nội địa bị “bóc phốt” và “trả về nơi sản xuất” đã đánh thêm một dấu mốc thất bại nữa của tổ chức khủng bố Việt tân tại Việt Nam, dù cho chúng ranh mãnh cố cứu vớt chút ít danh dự cho đồng bọn khi ngay lập tức dang tay cứu vớt những kẻ như Diệu và Hoàng một cách “hoành tráng” bằng những bó hoa hay những cuộc “diễn đàn chớp nhoáng” vừa đánh bóng thêm tên tuổi cho chúng, vừa biến Diệu, Hoàng như những kẻ chết đuối vớ được cọc, tiếp tục sống lay lắt trên hơi thở phì phò, yếu ớt từ Việt tân mang lại. Việt tân đâu ngờ được, chính những hành động bỉ ổi từ những kẻ như Đặng Xuân Diệu hay Phạm Minh Hoàng đem lại khiến cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên khắp nước Việt thêm hiểu rõ về bộ mặt bẩn thỉu, đê hèn của Việt tân phản động, những kẻ chỉ mãi mãi được mệnh danh là “Canh tân cách mạng mồm” của thế kỷ 21.

Lan Chi 
Nhà báo Duy Nghĩa là ai ?

Nhà báo Duy Nghĩa là ai ?

