LM Nguyễn Ngọc Nam Phong Kẻ ăn mày xác chết

LM Nguyễn Ngọc Nam Phong Kẻ ăn mày xác chết

Mấy hôm nay, trên facebook cá nhân linh mục Dòng chúa cứu thế Thái Hà Hà Nội Nguyễn Ngọc Nam Phong đăng hình ảnh người chết được cho là do mưa lũ lịch sử tháng 10 vừa qua, rồi giật tít “Ai là người phải chịu trách nhiệm cho những cái chết đau thương này”? đồng thời ông linh mục lòng lang dạ sói còn viết “Năm nào cũng mưa lụt, người chết chứng tỏ Đảng và Nhà nước không lo được cho dân, chính quyền yếu kém?
22883329_1740231702951397_286130360_n
Đọc được những dòng Sts Ngu xuẩn này của ông ta, người ta mới thấy được bản chất chống cộng, âm mưu đê tiện của kẻ mang danh Chúa khoác áo Linh mục khi Vị này cố tình dựng chuyện để bôi nhọ, đổ lỗi thảm họa thiên tai cho chính quyền.
Sự nhẫn tâm hèn hạ, của Nguyễn Ngọc Nam Phong còn ở chỗ Ông ta như một kẻ “ăn mày xác chết” cố đào mồ đào mả người chết “dựng họ dậy” để phục vụ mục đích chính trị đê hèn. Sự táng tận lương tâm còn được thể hiện khi lấy ảnh người chết thương tâm do lũ lụt bên Thái Lan năm 2015 nhưng lại bảo đó là của Việt Nam trong trận lũ lụt khủng khiếp Tháng 10 vừa qua. Có nhiều bạn fb rất tinh ý phát hiện sự dối trá này của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong như Nick Ngô Thanh Tú đã Coment với giọng điệu đầy mỉa mai : “Cha ơi! Hình này ở Thái Lan hồi năm ngoái, ko phải ở VN đâu ạ”.

Thật nhục cho Nguyễn Ngọc Nam Phong đỉnh cao trí tuệ của sự ngu xuẩn “gậy ông lại đập lưng ông” bóc trần sự lưu manh lừa lọc “dối Chúa lừa dân’, mạt hạng của kẻ mang danh linh mục .
Rõ ràng, Nguyễn Ngọc Nam Phong là kẻ vô lương tâm, một kẻ lừa dối dân chúng, “giả nhân, giả nghĩa” vô trách nhiệm trước nỗi đau của đồng loại, hay nói một cách khác y là kẻ đạo đức giả mang danh Chúa khoác áo linh mục, kẻ đi cứu rỗi linh hồn cho các giáo dân lại có hành vi vô đạo đức rất đáng bị phỉ nhổ, cần phải vạch trần và lên án mạnh mẽ
Nguyễn Ngọc Nam Phong cần nhớ rằng, người chết thì đã chết. Hãy, để người chết vì thiên tai dù ở đâu được yên giấc ngàn thu, linh hồn được siêu thoát và bình thản với thế giới của họ. Đừng vì mục đích chính trị đê hèn mà thể hiện “Lòng lang dạ sói’ bất chấp cả luân thường đạo lý khi nhẫn tâm cố tình đào mồ, đào mả người đã chết, chà đạp lên nỗi đau của đồng loại để“ăn mày trên xác chết”thì thật nhục nhã.
Nguyễn Kim Khanh
Human Rights Watch hãy biến đi nếu còn tự trọng

