Facebook của phóng viên báo Tuổi Trẻ hôm nay tràn ngập hận thù sau bài viết “Giương mặt và Quả đấm”. Bút Bi là bút danh đầu tiên của Bùi Thanh, hiện nay là Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Thỉnh thoảng có vài cây viết cứng cáp khác viết trong mục Chuyện thường ngày cũng ký tên Bút Bi nhưng thường bài viết ở mục này là của nhà báo Bùi Thanh.
Từng là một nhà báo có lý tưởng nghề nghiệp, ngòi bút nghị trường tương đối sắc sảo từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải, nhà báo Bùi Thanh bị thu hồi thẻ nhà báo ngày 1/8/2008, bị đưa xuống làm phát hành báo, nghiên cứu chiến lược và phục hồi chức vụ Phó tổng biên tập dưới thời ông Tăng Hữu Phong.
Tăng Hữu Phong vốn không ưa gì đám công thần Tuổi Trẻ tự xưng là nhóm “phóng viên trung uý” gồm Bùi Thanh, Ngọc Vinh (tự Vinh Cùi), Minh Đức (tự Đức Béo) và Binh Nguyên. Sử dụng Bùi Thanh là cách Phong kiếm một chỗ dựa về chuyên môn và ổn định nội bộ vốn năm phe bảy phái ở Tuổi Trẻ.
Nhưng Bùi Thanh đã tự đánh mất mình trong mắt anh em khi quay lại phục vụ cho một thủ trưởng dốt nát và tham lam vô độ. Dưới mắt đám “phóng viên trung uý”, Bùi Thanh nay đã già và an phận với chức tước hèn mọn Phong đã ban cho. Tờ Tuổi Trẻ lẫy lừng bị Quang Vĩnh, Huỳnh Sơn Phước, Huy Đức, Tâm Chánh, Duy Thông, Anh Đủ… xem như chết lâm sàng thời Nguyễn Đức Hải nay chết hẳn và bốc mùi hôi hám.
Nếu đúng bài viết “Giương mặt và Quả đấm” của Bùi Thanh thì thực sự ngòi bút bi của anh đã bị tha hoá, tư duy của anh đang có vấn đề. Thứ nhất chuyện phóng viên Quang Thế xâm hại hiện trường bị công an đánh đuổi không liên quan gì đến chuyện biển Đông và biên cương mà anh so sánh. Thứ hai, việc anh dùng tên một quốc gia khác là Đan Mạch để chỉ trỏ một tiếng lóng dung tục là việc không nên có trên một tờ báo vốn tử tế.
“Hèn với giặc, ác với dân” là câu chửi thể chế cửa miệng của những kẻ không đi chung đường với dân tộc. Một thể chế đã sinh ra một tổ chức đoàn thể, tờ Tuổi Trẻ lại là tiếng nói của tổ chức đoàn thể địa phương, dùng tờ báo đó để chửi thể chế là một lỗi nghiệp vụ trầm trọng của nghề báo ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Dưới thời của Tăng Hữu Phong, Tuổi Trẻ mượn lá cờ dân tộc cổ suý chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dùng lá bài Trung Quốc để kích động dư luận chĩa mũi dùi vào một số cá nhân lãnh đạo dù không có bằng chứng hoặc nếu có bằng chứng thì chỉ là lời nói viễn vông.
Mạnh bạo hơn, Tăng Hữu Phong còn chỉ đạo đi sâu vào tuyến đề tài “rơi nước mắt” vì người nghèo nhằm mục đích khơi dậy hố sâu khoảng cách giàu nghèo của xã hội. Từ trên cao, những người lãnh đạo có thấy thâm ý của Tăng Hữu Phong không? Người ta thấy hết nhưng vẫn ngồi xem con đường Phong đi đó đúng hay sai? Đi theo ai? Chuyện đã rõ.
Quyền hạn của phóng viên báo Tuổi Trẻ có lớn hơn các tờ báo khác hay không? Phóng viên Tuổi Trẻ tự cho là có. Tuổi trẻ có đứng trên pháp luật hay không? Phóng viên và cả lãnh đạo báo Tuổi Trẻ cho là có. Nghiễm nhiên phóng viên Tuổi Trẻ đã bất chấp luật pháp khi tác nghiệp. Đáng ra, sau vụ phóng viên Quang Thế bị đánh đuổi Tuổi Trẻ nên nghiêm khắc dạy dỗ phóng viên mình thay vì chửi công an và chửi cả chế độ trên báo.
Tuổi Trẻ được giao nhiệm vụ chính trị dưới thời ông Sáu Dân nay trở thành tờ báo biến thái nhất Việt Nam. Mượn danh phản biện để chống chế độ là chủ trương của Tăng Hữu Phong nhằm lôi kéo số đông dân chúng để kiếm lợi lộc với các doanh nghiệp, hù doạ theo phe này phe kia với cả chính trị gia. Chuyện thâm cung bí sử của Tăng Hữu Phong và Tuổi Trẻ chúng tôi sẽ trở lại vào một dịp thích hợp gần đây nhất!
Minh Nam