Tin vui đây: Bộ trưởng Trưởng Minh Tuấn mạnh tay với báo chí, truyền thông bẩn

Tin vui là, tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT quý III vào chiều ngày 2/10/2017, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn yêu cầu Cục Báo chí, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử phải đẩy mạnh quản lý thông tin báo chí, thông tin trên các trang tin điện tử mạng xã hội, giám sát vấn đề vi phạm bản quyền trên môi trường mạng. Cụ thể:
1. Bộ trưởng nhấn mạnh phải xử lý quyết liệt các cơ quan báo chí đưa tin sai sự thật, đưa tin không đúng tôn chỉ mục đích. Cục Báo chí phải rà soát xử lý một số cơ quan báo chí thường xuyên vi phạm, đưa không đúng tôn chỉ mục đích, đặc biệt là phải tăng cường quản lý các phóng viên báo chí thường trú ở địa phương, tránh tình trạng báo chí nhũng nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp, gây khó khăn cho địa phương. Bộ trưởng cũng yêu cầu phải xem xét xử phạt các cơ quan báo chí để thông tin trên mạng xã hội dẫn dắt, để chấm dứt tình trạng mạng xã hội dẫn dắt báo chí, vội vàng đưa tin sai theo mạng xã hội như đã xảy ra.
ca-chet-d_pzmw
2. Bộ trưởng chỉ đạo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử phải giám sát sau cấp phép đối với mạng xã hội, các trang tin điện tử. Phải tích cực làm việc với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung xuyên biên giới như Google, Facebook để xử lý các trang đưa thông tin sai sự thật, gây phương hại đến an ninh quốc gia. Phải thực hiện các giải pháp làm giảm hệ lụy của các thông tin xấu độc trên mạng xã hội.
Những chỉ đạo của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn là thiết thực, làm nức lòng người đọc, nhưng có lẽ nó không mấy dễ chịu cho đám kền kền báo chí.
Dự là ông Trương Minh Tuấn sẽ lại tiếp tục trở thành mục tiêu tấn công của báo chí lá cải và truyền thông bẩn.
***
Nghị quyết Trung ương 5, khóa X (2007) đã chỉ rõ những yếu kém của báo chí: “Trong hoạt động báo chí, một số yếu kém, khuyết điểm được nhắc nhở nhiều lần nhưng chậm khắc phục, có mặt, có lúc, có nơi còn trầm trọng hơn. Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước; khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí, tư nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí ngày càng tăng. Các cơ quan báo chí quan trọng của Đảng, Nhà nước chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền không cao, chưa chi phối, làm chủ thông tin và định hướng được dư luận xã hội. Công tác chỉ đạo, quản lí báo chí còn nhiều hạn chế. Hệ thống đài phát thanh, truyền hình phát triển thiếu quy hoạch, gây lãng phí, tốn kém lớn”. Sau 10 năm, bên cạnh một số “thành tích” khá khiêm tốn, báo chí vẫn chưa có sự tiến bộ rõ nét, nếu không muốn nói là đã thể hiện sự xuống cấp về văn hóa và đạo đức nghề nghiệp tệ hại nhất. Hàng ngày, người đọc vẫn bị đầu độc bởi những tin tức sai sự thật, nhảm nhí, vô bổ; nhiều người vẫn bị dẫn dụ bởi lối viết định hướng theo ý phóng viên; vẫn còn nhiều doanh nghiệp bị hành hạ, nhiều cán bộ thực thi công vụ bị bôi bẩn bởi những bài báo xuyên tạc…