Tất nhiên là phóng viên (PV) của VTV (Truyền hình Việt Nam) rồi. Nhưng khúc nhôi từ thân phận anh phiên dịch Sông Đà đến vị thế PV dẫn chương trình thời sự bây giờ là cả một sự vời vợi nhiêu khê.
Tháng ba. Những chương trình thời sự ăm ắp tin tức về Ucraina Kiev và Crưm nóng hổi, người ta dường như đã hơi quen quen với một phóng viên tóc đen cắt ngắn, ria đen hao hao như dân Trung Á trực tiếp dẫn chương trình. Phóng viên đó là Duy Nghĩa.
Duy Nghĩa là ai?
Tất nhiên là phóng viên (PV) của VTV (Truyền hình Việt Nam) rồi. Nhưng khúc nhôi từ thân phận anh phiên dịch Sông Đà đến vị thế PV dẫn chương trình thời sự bây giờ là cả một sự vời vợi nhiêu khê.
duy_nghia
Nhà báo Duy Nghĩa ở Kiev
Lẫn với tốp chuyên gia đường hầm công trường thủy điện Sông Đà trong buổi ca đêm mùa đông năm 1985 ấy, tôi cứ ngỡ Nghĩa là dân Trung Á nhỏ thó? Thì ra là người phiên dịch. Từ lẩu lâu, tay này đã có thứ ngoại hình hơi là lạ này rồi. Hơn mười năm gió bụi công trình, tôi đã bao lần ngược Sông Đà và khá ấn tượng với Duy Nghĩa qua những lần có việc phải gặp chuyên gia Liên Xô. Từng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Cuban, khoa sử năm 1984. Nghĩa rất ít nói. Nhưng bập vào việc không phải nói nhiều mà tận tình chắc chắn giải thích tường tận dễ hiểu những vấn đề kỹ thuật phức tạp mà dân báo vốn thường ú ớ.
Bẵng đi một dạo không thấy Nghĩa. Nghe nói đã đi lao động xuất khẩu ở Liên Xô. Hậu công trường Sông Đà có bao nhiêu thứ mà cộm nhất là việc giải quyết lao động dôi dư. Chợt nghĩ, Nghĩa cũng là người thức thời, nhanh nhạy?
Matxcơva mùa đông 2010, tôi có mặt ở sân bay Vnucovo để nhập vào nhóm phóng viên bay lên mỏ dầu Nhenhezki ở tận Bắc Cực mãi gần biển Brent. Một ông Trung Á bảnh bao với hàng ria xén hơi điệu bỏ những thứ tùm hum mùa đông khoác ngoài cùng chiếc máy ghi hình nặng trịch xuống. Trời đất, Duy Nghĩa! Một chuyến bay khốn khổ. Lên máy bay rồi nhưng chúng tôi phải ngồi lỳ trên đó suốt sáu tiếng đồng hồ. Phải đợi cho bộ phận kỹ thuật ủi cào sạch băng tuyết trên nóc máy bay và dọn đường băng thì mới cất cánh được. Bù lại, thôi thì chuyện nối chuyện. Chuyện gần chuyện xa. Những khúc nhôi kiếm sống của các thân phận Việt ở xứ người trong đó có Nghĩa như những xen, những trường đoạn ly kỳ của một bộ phim dài nhiều tập.
Hơn ba tiếng bay lên thành phố cực Bắc Usinxco, chúng tôi phải ngủ lại để sáng mai đáp trực thăng lên mỏ dầu Nhenhezki. Lại nằm cùng phòng. Đêm ấy Nghĩa kể tôi nghe chuyện trước khi trở thành PV của VTV, Nghĩa phải bập vào lắm thứ việc thứ nghề để kiếm sống. Trong đó có nghề làm báo! Làm báo? Chứ sao! Na ná như thứ chui mặc dù có giấy phép. Nói là tòa soạn nhưng đâu chỉ có hai, ba người. Là lượm lặt tất tật tin tức (đi thì ít nghe thì nhiều) về tình hình cộng đồng bà con người Việt ở Nga. Người mình vất vả buôn bán cơ cực ra sao. Đôi lúc may mắn trúng mánh thế nào… Chuyện lành, việc dữ có tất! Tin tức thời sự cập nhật thì lấy báo bên nhà đưa sang. Đao (Downloads) từ truyền hình radio xuống. Báo lúc 8, 12, 16 trang. Hứng lên tuần ra hai số. Báo có tên khá kêu khi thì Quê nhà lúc thì Sông Quê, thời thì Người xa xứ, khi thì Người Việt muôn phương vv…. Đầu ra là cộng đồng người Việt ở Nga và các nước cộng hòa. Đắt hàng vẫn là các ốp các sạp ở nhiều chợ nhan nhản khắp Matxcơva và Nga. Làm ăn tàm tạm đâu được mấy năm. Thua lỗ những giấy má công in, phát hành đành đình bản và đóng cửa.
Rồi những năm gắng gỏi để trở thành Trưởng đại diện Đài truyền hình Việt Nam tại Liên bang Nga từ tháng 3 năm 2008. Tôi cũng chưa kịp hỏi không rõ Nghĩa trở thành CTV của Trung tâm nghe nhìn Thông tấn – Báo ảnh Việt Nam như thế nào và có thời gian là Phóng viên ảnh – Trưởng phòng Toà soạn Báo Vietnam News nữa…
…Ngoài kia là cực Bắc nước Nga với cái lạnh âm 30 độ. Nghĩa bảo có vài năm, trong tiết đông ấy đã phải vừa nhảy vừa đập tay chân cho đỡ lạnh để đi bỏ mối thuốc lá. Ngó đốm lửa thuốc giường bên cùng tiếng thở dài não nuột, khi thì cười vang thú vị trong câu chuyện, tôi mường tượng ra những năm tháng cứ như là căng chật chất lượng sống của Nghĩa! Thử gẫm trong làng báo mình, bây giờ dễ mấy người từng lang bạt và có vốn sống cứ là ngồn ngộn như thế? Chắc chắn Nghĩa biết cách chi dùng vốn sống ấy trong nghề. Có lẽ cũng khéo khen cho cái anh tổ chức nào đó của nhà Đài đã biết lựa nhân sự? Nghề này hình như nó chọn người chứ dễ chi người chọn nghề?
