BẢN CHẤT "NHÀ DÂN CHỦ" QUA LỜI ĐOAN TRANG

“Nhà dân chủ” – danh từ đã xuất hiện tại Việt Nam nhiều năm qua, thế nhưng cho đến nay nó vẫn chưa được định nghĩa một cách chính xác. Nghe cái tên thì có thể suy luận họ chính là người hoạt động trên lĩnh vực dân chủ. Trên thực tế, những “nhà dân chủ” tự xưng thì luôn coi mình là “nhà đấu tranh dân chủ” mà không hề có một tiêu chuẩn nào cả.

Liệu họ có đúng là những người đấu tranh vì dân chủ, đấu tranh vì quyền con người, vì lợi ích của người dân? Nếu người ngoài cuộc trả lời câu hỏi này thì có lẽ những “nhà dân chủ” sẽ tìm cách phủ nhận. Nhưng nếu là Đoan Trang - một gạo cội trong làng dân chủ giải thích bản chất “nhà dân chủ” thì không ai còn nghi ngờ gì nữa.

Bài viết có tựa đề “Một câu hỏi dành cho những người ngoài phong trào dân chủ” của Phạm Đoan Trang không dành riêng để mô tả về “nhà dân chủ”, nhưng hình ảnh những “nhà dân chủ” lại hiện lên sắc nét, chân thực đến từng chi tiết: 


“Một xã hội như bây giờ, tức là: Vẫn tồn tại cái nhà nước đó, và bạn vẫn phải đóng thuế cho nó. Nhưng lại có thêm một đám gọi là “bọn dân chủ”. Bọn này rất ồn ào, to mồm, và cứng đầu cứng cổ. Gần như bạ cái gì nhà nước làm, chúng cũng phê phán, chỉ trích, và gọi đấy là “phản biện”. Chính sách gì của nhà nước, chúng cũng vặn vẹo, rồi la ó phản đối, ném đá, đến nỗi đã có nhiều người mô tả bọn chúng là cái lũ chỉ biết “auto chửi”. Cậy có Internet và mạng xã hội nên chúng nó bắt đầu liên kết lại, chúng nó hùa nhau “tát nước theo mưa”, chửi hội đồng Đảng và Nhà nước. Chúng nó chẳng còn coi Đảng và Bác ra cái quái gì. Đời tư của chúng thì be bét, toàn một lũ dâm đãng, trai gái lăng nhăng. Đã thế, nghe đâu chúng còn nhận tiền nước ngoài để sống phè phỡn nữa.”

Nghe đâu, thiên hạ đồn có những người làm cái nghề gọi là “nghề dân chủ”. Tưởng đâu làm nghề đó phải có trình độ học vấn thế nào, có tài giao tiếp, thuyết phục ra sao. Ai ngờ rằng, tiêu chuẩn cho những người được gọi là “nhà dân chủ” chỉ là “rất ồn ào, to mồm và cứng đầu”. Mà tiêu chuẩn cao để làm gì khi họ cũng chỉ có việc “chửi tất cả mọi thứ gì chúng thấy ngứa mắt”. Nói như Đoan Trang, cái gì Nhà nước làm chúng cũng chửi, cũng phê phán, thậm chí là phê phán thậm tệ. Động cái gì là chúng cũng la ó, ném đá.

Năm xưa, Chí Phèo vì dòng đời xô đẩy mới phải đến cái kiếp “không thể thành người lương thiện được nữa”, mới thành ra “thích thì chửi” nên người ta thương nhiều hơn trách. Còn ngày nay, những “nhà dân chủ” lại tự biến mình thành một cái máy chỉ biết “auto chửi” như một kẻ vô văn hóa thì ai có thể chấp nhận được?

Nếu là chửi trong vô thức, trong sự bực tức rồi nhận ra cái phút “bản năng động vật”ấy và thấy xấu hổ thì hẳn là họ vẫn còn là con người của xã hội văn minh. Thế nhưng chúng hùa nhau “tát nước theo mưa” kiểu bầy đàn, “thường lợi dụng Internet để hùa vào với nhau, liên kết lại chửi hội đồng Đảng và Nhà nước” thì không thể tha thứ. Và chính Đoan Trang cũng không phủ nhận sự thối nát của làng dân chủ với “toàn một lũ dâm đãng, trai gái lăng nhăng”, “nhận tiền nước ngoài để sống phè phỡn nữa”. Bởi chính Đoan Trang cũng là một “đĩ dân chủ” có tiếng. Chắc chắn rằng những “nhà dân chủ” không thể là người đại diện để đấu tranh vì nhân dân, vì đất nước. Tất nhiên, người dân sẽ không chấp nhận sự tồn tại của những kẻ tự xưng là “nhà dân chủ” kia trong cuộc sống của họ.

Thiết nghĩ, Wikipedia nên mượn Đoan Trang đoạn mô tả sắc nét về “nhà dân chủ” trên để làm định nghĩa, bổ sung sự thiếu sót trong hiểu biết của nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng thế giới về loại người này tại Việt Nam.

Bạch Dương

Previous Post
Next Post