Trong tác phẩm “Bữa tiệc ly” (The Last Supper) của Leonardo da Vinci đã diễn tả bữa ăn tối cuối cùng của chúa Jêsus với các Tông đồ trước giờ ngài chịu khổ nạn. Khi mà Đức Chúa trời nói với 12 môn đồ: “Quả thật Thầy bảo cho các con biết, một người trong các con sẽ phản Thầy”. Bỗng chốc, như một dòng điện, lời tố giác của Chúa truyền đi mau chóng, gây phản ứng đột ngột trên nét mặt và cử chỉ, dáng điệu của 12 môn đồ. Sát bên tay phải Chúa là Gioan, người môn đệ yêu quý có tâm hồn dễ cảm, biểu lộ sự đau đớn trầm lặng sâu xa. Tiếp đến Phêrô tính bộc trực nóng nảy, ghé sát đầu Gioan hỏi nhỏ xem ai là thủ phạm. Con dao sắc nhọn chìa ra phía sau lưng chứng tỏ ông sẵn sàng nghiêm trị tức khắc đứa phản Thầy như lát nữa ông sẽ chém đứt tai tên đầy tớ thầy thượng tế trong vườn Cây Dầu. Giuđa ngồi ngay trước Phêrô, có thái độ hốt hoảng như tên ăn trộm vừa bị lộ tẩy, tay phải ôm chặt túi bạc, tay trái giơ ra phía trước như muốn phân bua chối cãi. Kế đó là An-rê, xoè hai bàn tay ra, bỡ ngỡ kinh hoàng trước cái tin gở lã không thể tưởng tượng được. Giacôbê tinh anh hơn, vươn cánh tay gọi Phêrô như để bảo ông: tôi đã đoán ra được ai rồi! Cuối hàng là Bartôlômêô sửng sốt đứng dậy nghiêng mình về phía trước đểm xem và nghe cho rõ đầu đuôi câu chuyện." Trích "Trở lại với “Bữa tiệc ly” của Leonardo da Vinci (Phần I)".
12 môn đồ, 12 trạng thái tâm lý khác nhau nhưng dường như Chúa trời đã nhận ra kẻ đã phản bội mình chỉ vì 30 đồng bạc. Trong bức tranh, nhà hoạ sỹ tài ba đã cho ta thấy một hiện thực của một xã hội thu nhỏ, nơi có những kẻ trung thành, kẻ lo sợ, người tỏ ra giận dữ, kẻ tỏ ý thanh minh,…
Câu chuyện về Chúa Giêsu và 12 vị tông đồ cho ta hiểu biết thêm về cuộc sống trần tục, nơi không phải ai ai cũng đều một lòng một dạ trung thành, nơi mà ngay cả ngài cũng bị lợi dụng và phản bội vì những đồng tiền nhơ bẩn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, những người con của Chúa trời có mặt ở nơi nơi. Nhưng dường như dòng máu của phản đồ Giuđa vẫn còn tồn tại khi xuất hiện không ít kẻ được giao trọng trách thay mặt Ngài chăm sóc phần hồn cho con chiên nhưng lại làm ngược lại những gì mà Đức Chúa trời chỉ bảo. Hắn sẵn sàng dùng uy tín và danh dự được Giáo hội trao cho để đưa con chiên của mình làm theo ý đồ của bọn phản quốc. Khi mà đất nước đã được hoà bình, giáo dân sống cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc, đáng lý với vai trò như hắn phải giúp đỡ con chiên làm ăn sinh sống, đoàn kết mọi người. Ấy thế mà hắn lợi dụng là một chủ chiên, đứng trên bục lại ra rả những loạn ngôn mà người yêu nước không thể tha thứ được.
Giáo hội Công giáo Việt Nam thật sự đau lòng khi đã để con cái ma quỷ trà trộn vào hàng giáo sĩ, leo cao, luồn sâu vào hàng giáo phẩm của giáo hội. Chúng ta không còn lạ những Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Khải và một số ma quỷ đội lốt linh mục khác ở Thái Hà; Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Văn Toản, Lê Ngọc Thanh và một số ma quỷ đội lốt linh mục, tu sĩ ở Dòng Chúa Cứu Thế - Kỳ Đồng. Là Phan Văn Lợi, là Nguyễn Văn Lý ẩn náu trong danh phận linh mục ở Huế và mới đây là Đặng Hữu Nam với buổi rao giảng trước đông đảo giáo dân ở giáo xứ Xuân Kiều, Nghi Lộc với giọng điệu đầy hận thù và kích động chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo sâu sắc.
Video Thánh lễ cầu nguyện Công lý và Hoà Bình - Nhà thờ Thái Hà. Cầu bình an cho chị Cấn Thị Thêu ngày 26/6
Thiết nghĩ, một người tu hành suốt đời, thay mặt Chúa ở trần gian để chăm sóc phần hồn cho tín đồ phải là người có phẩm chất tốt, xứng đáng là niềm tin cho giáo dân, là tấm gương để mọi giáo dân noi theo. Chúng ta không quên rằng ngay chính Chúa Giêsu khi chọn các Tông đồ, Người cũng có một Tông đồ phản bội. Người không chọn lầm cũng không phải là không biết, nhưng Người tôn trọng tự do của những ai đi theo Người. Nhưng trong chúng ta, với những kẻ mang dòng máu của phản đồ Giuđa, hãy tỉnh táo trên con đường đi của mình, đừng để thiếu hiểu biết mà nghe theo kẻ lợi dụng Chúa làm điều trái với niềm tin của Ngài. “Sống phúc âm trong lòng dân tộc” - tin rằng Chúa sẽ soi sáng đường chúng ta đi!
Nguyễn Lan