Sau chuyến đi ấy, tôi đâm chăm bật ti vi mỗi lúc bên Nga có sự gì nhất là với cộng đồng người Việt. Nhóm PV thường trú đưa tin về các sự kiện trong đó có Duy Nghĩa anh em đều nhanh nhạy và máu… nghề!
Máu… nghề
Chương trình thời sự cuối ngày mà Duy Nghĩa loan tin Crưm vừa về với đất mẹ Nga cùng những nét hân hoan của những cụ già khi nghe tin Tổng thống V. Putin quyết định tăng mức lương hưu gần gấp đôi so với thời Crưm ở với Ucraina.
Tầm này bên ấy khoảng 8 giờ tối. Lẩn mẩn lên mạng trò chuyện với Duy Nghĩa. Tò mò hỏi hồi còn Liên bang Xô Viết, có 1 năm học dự bị tiếng Nga tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev, Nghĩa đã đến Crum chưa? Cảm giác, ấn tượng thế nào?
Nghĩa cười, rất tiếc là hồi hè năm 1978, Khoa dự bị trường Tổng hợp quốc gia Kiev có tổ chức một đoàn sinh viên nước ngoài đi hái nho ở Crưm, kết hợp nghỉ hè luôn. Nhưng không hiểu vì sao lúc đó tôi lại từ chối. Bà giáo tiếng Nga Chiurina đã mắng cho một hồi, bảo là đồ đurắc (ngốc). Bây giờ ngẫm lại mới thấy mình ngốc thật. Hồi đó cũng chỉ vì tranh thủ đi làm ở nhà máy kiếm 5 rúp một ngày công mà bỏ hết các cơ hội khác mà không nghĩ sau này nó lại có ích?
Bây giờ đến Crưm mới tường thêm. Đó là vùng đất hiền hoà sống chủ yếu nhờ vào ngành du lịch theo mùa. Crưm thực sự có nhiều danh thắng để đến. Cảm giác đầu tiên khi xuống sân bay Simpheropol là sự mến khách. Càng gần vào thành phố càng thấy có nét gì đấy hao hao như các khu nghỉ mát ở ta. Nhà cửa be bé, đường phố nho nhỏ… Các biển chỉ đường toàn bằng tiếng Nga dù trên danh nghĩa Crưm thuộc Ucraina từ hơn 20 năm nay. Đến trung tâm thấy mọi người đi lại một cách thoải mái, đâu đó có vài anh cô dắc đứng gác hoặc đi lại tuần tra. Không ai trang bị vũ khí. Điều này làm tôi thấy yên tâm vì trước khi đi đã chuẩn bị tinh thần đến một điểm cực nóng đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Đối với chúng tôi là vui mừng, nhưng các bạn đồng nghiệp phương Tây có lẽ là rất thất vọng vì hoàn toàn không như họ muốn. Ấn tượng mạnh nhất là chúng tôi gặp ai cũng bày tỏ nỗi lòng được trở về nhà, về với nước Nga. Kết quả cuộc trưng cầu hôm 16/3 đã cho thấy một khi dân chúng đồng lòng nhất trí thì họ sẽ đạt được điều mình mong muốn.
Lan man một lúc, Nghĩa cũng bộc bạch chuyện hành nghề ở Crưm. Cái khó của nhóm PV Việt Nam sự cách biệt lớn về thời gian giữa Hà Nội và Crưm – 5 tiếng đồng hồ.
Vậy nên nhóm phải có kế hoạch làm việc chặt chẽ, từ chuẩn bị nội dung, ghi hình, bố trí phỏng vấn, dựng và đọc rồi gửi về cho kịp thời gian các bản tin. Ở Hà Nội bản tin 19 giờ bắt đầu thì bên này mới 14 giờ. Giờ làm việc ở Ucraina cũng như ở Nga bắt đầu từ 10 giờ sáng, kể cả đi biểu tình mọi việc cũng “răm rắp” như vậy. Thế là họ chỉ có gần 2 tiếng để tác nghiệp ngoài hiện trường sau đó nhanh chóng rút. Nghĩa và anh em đã sử dụng triệt để thiết bị truyền dẫn hiện đại qua internetgọi là StreamBox để thực hiện các buổi truyền trực tiếp trong các bản tin thời sự 19 giờ.
Chất giọng quen thuộc của Nghĩa trong câu chuyện hơi khang khác khi trực tiếp dẫn chương trình…
Một kỷ niệm không quên là hôm chính thức diễn ra cuộc trưng cầu dân ý. Nghĩa kể: Vì chúng tôi từ Matxcơva xuống một nơi tác nghiệp mà xứ ấy không có bạn bè, không có cộng đồng người Việt. Sứ quán ta tận trên Kiev nên đến nơi đã hết hạn đăng ký thẻ tác nghiệp. Sợ anh em hoang mang nên tôi cũng “ém” chuyện này đi. Chỉ còn khoảng 2 tiếng thì đến giờ phát sóng bản tin 17 giờ rồi mà đến một điểm bỏ phiếu người ta không cho tác nghiệp vì không có thẻ. Cũng dễ hiểu vì ở đây các điểm bỏ phiếu được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, ngay trong phòng có quan sát viên của các bên. Một số người tốt bụng thì bảo “cho họ làm có sao đâu”, nhưng một số khác lại đưa quy định ra, dứt khoát rằng không được. Anh em bàn nhau liều đến chỗ khác may ra?
Chúng tôi đến Trung tâm báo chí của Cuộc trưng cầu dân ý đóng trong Đài truyền hình Crưm. Một anh bạn đồng nghiệp cao lêu đêu tỏ ý thông cảm với chúng tôi và cúi xuống rỉ tai rằng, bên cạnh Đài có 1 điểm rất “thoải mái”, đến đó mà làm. Quả là như vậy, chúng tôi đã đến điểm bỏ phiếu số 08164, nơi đó họ đón tiếp rất nồng hậu và chúng tôi đã ở lỳ tại đó làm xong 2 bản tin trực tiếp, lại cày thêm cái phóng sự rồi mới về. Có lẽ trong đó có chút sáng tạo vì mình tận dụng được quan hệ anh em đồng chí với người dân vốn từ Liên Xô cũ. Giới thiệu là phóng viên đến từ Việt Nam thì ai cũng tỏ ra thân thiết.
Theo Tiền Phong
Nước Pháp mới là bến đỗ của Phạm Minh Hoàng