Human Rights Watch hãy biến đi nếu còn tự trọng

VOA Việt Ngữ cho biết, ngày 24/10 Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Việt Nam “hủy bỏ tất cả các cáo buộc và phóng thích sinh viên Phan Kim Khánh trước khi diễn ra thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu -Thái Bình Dương (APEC) vào đầu tháng tới”.
HRW là thằng nào mà dám láo toét tới mức, kêu gọi 1 nhà nước phóng thích tên tội phạm hoạt động nhằm lật đổ chính nhà nước đó?
Ngay và luôn, HRW là 1 tổ chức phi chính phủ do Mỹ đứng sau đỡ đầu, dán mác “theo dõi nhân quyền trên trên thế giới”. Bản chất là thông qua nó để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, thậm chí, nó còn là công cụ để thực hiện lật đổ các chế độ khác với Mỹ. Chính vì thế, HRW liên tục bị các nước phản đối, thậm chí cấm cửa.
Với Việt Nam, HRW thường xuyên có những hoạt động chọc ngoáy, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhà nước. Thực tế, HRW vẫn thường hà hơi tiếp sức cho hầu hết những kẻ chống phá chính quyền, bao gồm cả đám cờ bạc, trộm cắp, đĩ điếm, hay bảo kê trong tôn giáo.
1_110640
Mới đây nhất, Human Rights Watch lại can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của người Việt Nam khi kêu gọi “Việt Nam hủy bỏ tất cả các cáo buộc và phóng thích sinh viên Phan Kim Khánh trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu -Thái Bình Dương (APEC) vào đầu tháng tới tại Đà Nẵng”.
Nói thẳng, HRW không có tư cách gì và không có quyền phát di lời kêu gọi ấy. HRW có thể be be hay khóc mướn cho Phan Kim Khánh, nhưng điều này không làm thay đổi những quyết định dựa trên cơ sở pháp luật của Việt Nam và quốc tế. Nhà nước Việt Nam có quyền thực thi luật pháp của mình để bảo vệ an ninh quốc gia.
Ngày 25/10, TAND tỉnh Thái Nguyên đã xét xử sơ thẩm công khai bị cáo Phan Kim Khánh (SN 1993, thường trú tại khu 5, xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ), bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh truy tố về tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, Bộ Luật hình sự.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2015 (khi đang là sinh viên Khoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên), Phan Kim Khánh đã kết nối với một số đối tượng phản động ở hải ngoại lập tài khoản trên mạng xã hội để đăng tải nhiều bài viết có nội dung vu khống, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng…

