Chiếc lồng nhốt quyền lực, hay nói khác đi là cơ chế kiểm soát quyền lực bao năm qua vẫn chưa thể hoàn thiện và phát huy tác dụng.
Chia sẻ của ông Cao Văn Thống, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tại hội nghị góp ý dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) ngày 25/9/2017.
Nhiều đối tượng tham nhũng đã nói với người chống tham nhũng là: “Mày vẫn phải sống ở đây. Mày chống liệu mày chết có chỗ chôn không?”.
Nỗi cô đơn ấy không phải là hiếm đối với những người vì lợi ích của quốc gia mà bằng cách này hay cách khác đứng lên chống tham nhũng, dù họ biết con đường phía trước rất gian nan. Những trường hợp bị trù dập, bị cô lập, bị tẩy chay vì chống tham nhũng không hiếm trong bối cảnh tham nhũng được xác định là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Cũng bởi tham nhũng thì chỉ rơi vào trường hợp những cán bộ có chức, có quyền lực. Mà như một điều tất yếu, quyền lực sẽ dẫn đến sự tha hóa. Sự tha hóa càng ở cấp cao thì càng tinh vi, khó lường. Trong sáu nhánh quyền lực hiện hữu, từ quyền lực lập pháp, tư pháp, hành pháp cho đến quyền lực chính trị, kinh tế, thông tin… đều tiềm ẩn những nguy cơ tham nhũng rất cao.
Trong khi đó, chiếc lồng nhốt quyền lực, hay nói khác đi là cơ chế kiểm soát quyền lực bao năm qua vẫn chưa thể hoàn thiện và phát huy tác dụng. Nói như ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cơ quan soạn thảo dự luật PCTN sửa đổi, trách nhiệm giải trình, cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích, trách nhiệm người đứng đầu, minh bạch tài sản và thu nhập… dù có vẫn chưa được triển khai rộng rãi.
Bởi thế mà những nỗ lực cải cách như trong tư pháp là thành lập tòa án khu vực vẫn chưa trở thành hiện thực. Dù ai cũng biết rằng: Tòa án khu vực có thể là một thiết chế tư pháp mạnh để giải quyết và ngăn chặn tham nhũng. Bởi ở tòa án khu vực thì sự chi phối của những quyền lực chính trị, hành chính địa phương sẽ không thể can thiệp được vào quá trình chống tham nhũng.
Những đại án tham nhũng gần đây được đưa ra xét xử, như thực tế diễn ra, nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt từ cấp cao nhất thì cũng khó lòng bị lôi ra ánh sáng.
Bởi vậy trong khi kêu gọi toàn dân chống tham nhũng thì chắc hẳn một cơ chế tự phát hiện tham nhũng là điều cần được đẩy mạnh nhất. Khi đó những người chống tham nhũng mới yên tâm… “chết có chỗ chôn” và cùng với đó, tham nhũng cũng bị chôn vùi một cách đáng kể.
Theo PHÁP LUẬT TPHCM
Chia sẻ của ông Cao Văn Thống, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tại hội nghị góp ý dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) ngày 25/9/2017.
Nhiều đối tượng tham nhũng đã nói với người chống tham nhũng là: “Mày vẫn phải sống ở đây. Mày chống liệu mày chết có chỗ chôn không?”.
Nỗi cô đơn ấy không phải là hiếm đối với những người vì lợi ích của quốc gia mà bằng cách này hay cách khác đứng lên chống tham nhũng, dù họ biết con đường phía trước rất gian nan. Những trường hợp bị trù dập, bị cô lập, bị tẩy chay vì chống tham nhũng không hiếm trong bối cảnh tham nhũng được xác định là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Cũng bởi tham nhũng thì chỉ rơi vào trường hợp những cán bộ có chức, có quyền lực. Mà như một điều tất yếu, quyền lực sẽ dẫn đến sự tha hóa. Sự tha hóa càng ở cấp cao thì càng tinh vi, khó lường. Trong sáu nhánh quyền lực hiện hữu, từ quyền lực lập pháp, tư pháp, hành pháp cho đến quyền lực chính trị, kinh tế, thông tin… đều tiềm ẩn những nguy cơ tham nhũng rất cao.
Trong khi đó, chiếc lồng nhốt quyền lực, hay nói khác đi là cơ chế kiểm soát quyền lực bao năm qua vẫn chưa thể hoàn thiện và phát huy tác dụng. Nói như ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cơ quan soạn thảo dự luật PCTN sửa đổi, trách nhiệm giải trình, cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích, trách nhiệm người đứng đầu, minh bạch tài sản và thu nhập… dù có vẫn chưa được triển khai rộng rãi.
Bởi thế mà những nỗ lực cải cách như trong tư pháp là thành lập tòa án khu vực vẫn chưa trở thành hiện thực. Dù ai cũng biết rằng: Tòa án khu vực có thể là một thiết chế tư pháp mạnh để giải quyết và ngăn chặn tham nhũng. Bởi ở tòa án khu vực thì sự chi phối của những quyền lực chính trị, hành chính địa phương sẽ không thể can thiệp được vào quá trình chống tham nhũng.
Những đại án tham nhũng gần đây được đưa ra xét xử, như thực tế diễn ra, nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt từ cấp cao nhất thì cũng khó lòng bị lôi ra ánh sáng.
Bởi vậy trong khi kêu gọi toàn dân chống tham nhũng thì chắc hẳn một cơ chế tự phát hiện tham nhũng là điều cần được đẩy mạnh nhất. Khi đó những người chống tham nhũng mới yên tâm… “chết có chỗ chôn” và cùng với đó, tham nhũng cũng bị chôn vùi một cách đáng kể.
Theo PHÁP LUẬT TPHCM