Nước Pháp mới là bến đỗ của Phạm Minh Hoàng

Mẹ Đốp

Ông Phạm Minh Hoàng được đón tiếp như thế nào tại Pháp? Đó là thông tin tôi quan tâm nhất sau khi được biết ông bị trục xuất sang Pháp (nơi ông có quốc tịch) từ phi trường Tân Sơn Nhất, bởi nó sẽ giúp chúng ta giải mã không ít điều. 


Trước hết xin được dẫn về đây những bức ảnh chụp lại khoảng khắc đầu tiên của ông Hoàng khi tới Paris của  Michel Tran Duc, Chân Trời Mới Media





Theo đó, điều dễ dàng cảm nhận là rất đông người là bạn hữu xa gần đã đến tại phi trường Charles de Gaulle, Paris để đón ông Hoàng. Rất nhiều người đã mang trên tay những bó hoa, những câu khẩu hiệu chào mừng ông Hoàng đã về với nước Pháp.... Và điều đáng nói hơn cả là không ai khác hay ỉ ôi trước sự xuất hiện của ông Hoàng mặc dù trước đó truyền thông lề trái trong, ngoài nước đã đưa ra những dự báo không lấy gì làm hay ho cho lắm! 

Và có vẻ như điều đó hoàn toàn trái ngược khác hẳn với những gì đã diễn ra ở Việt Nam trong những ngày cuối cùng ông Hoàng được biết là công dân Việt Nam và những ngày ông níu kéo cái tư cách đã bị ông Chủ tịch tước bỏ bằng một quyết định này! 

Có một chi tiết cũng không thể không quan tâm, đó là sau khi ông Hoàng bị áp giải đi trước khi bị trục xuất khỏi Việt Nam từ phi trường Tân Sơn Nhất vào chiều tối hôm qua (24/6/2017). Vợ ông Hoàng là bà Lê Thị Kim Oanh đã tiếp cận Lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh. Tất nhiên, việc bà Oanh gặp gỡ không ngoài mục đích thông báo sự việc xảy đến với ông Hoàng (chồng bà), tuy nhiên cũng phải chờ đợi một thời gian tương đối dài, đại diện Lãnh sự quán Pháp tại TP HCM mới tiếp bà Oanh với lí do trước đó bận công việc. 

Rồi việc không quá có nhiều người bạn đến gia đình ông Hoàng để động viên vợ - con ông sau sự kiện ông bị dẫn đi để thực hiện lệnh trục xuất. Chỉ có vài ba người mà phần đông trong số họ là những nhà dân chủ. Họ đến không phải để chia buồn mà là để thu tin, đơm đặt chuyện tào lao. 

Dù chưa thể khẳng định ngay nhưng tôi cho đó là sự cô đơn mà ông Hoàng và gia đình phải lãnh nhận. Trong khi đó, khi mà vừa nghe tin ông sang Pháp thôi, tôi tin là trong số đó có nhiều người chưa hiểu mục đích ông Hoàng sang Pháp nhưng họ vẫn có mặt đông đủ. Họ đón ông với tư cách là một người bạn, người anh, người em, người  thầy lâu ngày trở lại Pháp! 

Và như thế, dù trên một bình diện rất nhỏ thôi nhưng nếu so sánh về độ nồng hậu thì xem chừng nước Pháp chứ không phải Việt Nam là điểm đến dành cho ông Hoàng. Nơi đó có những con người cần ông, hiểu ông và nên chăng, việc áp dụng lệnh trục xuất với ông Hoàng vì thế không thể gọi là vô nhân đạo hay chia rẽ gia đình, vợ - chồng, bố - con được???? 