Tại phiên toà, bị cáo Phan Kim Khánh đã khai báo thành khẩn, thừa nhận do kém hiểu biết về chính trị, pháp luật nên đã bị các đối tượng phản động lôi kéo, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật. Bị cáo Khánh bày tỏ sự hối tiếc về việc làm của mình và đề nghị Hội đồng xét xử cho được hưởng sự khoan hồng của pháp luật để có cơ hội làm lại cuộc đời, báo hiếu cha mẹ, là công dân có ích với đất nước.
Căn cứ các quy định của pháp luật, tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phan Kim Khánh 6 năm tù giam. Hình phạt này là thích đáng với bị cáo và đây cũng là bài học, sự cảnh tỉnh đối với những người hay sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ thông tin nhưng thiếu hiểu biết, để các đối tượng phản động lợi dụng tuyên truyền chống phá Nhà nước và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Việc bắt giữ và xét xử công khai, minh bạch Phan Kim Khánh ngoài ý nghĩa về mặt luật pháp, thì đó chính là hành động tích cực, nhằm bảo vệ quyền con người của người dân Việt Nam, làm cho người dân được hưởng quyền sống trong một xã hội an toàn, có trật tự, lành mạnh, không có tội phạm và được bảo vệ bằng luật pháp. Việc bỏ tù Phan Kim Khánh cũng chính là góp phần đảm bảo quyền làm người tử tế của anh ta, giúp anh ta trở thành người có ích cho gia đình xã hội, tránh được sự lây nhiễm bởi các tư tưởng độc hại.
Sự trơ tráo, đê tiện của Human Rights Watch thể hiện ở chỗ, chính Phan Kim Khánh đã nhận tội, các luật sư bào chữa cũng đã tâm phục khẩu phục và hài lòng với mức án được Tòa tuyên, nhưng HRW vẫn thô bỉ, trơ trẽn đòi phóng thích và còn dọa rằng, sẽ kêu gọi các nhà tài trợ, cùng giới lãnh đạo thế giới hãy gây sức ép “đòi chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị trước Hội nghị APEC”.
Với những gì HRW đang “cố đấm ăn xôi”, dư luận có quyền nghĩ rằng, HRW đang đóng vai trò là một kẻ bảo kê, “gào thuê khóc mướn”, chà đạp lên luật pháp và các giá trị đạo đức, nhân văn của xã hội.
Một nạn nhân của quân đội Mỹ bị nhiễm chất độc da cam ở Đà Nẵng nói: “Nếu Human Rights Watch thực sự quan tâm đến nhân quyền của Việt Nam tổ chức này hãy đi tìm công lý trả lại nhân quyền và lẽ công bằng cho nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, hiện còn đang lay lắt trong đau đớn tủi hờn ở Việt Nam. Nếu tử tế thì hãy lên tiếng đi”.
Chị Phan Thị Huệ, một nạn nhân của bom mìn Mỹ còn xót lại sau chiến tranh: “Sao HRW không lên tiếng về trường hợp của tôi và của hàng triệu người Việt Nam bị tàn phế do bom mìn của quân đội Mỹ, mà lại đi bênh vực một kẻ dã tâm chống lại dân tộc này? Chúng tôi không cần HRW, không cần các ông khóc mướn. Hãy bỏ thái độ đạo đức giả đó đi. Sự im lặng của các ông cũng đã là góp phần bảo vệ nhân quyền cho chúng tôi rồi.”.
Cô Christine Rowlan, giáo viên Toán tại trường Canyon Springs STEM Academy ở Anthem, bang Arizona (Mỹ) đã nói: “Thực tế nhất là HRW hãy lên tiếng bảo vệ nhân quyền cho người da đen và người khuyết tật ngay trên đất Mỹ. Hãy lên án hành động phi nhân tính của cảnh sát Mỹ với người da màu”.
Đáng tiếc, cái việc người dân Việt Nam quan tâm thì HRW lại cố tình lảng tránh, không thể hiện được mục đích, tôn chỉ và vai trò bảo vệ nhân quyền quốc tế như họ thường rêu rao. Trái lại, cái mà Nhà nước Việt Nam đang cố công, gắng sức để bảo vệ nhân quyền cho đại đa số người dân thì HRW lại giở trò đạo đức giả, kèm theo những lời đe dọa núp bóng những điều cao cả.
Người dân Việt Nam không cần HRW, và hãy biến đi nếu còn tự trọng.

Nhà báo Nguyễn Kim Khánh
Bộ trưởng Công Thương: “Vụ việc Khaisilk làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc”

Bộ trưởng Công Thương: “Vụ việc Khaisilk làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc”

Người đứng đầu ngành công thương khẳng định, vụ việc Khaisilk là hành vi vi phạm pháp luật và cũng là làm tổn hại đến lòng tin, lợi ích của người tiêu dùng và cũng là tổn hại trực tiếp đến giá trị thương hiệu Việt.

