Sáng nay vụ cháy ở Khánh Hòa
đã thiêu rụi gần 80 ngôi nhà, cho dù không có thương vong về người, nhưng thiệt
hại tài sản là rất lớn. Vụ việc đã xảy ra ngoài ý muốn, song từ vụ cháy có rất
nhiều điều cần được làm sáng tỏ, từ quy hoạch khu dân cư, đường xá giao thông
cho đến lực lượng và phương tiện phòng và chữa cháy. Trước mất mát quá lớn, ông
Lê Đức Vinh, Chủ tịch Khánh Hòa đã vội đổ lỗi cho lực lượng PCCC, rằng: "Lực
lượng chữa cháy gần 80 căn nhà thiếu chuyên nghiệp".
Ông cũng cho rằng, lực
lượng chữa cháy còn bị động, không có phương án dập lửa cụ thể khiến
hỏa hoạn ở Cồn Nhất Trí kéo dài, thiêu rụi 78 căn nhà. Ông Vinh cho rằng, khu vực
cháy chủ yếu nhà tạm làm bằng gỗ, mái tôn nên lửa lan rất nhanh. "Tuy
nhiên, công tác phòng cháy chữa cháy bị động. Lực lượng chữa cháy không sớm đưa
ra phương án hợp lý khi xe cứu hỏa không vào được hiện trường, phải sang các
nơi lân cận trưng dụng bình chữa cháy mini dập lửa là thiếu chuyên nghiệp",
ông Vinh nói. Nguyên nhân cháy có lẽ từ chính người dân và sẽ được điều tra làm
rõ. Nhưng khi xảy ra cháy, mà không có phương án chữa cháy khả thi, thì đó là yếu
kém của sở PCCC Khánh Hòa. Đây là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, đổ lỗi
lên đầu sở PCCC lại là cách nhìn chủ quan. Người đứng đầu một tỉnh cần
nhìn nhận vụ việc khách quan và cần thấy rõ trong đó có phần trách nhiệm của
mình. Rất không nên phủi tay đổ toàn bộ lỗi là do sự yếu kém của Sở PCCC. Lập
ra Sở PCCC rồi bắt anh ta làm cái việc bất khả thi là lỗi của lãnh đạo tỉnh. Điều
này cũng giống như cử một người lính ra trận, nhưng không được trang bị vũ khí
chiến đấu và cái chết được báo trước là điều không thể tránh khỏi. Đại tá
Nguyễn Đức Dũng, Phó giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh, khu vực cháy nằm trên sông, địa
hình khá phức tạp kèm lối đi hẹp, khiến xe cứu hỏa chuyên nghiệp không tiếp cận
được hiện trường. "Đơn vị triển khai lực lượng sớm, nhưng thiếu thiết bị
chữa cháy trên biển, trên sông,.. khiến việc cứu hỏa gặp nhiều khó khăn. Chúng
tôi phải huy động tàu thuyền, canô của dân lẫn bình cứu hỏa ở những nơi lân cận",
đại tá Dũng nhìn nhận. Đại tá Dũng cho rằng, nếu đơn vị được trang bị tàu chữa
cháy thì ngọn lửa sớm được khống chế, hậu quả sẽ bớt nghiêm trọng. "Hỏa hoạn
không gây thương vong, song thiệt hại tài sản của người dân rất lớn", đại
tá Dũng nói và cho biết, sau vụ cháy năm 2011, Cảnh sát PCCC từng đề nghị tỉnh
trang bị tàu cứu hỏa nhưng đến nay vẫn chưa thấy. Cứ nhìn hình ảnh vụ cháy là
biết ngay địa bàn cực khó chữa cháy (ảnh trên). Nếu được trang bị thiết bị chữa
cháy trên biển, trên sông thì có lẽ hậu quả đã không xảy ra hoặc giảm thiểu.
Như vậy, Sở PCCC đã đề nghị, sao tỉnh không trang bị? Rõ ràng, đề nghị
này đã được gửi lên tỉnh và tỉnh đã lờ đi vì coi thường chuyện cháy nổ. Trách
nhiệm này thuộc về Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa.
Khoai@
http://www.trelangblog.com/2017/01/vu-chay-o-khanh-hoa-va-trach-nhiem.html