HÃY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÚNG NGHĨA

Ngay sau kì nghỉ lễ, diện mạo các khu du lịch thay đổi chóng mặt với rác ở mọi nơi. Rác ở các khu trên cạn có thể được thu gom xử lý, còn rác trên biển nhanh chóng dập dềnh trên mặt nước, trôi nổi hết từ nơi này qua nơi khác, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển và từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân sinh sống nơi đây, và cả du khách – những người tắm trên biển ô nhiễm hay ăn hải sản ô nhiễm. 






"Ai cũng chọn cá, thế ai chọn rác?"


Hãy nhìn các khu du lịch sau mấy ngày nghỉ lễ, rác thải ngập ngụa bãi biển, trên đường do ý thức của chính các bạn, những người mà vẫn ra rả: "xót cá, thương dân, tiếc biển"..., đua nhau biểu tình bảo vệ môi trường biển với hàng loạt biểu ngữ, avarta như: “Tôi là người Việt Nam, tôi chọn cá” hay xúi dục nhau tụ tập, hô hào khẩu hiểu “Bảo vệ môi trường”, “Tôi yêu biển, tôi cần biển”... nhưng rốt cuộc, sau cuộc biểu tình lại xả đầy rác thải... Thử nhìn xem, chúng ta đang tàn phá môi trường như thế nào. Thế nên, chẳng biết cá có ngộ độc không, nhưng người dân chắc chắn đang bị ngộ độc bởi môi trường ô nhiễm, bị ngộ độc thông tin từ những luồng không chính thống, không được xác thực. Những kênh lá cải thổi phồng vấn đề câu view, giật tít, làm dư luận hoang mang, làm người dân mất niềm tin vào chính quyền, vào cuộc sống dưới sự cầm đầu của một người cầm đầu nào đó.



Sau nhiều năm ngậm ngùi nhận rác thải của con người, dường như thiên nhiên đã bắt đầu nổi cơn thịnh nộ. Để rồi đến lúc, con người bắt đầu phải cân nhắc giữa thực phẩm sạch và túi tiền, giữa làng quê trong veo với phố xá hiện đại, giữa cây xanh và đô thị hóa, giữa GDP với ô nhiễm môi trường… Cuộc sống luôn là sự đánh đổi, giữa cá và nhà máy thép. Thế nhưng, vì đòi hỏi cả hai, nên sa vào những tranh luận phiến diện, cực đoan. Và điều quan trọng, mà nhiều người thường cố lờ đi, đó là chính hành động của cá nhân mình, mới là thứ gây ảnh hưởng nhiều nhất tới xã hội, môi trường. Vậy nên, điều quan trọng nhất không phải là cá hay nhà máy thép, mà là sự hiểu biết và ý thức của mỗi cá nhân, để từ đó đưa ra quyết định mà mình cho là mang tới “hạnh phúc” cho mình và cải thiện chất lượng sống bằng những hành động thiết thực của chính mình.

Thế nên, chẳng cần làm gì to tát, mỗi chúng ta hãy hành động từ những việc làm nhỏ nhất rồi hẵng bàn đến biểu tình, đến đao to búa lớn. Hãy chung tay chia sẻ những thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần cho ngư dân và những người sống ở khu vực ven biển bằng những hành động gần gũi, thiết thực nhất như giữ gìn môi trường xanh sạch trước thay vì hùa vào cùng nhau ký tên gửi kiến nghị đến Nhà Trắng bên trời Tây xa xôi. 

Hãy ngừng chia sẻ những thông tin tiêu cực ấy, trả lại môi trường trong lành cho mạng xã hội và cho chính môi trường mà chúng ta đang sống. Đừng cố tình gây thêm rắc rối bằng việc tham gia bạo động, xả rác ô nhiễm môi trường. Đừng để dễ bị nhồi nhét thông tin bởi hiệu ứng đám đông của người Việt chúng ta quá kinh khủng. Thấy thông tin đưa lên là nhảy vào comment, share mà chưa cần biết liệu có đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực? Nếu thực sự muốn bảo vệ môi trường, muốn chọn cá thì hãy ra làm những gì thực sự có ý nghĩa để cải thiện môi trường biển ngay lúc này. Đừng tin những lời xúi giục, lôi kéo của kẻ xấu mà vô tình gây hại cho quê hương, đất nước ta. Thay vì thế, nhiều người còn cường điệu vấn đề, phát tán một cách vô ý thức (có khi là có ý thức cũng nên) những thông tin thất thiệt, gây bất ổn xã hội và hoang mang dư luận./.

Phúc Khang



Previous Post
Next Post