Một blogger phải thốt lên rằng, chưa bao giờ “quyền lực thứ tư” được lạm dụng như bây giờ. Doanh nghiệp sợ nhà báo như sợ cọp, tiền đi đêm như lũ ngầm mỗi khi sơ suất phạm lỗi. Nguy cơ mất thương hiệu, mất thị phần, thậm chí là vỡ nợ, ngồi tù chỉ vì một bài báo là có thật. Chưa bao giờ, nhà báo tự cho mình cái quyền đi lại nghênh ngang, ăn nói rổn rảng, lộng ngôn với thái độ kẻ cả như bây giờ. Chưa bao giờ nhà báo “nhà cáo” giàu như bây giờ, rủng rỉnh tiền trong tài khoản, nhà lầu, xe hơi, ăn chơi mút mùa mà chẳng nhọc lòng, khổ công. Khối nhà báo đã vào tù, bị tước thẻ, bị phạt nhưng xem ra đấy mới chỉ là phường “trộm vặt”. Các “nhà cáo” vẫn ngồi đâu đó trong bóng tối để tổ chức những trận hợp chiến như kiểu “nước mắm”, “con ruồi” hạ bệ một thương hiệu để ngoạm những miếng lớn đã không chỉ là manh nha…
Nguy hiểm hơn, những luận điệu “tự do báo chí” vô chính phủ được bơm thổi vào từ “thế giới tự do” đã làm một số tờ báo xa rời mục đích, tôn chỉ, xa rời lợi ích dân tộc, góp phần nhân bản cái xấu, cái ác. Trong bối cảnh ấy, chạy theo lợi nhuận, báo chí chính thồng mất dần niềm tin với người đọc và đây chính là cơ hội để mạng xã hội lên ngôi lấn át chức năng báo chí.
Với thực trạng báo chí như vậy, rất cần có một “tư lệnh” đủ tâm và tầm như ông Trương Minh Tuấn.
Kể từ khi nhậm chức Bộ trưởng, ông Trương Minh Tuấn đã có những động thái tích cực, làm người dân phấn khởi. Chính ông là người siết chặt kỷ cương trong hoạt động báo chí Việt Nam, và cũng chính ông đã góp phần tạo ra một diện mạo báo chí sạch sẽ hơn. Nhắc đến ông Trương Minh Tuấn, người ta nhắc đến một chính khách bản lĩnh, thông minh, thẳng thắn, cương trực, nói đi đôi với làm. Ông Tuấn cũng là nỗi ám ảnh thường trực của báo bẩn.
Từ ngày đảm trách quản lý báo chí, ông Trương Minh Tuấn đã tỏ rõ được bản lĩnh chính trị của một nhà quản lý. Thái độ quyết liệt, không nương tay đối với xu hướng “lá cải” với những “lều báo” chỉ biết khai thác tình tiết giật gân, vô cảm trong những chủ đề “cướp, giết, hiếp, nội y showbiz”… Ông Trương Minh Tuấn dám làm cái việc mà trước đến nay chưa ai làm là quy hoạch lại báo chí theo hướng thu gọn đầu mối, tiếp cận thị trường để báo chí có thể tự nuôi lấy mình, lấy luật lệ làm công cụ để quản lý, thưởng phạt phân minh. Đối mặt, không nương tay với tự do vô chính phủ, cố tình gieo mầm ác trong hoạt động truyền thông… Những cái đó được bạn đọc chân chính tán thưởng, ủng hộ nhưng lại quất ngọn roi vào những nhóm người, cá nhân vô chính phủ, cơ hội, đi ngược lại tôn chỉ mục đích của báo chí cách mạng.
Những hành động của ông đã làm lũ lều báo và đám cơ hội chính trị vô cùng tức tối và đương nhiên ông trở thành mục tiêu săm soi, bắn phá.
Thực tế ông Tuấn cũng đã từng bị đám giẻ rách hèn hạ dựng vở “đấu đá” chính trị, tô vẽ diện mạo “tuyên giáo”, gán cho ông là kẻ máu lạnh “bàn tay sắt”, “gia đình trị”, “Tay kiếm lạnh lùng và tàn nhẫn”,… nhưng sau tất thảy, ông vẫn vững vàng trên trận tuyến thông tin, truyền thông.
Người viết tin rằng với những chỉ đạo của ông tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT quý III vào chiều ngày 2/10/2017, báo chí, truyền thông nước nhà sẽ có một diện mạo mới sạch sẽ hơn.
An Chiến

Author:

Previous Post
Next Post