bo-truong-1509080510808
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh
Trả lời bên lề hành lang Quốc hội sáng nay (27/10), liên quan tới vụ việc của Tập đoàn Khaisilk, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết: “Thông qua sự việc của Khaisilk, chúng ta chưa kết luận cụ thể xem mức độ vi phạm đến đâu, những nội dung gì và ở mức độ nào nên chưa thể nói ngay là sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những giá trị thương hiệu của sản phẩm cũng như thương hiệu Việt”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Công Thương khẳng định, sơ bộ nhận thấy, như báo chí phản ánh doanh nghiệp có hành vi lừa dối người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa có xuất xứ không đúng với thông tin về sản phẩm, thương hiệu sản phẩm.
“Đó là hành vi vi phạm pháp luật và cũng là làm tổn hại đến lòng tin, lợi ích của người tiêu dùng và cũng là tổn hại trực tiếp đến giá trị thương hiệu Việt. Nhưng quan trọng hơn nó làm tổn thương đến tình cảm, lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam chúng ta”, ông nói.
Trả lời về quan điểm của Bộ trưởng đối với vụ việc của Khaisilk, người đứng đầu ngành công thương khẳng định, đối với các hoạt động của doanh nghiệp, Chính phủ và doanh nghiệp luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất trong việc phát triển thị trường, sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, các hoạt động đó phải đáp ứng, tuân thủ pháp luật, đặc biệt các nội dung liên quan đến pháp luật bảo vệ lợi ích, quyền lợi người tiêu dùng.
“Đó là nguyên tắc cơ bản mà các doanh nghiệp đều phải thực hiện. Những hoạt động của doanh nghiệp ngoài yêu cầu của luật pháp thì phải dựa trên nền tảng đạo đức, văn hóa, nhất là văn hóa doanh nghiệp, người tiêu dùng. Qua hành vi vừa rồi mà báo chí phản ánh và hoạt động về kinh tế, thương mại của doanh nghiệp Khaisilk thì có những dấu hiệu cho thấy sự vi phạm cả luật pháp cũng như là nền tảng đạo đức doanh nghiệp”, ông nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng nói thêm rằng: “Tất nhiên, đạo đức doanh nghiệp là khái niệm có tính phạm trù không cụ thể hoặc có thể thiếu những nền tảng cụ thể hơn nhưng có những nền tảng rất cơ bản là sự tôn trọng lợi ích người tiêu dùng, trung thực trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. Vì vậy, các cơ quan quản lý, chức năng của Cục quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh và của Hà Nội đang tiến hành xác minh, làm rõ đối với các hoạt động vi phạm của doanh nghiệp”.

“Chắc chắn, các cơ quan chức năng sẽ có những báo cáo sớm, kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm bảo hiệu lực pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, của người tiêu dùng, đạo đức. Ngoài những điều chỉnh chế tài pháp luật thì ý thức về giá trị đạo đức, văn hóa của doanh nghiệp cũng rất quan trọng, các doanh nghiệp phải nhận thức, hiểu rõ điều đó là mang tính sống còn với hoạt động của doanh nghiệp”, ông nói thêm.
Trả lời câu hỏi có chuyển cơ quan điều tra vụ việc hay không, ông Tuấn Anh cho biết: “Chúng tôi đang tiếp tục làm, xác minh, làm rõ, trên cơ sở đó đánh giá vi phạm đến đâu, ảnh hưởng như thế nào và đặc biệt có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì mới có thể có cách xử lý phù hợp”.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, để xảy ra tình trạng này, cơ quan quản lý Nhà nước như quản lý thị trường cũng có trách nhiệm. Ở đây nói rộng ra còn thấy, một thực trạng đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập là ý thức, hiểu biết pháp luật và cả luật pháp Quốc tế liên quan đến bảo hộ quyền tác giả, sở hữu trí tuệ và cả vấn đề cụ thể hơn liên quan đến xuất xứ hàng hóa còn rất yếu, thậm chí trong chừng mực hành vi tiêu dùng còn có tính cách nương nhẹ, không dựa trên nền tảng của sự tôn trọng luật pháp quốc tế đó.
“Đây là yêu cầu đặt ra của Việt Nam trong quá trình hội nhập khi các cam kết hội nhập quốc tế, hàng loạt hiệp định thương mại tự do, điều ước quốc tế chúng ta tham gia đều hàm chứa điều này và đòi hỏi trước tiên những cải cách thể chế để đáp ứng điều đó. Thứ hai là những biện pháp, giải pháp tăng cường nhận thức chung của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước về điều này”, ông nói thêm.
Trước đó, trao đổi với báo chí, trước thông tin lùm xùm về nghi án Tập đoàn Khaisilk, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, ông mới chỉ đọc qua thông tin về Khaisilk ở trên các trang mạng chứ chưa nghe kết luận cụ thể. Tuy nhiên, nếu có kết luận cụ thể về việc doanh nghiệp này làm ăn gian dối, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Khaisilk này đã tự làm mất thương hiệu và uy tín của mình.
Ông Nguyễn Hồng Thanh cũng bày tỏ sự bất bình trước việc các doanh nghiệp Việt Nam tự làm mất uy tín của chính mình, không những gây ảnh hưởng cho chính họ mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
“Vụ việc mặt hàng hải sản của Việt Nam vừa rồi bị EU rút thẻ vàng là một ví dụ. Một số doanh nghiệp, cá nhân họ làm sai mà không nghĩ gì đến cộng đồng gì cả. Chúng ta không thể ủng hộ những chuyện như thế vì nó làm ảnh hưởng đến bao nhiêu doanh nghiệp và người lao động.”
Phương Dung
Lời hứa của tân Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái

