Tạp chí TIME của Mỹ đã 5 lần đưa hình Hồ Chủ Tịch lên trang bìa, trong đó 4 lần chân dung Người chiếm toàn bộ mặt trang. Tạp chí này cũng xếp Hồ Chủ Tịch là 1 trong 20 "nhà lãnh đạo hoặc nhà cách mạng" nằm trong số 100 nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Khi Hồ Chủ Tịch mất, bài đăng trên tạp chí Time viết:
"Khi vị Chủ tịch Bắc Việt Nam qua đời vì bệnh tim tuần trước ở Hà Nội ông đã để lại một di sản hoàn thành rất ấn tượng. Ông đã đưa lại ý niệm quốc gia cho nước Việt Nam. Ông đã tiến tới thể hiện một hình thức "chủ nghĩa cộng sản dân tộc" vừa giúp ông tách ra khỏi quỹ đạo Xô - Trung nhưng lại vừa thúc đẩy cả hai cường quốc đó ve vãn ông. Với nguồn tài nguyên hạn chế của một dân tộc châu Á nghèo khổ - cộng với sự giúp đỡ từ Bắc Kinh và Moskva - ông đã chống lại được hỏa lực to lớn của một nước công nghiệp mạnh nhất trên trái đất. Khi làm thế ông đã buộc một tổng thống Mỹ phải rời khỏi nhiệm sở và làm hoen ố ký ức về một tổng thống khác. Ông đã đi sâu vào xã hội Mỹ thông qua cuộc chiến tới mức tác động đến giới trẻ phản kháng đến những người da đen lo lắng không yên đến những cận vệ binh của các giá trị cũ đang bị đe dọa - chính ngay hình ảnh của đất nước. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh là dành để tạo ra một nước Việt Nam thống nhất thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang. Ông được nhân dân cả hai miền Bắc - Nam gọi là "Bác Hồ". Không một lãnh tụ dân tộc nào còn sống hiện nay ngoan cường đứng vững được lâu đến thế trước mũi súng kẻ thù. Sự qua đời của ông chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng lan xa ở Bắc Việt Nam ở châu Á và ngoài đó nữa".
Di sản Hồ Chí Minh để lại là một ban lãnh đạo đất nước ổn định vững chắc với những người kế tục sự nghiệp của ông Hồ đã được rèn luyện thử thách trong cách mạng và kháng chiến. Bài viết cũng nói đến một di sản nữa là kinh nghiệm của Hồ Chí Minh biết giữ thăng bằng giữa Xô - Trung vì quyền lợi dân tộc. Ông Hồ đã có nghệ thuật chính trị này từ trong quá trình hoạt động cách mạng lâu dài của mình. Tác giả bài viết kể lại sự kiện Hồ Chí Minh giúp đỡ cho đội OSS của Mỹ năm 1945 tại Việt Bắc. "Những cuộc tiếp xúc chân thành của ông với người Mỹ đã khích lệ ông Hồ hy vọng vào sự giúp đỡ của Mỹ cho Việt Minh. Frank White cựu phóng viên Time nhớ lại là đầu năm 1946 khi đang là thiếu tá quân đội Mỹ ông được ông Hồ mời dự một bữa tiệc tiếp khách chính thức tại Hà Nội. Khách mời bữa đó gồm các vị chỉ huy và viên chức cao cấp của Pháp Trung Quốc và Anh. White là sĩ quan cấp thấp nhất và là người Mỹ duy nhất được xếp ngồi cạnh ông Hồ. "Thưa ngài Chủ tịch" White nói nhỏ vào tai ông Hồ "tôi e là sự sắp xếp chỗ ngồi thế này sẽ gây sự oán giận". "Phải tôi biết" ông Hồ đáp "nhưng tôi còn biết nói chuyện với ai khác?". Một cách hiển nhiên ông Hồ vẫn nghĩ người Mỹ là dân tộc mà ông có thể trò chuyện".
Bài viết kết luận: "Những người kế tục ông Hồ có khả năng sẽ đi theo con đường một cách không chệch hướng như ông đã từng trong một thời gian. Nhưng chính sự vắng mặt của ông sẽ dẫn tới sự thay đổi bản đồ chính trị hoàn toàn đến mức những người theo bước ông sẽ buộc phải tìm kiếm một con đường mới không đoán trước được. Kết quả sẽ không nhất thiết có lợi cho Mỹ nhưng Bắc Việt Nam vắng ông Hồ sẽ là một thế lực khác trên thế giới".
Ngày 12.5.1975 gần hai tuần sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, Time lại đưa ảnh Hồ Chủ Tịch lên trang nhất và viết: "Cuối cùng Việt Cộng và Bắc Việt đã tràn vào Sài gòn giương cao lá cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời bắt giữ tổng thống Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu của Nam Việt Nam. Đối với nhiều người Mỹ đây là cái chết đã chờ đợi bao lâu nhưng khi nó đến thì vẫn bị choáng váng". Sự nghiệp giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã chiến thắng. Nước Mỹ từ đây sẽ phải điều chỉnh lại đường hướng của mình trên thế giới nhưng không dễ mà "bỏ Việt Nam lại phía sau".
------------------------------------------------
Tạp chí uy tín nhất của Mỹ còn đánh giá và viết như vậy. Chỉ có những kẻ vô học, vô văn hoá và xảo trá, bịp bợm mới cố bôi xấu, thoá mạ để hạ bệ hình ảnh của Hồ Chủ Tịch, nhưng bọn họ không bao giờ thành công mà chỉ thoả mãn thú vui thấp hèn, phi nhân tính của những người không đáng được tôn trọng.
P/S: Trong bài viết lần sau tôi sẽ nói chi tiết về 5 lần Time đưa hình Chủ tịch Hồ Chí Minh lên trang bìa