Đã có những ý kiến nói rằng, Nhà nước Việt Nam đã áp dụng một chính sách vô nhân đạo với ông Hoàng khi đã tước bỏ sự đoàn tụ của một gia đình! Nhưng, xem chừng, có hai điều chúng ta phải quan tâm với điều này: 

(1). Cứ đặt vấn đế đoàn tụ ra thì thử hỏi chế định tước bỏ quốc tịch trong Luật Quốc tịch sẽ áp dụng với ai? Ông Hoàng vi phạm pháp luật và xét thấy cần bị tước Quốc tịch mới hạn chế, vô hiệu hóa hành vi có thể tiếp diễn thì đương nhiên ông phải lãnh nhận. Việc thôi không truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Hoàng vốn đã là một đặc ân mà nhà nước Việt Nam dành cho ông sau tất cả! 

(2). Còn về vấn đề gia đình, đối với một người có quốc tịch Pháp như ông Hoàng thì sẽ không quá khó để đón vợ, con sang sinh sống cùng! Tôi tin nước Pháp sẽ không đến nỗi khó với một người từng có quá trình hơn 30 năm sinh sống, học tập tại Pháp như ông Hoàng! 

Vấn đề của ông Phạm Minh Hoàng xem như đã có một hồi kết đẹp và nên chăng tạm dừng tại đây!
GỬI MỤ NẤM

GỬI MỤ NẤM


QUÊ CHOA
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứngPhiên tòa xét xử đối tượng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức “mẹ Nấm” với tội danh "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo khoản 1, điều 88 Bộ luật Hình sự đã được ấn định vào ngày 29/06/2017. Từ năm 2012 đến nay, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã đăng tải lên facebook cá nhân của mình những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự của Đảng, Nhà nước, lợi dụng sự cố môi trường biển Formosa để tuyên truyền, kích động biểu tình chống phá chính quyền. Dù chứng cứ đã rõ ràng, hai năm rõ mười, nhưng sau khi cơ quan điều tra ra quyết định tạm giam và khởi tố vụ án hình sự với đối tượng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì hàng loạt trang mạng phản động đồng loạt kêu gọi trả tự do cho mụ Nấm, bảo công an Việt Nam bắt người vô cớ, vi phạm tự do nhân quyền. Khi nghe tin ra quyết định xét xử sơ thẩm, cả lũ rận rêu rao rằng xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhưng mẹ của mụ ta lại không được nhận giấy mời là vi phạm luật Tố tụng hình sự. Ôi đúng là cuộc đời, dậu đổ bìm leo, cái gì chúng cũng lao vào mà cắn xé cho được. 

Nhưng thưa rằng, việc mẹ của mụ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không nhận được giấy mời là có lý do của nó cả. Theo quy định của pháp luật tất cả các phiên tòa đều được xét xử công khai theo quy định của pháp luật, trừ các phiên tòa theo quy định của pháp luật phải xử kín. Công khai ở đây đối với bị can, bị cáo, bị hại, những người được Tòa triệu tập với tư cách tham gia tố tụng như: nguyên đơn, bị đơn, luật sư được cấp giấy chứng nhận tham dự phiên tòa, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, đại diện cơ quan Nhà nước được Tòa triệu tập để làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án. Hơn nữa việc xét xử mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là vụ án phức tạp, liên quan đến nhiều người và thuộc lĩnh vực An ninh quốc gia nên không có gì khó hiểu khi đây là vụ án đặc thù. Hơn nữa trong phòng xử án cũng không phải rộng đến mức chứa được tất cả, ai muốn vào xem cũng được mà chỉ có một số lượng chỗ ngồi nhất định, vì vậy để đảm bảo cho quá trình xét xử được diễn ra khách quan thì bắt buộc phải ưu tiền nhường chỗ cho nhừng người có liên quan trực tiếp, còn những người không liên quan trực tiếp đến vụ án thì không được mời, kể cả thân nhân bị cáo, đó âu cũng là điều dễ hiểu. 