Lời hứa của tân Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái

Ông Lê Minh Khái – tân Tổng Thanh tra Chính phủ – cho biết, sẽ thực hiện tốt yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng giao cho ngành, nhất là thanh tra làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những tổ chức, cá nhân có sai phạm gây thất thoát, thua lỗ lớn trong các dự án đang được dư luận xã hội quan tâm.
Chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Lê Minh Khái – tân Tổng Thanh tra Chính phủ – nói: “Tôi rất xúc động khi được Chính phủ đề nghị, Quốc hội tin tưởng, phê chuẩn giữ chức Tổng Thanh tra Chính phủ. Đây là niềm vinh dự đối với bản thân, đồng thời cũng là trách nhiệm trước Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cử tri cả nước”.
Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, nhận nhiệm vụ trong bối cảnh yêu cầu ngày càng cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, yêu cầu và kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước, nhiệm vụ trong thời gian tới của ngành thanh tra rất nặng nề.
img4998-1509005829655
Ông Lê Minh Khái – tân Tổng Thanh tra Chính phủ
Ông Khái cho biết, cá nhân ông sẽ cùng cán bộ, công chức, viên chức của ngành thanh tra nỗ lực phấn đấu với mức cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó có việc quản lý Nhà nước và thực hiện hoạt động thanh tra nhằm duy trì thực thi pháp luật, thực thi nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy hành chính Nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định.
Nhiệm vụ cụ thể được ông Khái đặt ra là tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng giao cho ngành, nhất là thanh tra làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những tổ chức, cá nhân có sai phạm gây thất thoát, thua lỗ lớn trong các dự án đang được dư luận xã hội quan tâm.

Tiếp tục thanh tra các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các ngành, lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực. Kết thúc sớm các cuộc thanh tra vụ việc phức tạp liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, đơn vị, các cuộc thanh tra trọng tâm về kinh tế do Chính phủ, Thủ tướng giao.
Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định sẽ chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về thời gian báo cáo kết quả thanh tra, kịp thời ban hành và công khai kết luận thanh tra, cố gắng khắc phục việc chậm, hoãn công bố kết luận thanh tra.
Ông Lê Minh Khái cho biết, sẽ chuyển các vụ việc có dấu hiệu phạm tội sang cơ quan điều tra theo đúng quy định pháp luật; khắc phục những hạn chế trong giám sát và xử lý sau thanh tra, quyết liệt trong đôn đốc việc thực hiện nghiêm kết luận và kiến nghị của thanh tra.
Ngoài ra, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, đơn vị xử lý theo thẩm quyền các vụ khiếu kiện phức tạp, đồng người, kéo dài để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ông Lê Minh Khái cho biết, trước mắt sẽ ưu tiên việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan có liên quan sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Tố cáo, bảo đảm chất lượng và tính khả thi.
Quang Phong – Thế Kha
Vụ VN Pharma: Bộ Y tế đã xem thường pháp luật

Vụ VN Pharma: Bộ Y tế đã xem thường pháp luật

Trong vụ án VN Pharma, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, nguyên Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM cho rằng việc không chấp hành lệnh của tòa án là hành vi xem thường pháp luật.

