SỢ CÁC ANH “NHÀ BÁO” RỒI

Người đời chả có câu: “Nhà văn nói láo, nhà báo nói phét”. Trước hết phải xin lỗi những nhà báo làm nghề bằng cái tâm, bằng sự chân chính và khách quan. Ý của tôi đây không phải “vơ đũa cả nắm” đâu nhưng mà câu nói chứa đầy sự châm biến, đả kích ở trên chỉ dành cho những “nhà văn”, “nhà báo” mà lợi dụng cái “tự do báo chí” rồi lên mặt, ra oai này nọ. 


Ai chả biết là gần đây, sau hàng loạt các sự kiện thể hiện “tầm vóc” của nghề này là những chuyện “mất dạy” của một số nhà báo lợi dụng độ “hot” của nghề để tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt hoặc cố tính dàn dựng để có những “câu chuyện”, những “bản tin” gây choáng đối với độc giả. Những vụ nổi trước đây khoan đã bàn tới, chỉ gần đây thôi, hai “hiện tượng” của làng báo “nổi danh” hơn cồn đó là vụ “tiên phong” “xâm phạm hiện trường” để bị lực lượng Công an bảo vệ hiện trường “đá đít” và gần đây là hình ảnh “nhà báo” Lê Tuấn say rượu “đâm thẳng” xe ô tô vào cổng Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. 

Ngày bản thân tôi và chắc là nhiều anh chị em trong nghề báo cũng thấy xấu hổ rồi bực tức đối với những kẻ làm xấu đi hình ảnh của người làm báo. Câu nói đang lan truyền đầy trên mạng là “tao là nhà báo, đếch sợ gì” mới thấy một khi “báo chí lên ngôi” thật đáng suy ngẫm. Câu nói chẳng khác gì đang truyền tải đi một thông điệp trái ngược với những gì là bản chất xưa nay của nghề báo. Bạn tôi cũng nhiều người làm báo, và một điều mà tôi nhận ra là bạn bè tôi trước khi ra trường hành nghề cũng luôn tâm nguyện về “nhà báo chân chính”, “tôn trọng sự thật và phục vụ nhân dân”. 

Đó chẳng khác gì là “lời thề” của chính bản thân họ. Còn với hai hiện tượng tôi vừa nêu ra ở trên và còn có một số những “hiện tượng” khác nữa mà chưa bị phanh phui đều coi “ngòi bút” chỉ để tuyên truyền xuyên tạc, thậm chí là thể hiện sự “coi thường luật pháp”, vi phạm đạo đức của người làm báo… 

Những “hiện tượng” trong làng báo gần đây khách quan mà nói tuy không phải là hoàn toàn nhưng phần nào cho thấy một minh chứng rõ nét cho những kẻ đạo đức xuống cấp lợi dụng “nghề báo” để “lên mặt dạy đời”. 

Rõ ràng những hành vi “ngang ngược” thách thức các lực lượng chức năng là không thể chấp nhận được. Không chỉ mong các cơ quan chức năng mà ngay cả các cơ quan chủ quản của nhà báo cũng cần phải có thái độ kiên quyết và mạnh mẽ hơn trong việc xử lý những hành vì làm “ô uế” nghề báo cũng như để loại trừ những “con sâu mọt” phá hoại đi hình ảnh tốt đẹp của “nghề làm báo”.

Hoàng Trường 

Previous Post
Next Post