VIỆT NAM KHÔNG CÓ TỰ DO BÁO CHÍ?

Theo thống kê, đến đầu năm 2016, Việt Nam có 845 cơ quan báo chí, trong đó 67 đài phát thanh truyền hình, 99 báo, tạp chí điện tử. Nếu tính cả mạng xã hội và trang tin điện tử tổng hợp thì số lượng cơ quan đơn vị truyền thông của Việt Nam được nhà nước cấp giấy phép đứng đầu châu Á. Các tổ chức nhân quyền và nhiều cá nhân luôn mồm kêu ca Việt Nam không có tự do báo chí, đấy là một cái nhìn thiếu khách quan, ác cảm với Nhà nước Việt Nam.


Việt Nam không những có tự do báo chí mà báo chí ở Việt Nam còn quá tự do. Đề án quy hoạch báo chí đã được Bộ chính trị thông qua từ 2015, không hiểu vì lý do gì cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không ký cho tới lúc về hưu. Đến nay, quy hoạch đó trở thành quy hoạch treo và không còn cơ quan nào nhắc đến nữa, Báo chí cứ thế tự do, đến nay thì đã loạn!

Báo chí đã để xảy ra khủng hoảng truyền thông tầm quốc gia trong vụ Formosa. Cán bộ trẻ giữ trọng trách luôn được truyền thông chính thống ca ngợi, nhưng người trẻ giờ lại đâm ra sợ cả các cơ quan báo chí, sợ dư luận, sợ cán bộ già thì không hay ho gì.

Báo chí hiện nay có phần khác thời ông Đinh Thế Huynh. Ông Huynh xuất thân từ lính chiến trường, học báo chí bài bản ở Liên Xô rồi đi làm báo “ở ngay trong bụng” nên hiểu rõ báo chí và có cái uy khá lớn. Thời ông Huynh, không có cơ quan báo chí nào dám đăng thông tin về Chủ tịch Quang, Tổng Bí thư Trọng, Thủ tướng Phúc… như tờ VNExpress, Dân trí, VTV24…



Báo chí lộn xộn, bát nháo hơn chợ trời. VTV thả sức buôn sóng, báo điện tử ghè doanh nghiệp lấy tiền. Đề tài ưa thích của báo chí thời nay là cứ đưa thông tin lấp lửng để những kẻ bất lương lấy cớ là bôi nhọ Nhà nước. Một đứa trẻ tự tử vì bức xúc gia đình bị đưa tin rầm rộ là không có tiền mua áo mới đi học, một người chết chở trên xe máy bị đưa lên thành Nhà nước không lo cho người nghèo, rồi dự án thép Cà Ná… Báo chí mà cứ kiểu này thì không bao lâu, dân chúng cũng thù ghét thể chế vô cớ như báo chí Liên Xô đã từng làm.

Báo chí đã loạn đến mức lãnh đạo cơ quan định hướng cho báo chí lại đi ghi âm họp giao ban Ban Tuyên giáo, lấy nội dung cuộc họp gửi cho mạng xã hội để bêu riếu sự chỉ đạo của ban này như một trò cười cho cá nhân và kích động dư luận.


Một facebook cho biết thông tin chỉ đạo được gửi qua thư điện tử cho báo chí

Vậy nên, chỉ có những kẻ mắt không tròng mới kêu ca Việt Nam không có tự do báo chí.

Minh Nam 

Previous Post
Next Post