Hàng chục năm tham gia xét xử các vụ án hình sự và làm công tác quản lý, bà Nguyễn Thị Thu Thủy (nguyên Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM) chia sẻ: Trong quá trình xét xử, rất nhiều vụ tòa ký giấy triệu tập nhưng người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cương quyết không đến tòa, né tránh thư triệu tập thì buộc lòng tòa phải ra lệnh áp giải đến tòa. Việc áp giải người có nghĩa vụ liên quan nhằm giúp cho vụ án được làm sáng tỏ hơn.
Trong trường hợp họ né tránh thì tòa sẽ tác động cơ quan chủ quản, nơi người có nghĩa vụ liên quan công tác yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Còn trường hợp căng thẳng hơn thì yêu cầu công an dùng xe chuyên dụng áp giải đến tòa.
Trong vụ án của Công ty VN Pharma, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cho rằng việc không chấp hành lệnh của tòa án là hành vi xem thường pháp luật.
img4087-1508832545031-1508832698211
Các bị cáo vụ VN Pharma
Một chuyên gia luật nhận định có thể tòa sẽ tuyên hủy án để điều tra lại hoặc khởi tố tội danh mới nên việc lãnh đạo Cục Quản lý dược có mặt hay không cũng không quan trọng. Sau này, cơ quan điều tra sẽ làm việc với những người này nếu vụ án bị hủy án hoặc khởi tố thêm tội danh mới. Điều đáng nói là những người đại diện Bộ Y tế đến dự tòa đều trả lời vòng vo, quanh co, một số người nói rằng không biết chuyên môn. Riêng Cục trưởng Cục Quản lý dược kiêm thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường thì vắng mặt, không rõ lý do.
Trong suốt 4 ngày xét xử phúc thẩm, HĐXX và 2 đại diện VKSND Cấp cao tại TP HCM 6 lần tỏ thái độ không hài lòng với Bộ Y tế cũng như lãnh đạo Cục Quản lý dược. Trong phiên xử sáng 19-10, mặc dù tòa đã triệu tập nhưng đại diện Bộ Y tế không đến. Đến chiều cùng ngày, ông Giang Hán Minh – Phó Chánh thanh tra Bộ Y tế phụ trách lĩnh vực tham nhũng mới tham dự. Tuy nhiên, sự có mặt của ông Giang Hán Minh như màn “diễn hài” đã gây thất vọng cho đại diện VKS.
Vụ VN Pharma: Bộ Y tế đã xem thường pháp luật - Ảnh 2.
Câu nào ông Minh cũng từ chối trả lời
Khi đại diện VKS đặt câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc cấp phép lô thuốc H-Capita 500mg Caple cũng như 7 bộ hồ sơ của 7 loại thuốc khác lấy tên Helix Canada đã được Cục Quản lý dược cấp phép nhập khẩu, cấp số đăng ký lưu hành ông Giang Hán Minh chỉ nói một câu duy nhất: “Xin không trả lời, ghi nhận và báo cáo lãnh đạo bộ”.
Hai ngày xử tiếp theo đại diện Bộ Y tế cũng vắng mặt mà không có lý do.