Hi vọng rằng, sau lần này thì đám luật sư phản động bào chữa cho mụ Nấm sẽ học lại luật cho đàng hoàng trước khi đưa ra những phát ngôn như thế. Mong rằng phiên xét xử sơ thẩm mụ Nấm tới đây sẽ diễn ra thành công tốt đẹp, xử đúng người đúng tội theo quy định của pháp luật, để cho bè lũ phản động phải tâm phục khẩu phục !
Tố tổng thống Hàn Quốc xúc phạm dân Việt - zân chủ cuội bị cờ vàng ném đá

Tố tổng thống Hàn Quốc xúc phạm dân Việt - zân chủ cuội bị cờ vàng ném đá

Loa Phường

Bày tỏ phẫn nộ với phát biểu của ông Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nghĩa trang tưởng niệm quốc gia ở Seoul khi ông này cho rằng "nền kinh tế Hàn Quốc đã tồn tại được là nhờ vào sự cống hiến và hy sinh (của những người lính) đã tham gia chiến tranh Việt Nam", fb Khổng Hy Thiêm – đệ tử của blog Mẹ Nấm, đã bị chính đồng bọn, và đám cờ vàng ném đá.


Anh này thể hiện thái độ kinh tởm kèm bình luận: “Người Hàn luôn lên tiếng chỉ trích Nhật Bản vì quá khứ bị nước này xâm lược, thậm chí mỗi khi thủ tướng Nhật tới thăm đền thờ Yasukuni thì nước Hàn như sôi sục, họ hòa giọng với Trung Cộng nhắc lại quá khứ giảng giải không nguôi về luân thường đạo lý về trách nhiệm hậu chiến... đòi Nhật Bản phải xin lỗi, bồi thường và đòi tẩy chay Nhật Bản... Thế nhưng Moon Jae-in - người đứng đầu xứ Hàn lại xem việc binh lính nước này tham chiến ở VN là "cứu nguy kinh tế nước nhà" mà lờ đi sự tàn ác vô nhân của lính Hàn đối với thường dân VN... Quả là miệng lưỡi không xương...?...Thực tế là khi phái quân đi đánh thuê trong chiến tranh Việt Nam, Hàn Quốc đã được Mỹ viện trợ để phát triển kinh tế - một thực tế ai cũng biết. Nhưng tại Việt Nam, nơi mà hàng triệu người đã chết trong cuộc chiến tranh tàn bạo đó, tinh thần ái quốc như vậy của ông Moon Jae-in có thể được tiếp nhận là thái độ chủ nghĩa dân tộc. Chưa kể đến rằng tuyên bố bất cẩn của tổng thống Hàn Quốc động chạm tới cảm xúc của người dân Việt Nam...”.
Ngay lập tức rất nhiều “friend” của zân chủ này cảnh báo anh ta đang bị “giật dây”, “lú lẫn”, đang gây nhiều “hệ lụy”, đang “giở trò chia rẽ”, thậm chí còn chỉnh huấn “Lính tình nguyện Hàn Quốc cùng với lính tình nguyện của hơn 50 Quốc Gia tham chiến, giúp Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Quốc Gia trước việc xâm lăng của quân đội cộng sản Bắc Việt. Anh Khổng Tử Khiêm bỏ ba từ lính đánh thuê ra và thay bằng lính tình nguyện hay lính bảo vệ tự do nhé”…khiến anh này tha hồ lấy các chứng cứ từ báo chí trong nước, nhân chứng mà chính anh ta gặp, tiếp xúc kể về tội ác của quân đánh thuê Hàn Quốc để bảo vệ quan điểm của mình.
Chưa hết, để bao biện cho tội ác của lính Hàn, nhà zân chủ Phạm Thành còn bao biện cho việc giết hàng ngàn dân Việt chỉ là hành động tự vệ, xin trích nguyên văn: “Thành Phạm Tôi xin nói một chi tiết, những ngươi lính miền Bắc tham chiến ở miền Nam rất sợ lính Pác Chung Hy vì tính gan lì, bám trụ, phục kích và tính hiếu sát của họ. Bản tính đó dẫn đến trả thù và sát hại ngươi Việt khi họ phải trả thù cho bạn lính của họ bị chết là hoàn toàn có thể xảy ra.”
Xem ra cứ “tự do ngôn luận” kiểu này, anh zân chủ Khổng Hy Thiêm sẽ bị cộng đồng zân chủ, cờ vàng của anh ta chụp cho khối “mũ cối” và đừng bao giờ hy vọng có số má ở chốn này