“Môi trường” và “nhân quyền” đã và đang là hai vấn đề mà mọi quốc gia đều quan tâm. Đối với Việt Nam, nó còn là vấn đề mà các thế lực thù địch, những đối tượng chống đối trong và ngoài nước triệt để lợi dụng để chống phá đất nước.
Mới đây, hai vấn đề trên đã được Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề cập trong Khóa họp 32 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), nhân dịp Hội đồng Nhân quyền kỷ niệm 10 năm thành lập: “Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu thời gian qua đã và đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất mà chúng ta phải đối mặt. Vì nó kéo theo những thách thức trong việc bảo đảm quyền lương thực, quyền sức khỏe, quyền được đến trường, quyền có nhà ở cho hàng chục triệu người dân trên toàn cầu.”
Ấy vậy mà, ngay sau đó Danlambao đã có bài viết viết xuyên tạc với tiêu đề Phó chủ tịch nước báo cáo láo trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Vẫn là những luận điệu dối trá khi cho rằng: Phó Chủ tịch nước “đang muốn đổ tại ông trời để lờ đi nguyên nhân dẫn đến tình trạng đồng bằng sông Cửu Long bị nguy cơ cạn kiệt” hay “không báo cáo thảm hoạ môi trường trong đó hàng loạt cá chết vì biển Đông bị chất thải làm ô nhiễm” ; nhân quyền bị vi phạm một cách trầm trọng khi “hàng trăm người bị đánh, bị tát, bị đạp ngã, bị kẹp cổ, bị kéo lê và bị câu lưu trong các đồn công an vì xuống đường yêu cầu chính phủ minh bạch thông tin liên quan đến thảm họa môi trường”; “hàng chục người bị bao vây, bị canh giữ tại nhà riêng, bị chặn bắt, bị câu lưu trái phép trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barrack Obama...”
Sự thật thì sao?
Về vấn đề môi trường, Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, Việt Nam đã phải trải qua những đợt rét đậm rét hại kỷ lục, nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao và liên tiếp các trận siêu bão đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của cả nước và cũng là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng thì tình trạng sạt lở đất, xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng. Những hậu quả của việc biến đổi khí hậu ấy là một khó khăn của Việt Nam, rõ ràng là phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh không hề đổ lỗi cho ai cả. Và trước tình trạng đó, Nhà nước cũng đã có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường như đưa ra các chiến lược, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, tham gia Công ước, Nghị định thư… để chung tay với các nước cùng nhau bảo vệ môi trường chung. Còn sự việc cá chết chỉ là một vấn đề về môi trường, phó Chủ tịch nước không báo cáo chi tiết bởi đây không phải là cuộc họp về môi trường và bà cũng không phải là một chuyên gia môi trường để phân tích một cách cặn kẽ. Danlambao chỉ đang nói láo, hạ bệ những cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Về vấn đề nhân quyền có thể nói, trình độ xuyên tạc của Danlambao đã quá “điêu luyện”. Chỉ từ một hình ảnh, các cây bút của Danlambao có thể vẽ ra cả một câu chuyện về “sự vi phạm nhân quyền” của nhà nước Việt Nam. Chỉ cần một ai đó “tự ngã” giữa đám đông cũng biến thành sự “đàn áp” của các lực lượng chức năng đối với người dân. Trong khi đó, trên thực tế chính lực lượng chức năng mới chính là người bị những đối tượng quá khích xịt hơi cay, bị đám đông mất kiểm soát xâm hại đến sức khỏe, tình mạng…trong khi làm nhiệm vụ.
Nếu các cây bút của Danlambao muốn đòi quyền sống, thiết nghĩ họ nên đến Mỹ thì hơn. Họ không biết hay giả vờ không biết việc Mỹ đang phải đối mặt với những vấn đề nhân quyền hết sức nghiêm trọng mà chính quyền Mỹ gần như không thể giải quyết được? Những vụ thảm sát cứ tiếp tục diễn ra mà không có dấu hiệu chấm dứt, sự phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại và vị tổng thống da màu cũng tỏ ra bất lực…đó mới chính là nơi mà các vị cần lên tiếng để giúp người dân có dân chủ, nhân quyền.
Như vậy, không cần nói gì thêm nữa thì ai cũng biết kẻ nào đang nói láo. Bản chất của Danlambao vẫn vậy, chỉ cần xuyên tạc để có bài viết, chỉ cần nói láo để được nhận tiền… Cái tên Danlambao nên đổi thành KeNoiLao (kẻ nói láo) thì đúng hơn.
Bạch Dương