Tương tự, mặc dù tòa đã có thư triệu tập để làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến cấp phép nhập khẩu, cấp phép hoạt động cho công ty “ma” nhưng cục trưởng và cục phó Cục Quản lý dược vẫn không đến tòa.
Về sự vắng mặt không rõ lý do này, đại diện VKS đã yêu cầu tòa cần có biện pháp cứng rắn hơn vì đã thể hiện sự không nghiêm túc với các cơ quan tố tụng.
Vào ngày cuối cùng của phiên tòa phúc thẩm, khi được tòa thẩm vấn, bà Phạm Thị Ngân Hạnh, Phó trưởng Phòng Quản lý kinh doanh dược thuộc Cục Quản lý dược không trả lời được. Lúc này, ông Đỗ Trung Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế giải cứu bà Hạnh bằng cách đứng sau “nhắc tuồng” khiến những người tham dự phiên tòa tỏ thái độ khó chịu.
Vụ VN Pharma: Bộ Y tế đã xem thường pháp luật - Ảnh 3.
Phó Vụ trưởng đứng sau “nhắc tuồng” cho phó trưởng phòng.
Khi được hỏi về quy trình cấp phép cho công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng như quy trình cấp phép nhập khẩu thuốc,  tất cả những cán bộ có trách nhiệm tại Cục Quản lý dược đều trả lời cùng một ý là tin tưởng doanh nghiệp, tin tưởng giấy tờ doanh nghiệp nộp lên, đưa sao xem vậy chứ không kiểm chứng, xác thực.
Trong khi đó, tòa nhiều lần công bố Giấy chứng nhận bán hàng tự do (FSC); Giấy chứng nhận thực hành tố sản xuất thuốc (GMP) của Canada được đóng dấu hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada đều là giấy tờ giả do Võ Mạnh Cường làm ra nhưng cán bộ Cục Quản lý dược tỏ ra không quan tâm đến chuyện tầy trời này.
Cán bộ Cục Quản lý dược nhiều lần trả lời đó không phải là chuyên môn của mình nên từ chối trả lời.
Chưa hết, trong số 10 chuyên gia tham gia hội đồng thẩm định để cấp phép nhập khẩu lô thuốc đặc trị ung thư thì có 3 chuyên gia không ký tên thuốc đạt hay không đạt, không ký tên nhưng ông Đỗ Trung Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế vẫn khẳng định đúng quy trình; hồ sơ thẩm định không ghi ngày tháng ông Hưng bảo chỉ “sai chút chút”.
Vụ VN Pharma: Bộ Y tế đã xem thường pháp luật - Ảnh 4.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế bảo rằng cấp phép là đúng quy trình !
Vụ VN Pharma: Bộ Y tế đã xem thường pháp luật - Ảnh 5.

Dư luận đang chờ câu trả lời của các cơ quan tố tụng, ai đã tiếp tay nhập thuốc ung thư giả?
Bài và ảnh: Phạm Dũng
Đừng xúc phạm các linh mục chân chính như thế

Đừng xúc phạm các linh mục chân chính như thế

Trên trang Boxit.blogspot.com trích dẫn bài viết của tác giả Văn Hoàng, bài viết được viết tại Mỹ về các linh mục được cho là “Linh mục quốc doanh ở Sài Gòn”, với câu hỏi nghi vấn đó là “Có ai biết bốn vị linh mục này thuộc biên chế của cơ quan, đơn vị nào và mang cấp bậc hàm gì?”. Đây có thể là sự báng bổ tôn giáo hoặc nhẹ nhàng hơn đó là bài viết phạm thượng những linh mục đã tham gia nhiều hoạt động xã hội.
22491536_1486034008117242_1291986429392834058_n

Bốn vị linh mục được gán nhãn này đó là linh mục Huỳnh Công Minh; linh mục Trương Bá Cần (1930-2009) là chủ biên tuần báo “Công giáo và Dân tộc”; linh mục Phan Khắc Từ; linh mục Vương Đình Bích từng tu học bên Âu châu, thuộc tu hội dòng Đức Mẹ người nghèo. Vậy lý do nào mà những kẻ này dám đưa ra các phán xét đối với các vị linh mục này?

Thứ nhất, đó là những bề trên này đã có những hoạt động gắn chặt với đời sống của dân tộc, dù ở cương vị là cha đỡ đầu tinh thần nhưng các vị linh mục này vẫn thiết tha đối thoại với chính quyền, giúp đỡ cộng đoàn mà mình phụ trách. Đó chính là việc làm giúp con chiên, giúp cộng đoàn và đúng với tinh thần thượng tôn của dân tộc là “lá lành đùm lá rách”. Những việc làm của các bề trên này nhận được hưởng ứng mạnh mẽ của con chiên và những bề trên khác trong giáo hội.

Thứ hai, những linh mục này đều là linh mục tham gia nhiều hoạt động xã hội và việc làm tốt đẹp của các linh mục đều thực hiện những năm 70 – 80 của thế kỷ trước. Đặt trong giai đoạn hiện nay, khi có rất nhiều linh mục hiện nay vẫn tích cực tham gia hoạt động xã hội, gắn bó mật thiết với con chiên, cơ quan chính quyền để bảo vệ quyền lợi của những tín đồ của mình thì bị gán ghép cho nhãn mác là “linh mục quốc doanh”. Vậy thử hỏi những linh mục, giám mục được quần chúng cử vào Quốc hội hay tham gia vào Hội đồng nhân dân của các địa phương ngoài việc bảo vệ quyền lợi cho cộng đoàn, con chiên lại bị phê phán hay chăng? Điều đó thật nực cười thay.

Do đó mục đích của bài viết không phải tạo nên tranh luận mà quan trọng là nhìn nhận thật chính xác vai trò của các linh mục này đối với cộng đoàn, giúp dân giúp đất nước phát triển chứ không phải là trò hèn hạ ném cát bụi tre, cố tình lật nhào lịch sử để bôi lem những vị linh mục này.

Tòa thánh Vatican đã đưa ra rất nhiều định hướng trong đó cổ vũ những tín hữu, chức sắc của hội thánh cộng tác với cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của cộng động bởi suy cho cùng thì quyền bính về thực tế và quyền bính về tinh thần phải hài hòa và cùng hướng đến tương lai chứ không thể đi ngược lại với nhau.

Do đó chúng ta phải phê phán những sai trái, những nhận thức trái với tấm lòng mà các vị linh mục đã làm cho cộng đoàn, dân tộc. Đừng phán xét ai cả vì chúng ta không có quyền năng đó.


Ngọc Lam/ blog gocnhinthoidai.org 
Diễn văn hơn 30.000 từ đánh dấu Trung Quốc bước vào “thời đại Tập Cận Bình”

Diễn văn hơn 30.000 từ đánh dấu Trung Quốc bước vào “thời đại Tập Cận Bình”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu kéo dài hơn ba giờ đồng hồ, thể hiện nhiều mục tiêu lớn tại Đại hội 19 của ĐCSTQ, khai mạc hôm qua 18/10.
d69d9c989405676289276b1e82248432w-1508385237441-70-0-697-1010-crop-1508385242256
Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 khai mạc lúc 9 giờ sáng ngày 18/10 (giờ địa phương) tại thủ đô Bắc Kinh. Chủ tịch Tập Cận Bình đã đọc Báo cáo chính trị dài hơn 30.000 từ trong gần ba tiếng rưỡi đồng hồ.
Tham dự Đại hội có 2.280 đại biểu, so với con số công bố trước đó 2.287 đại biểu, thiếu vắng 7 đại biểu. Ngoài ra còn có 74 khách mời, trong đó có 16 người vắng mặt với lý do sức khỏe
Trong buổi sáng khai mạc, các lãnh đạo lão thành của Trung Quốc như các cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, cựu Thủ tướng Lý Bằng, Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo, cựu Chủ tịch Quốc hội Lý Thụy Hoàn, Ngô Bang Quốc… cùng nhiều nguyên lão khác cũng ngồi trên hàng ghế Đoàn Chủ tịch.
Báo cáo chính trị do ông Tập phát biểu với chủ đề: “Không quên tâm nguyện ban đầu, ghi nhớ sâu sắc sứ mệnh, giương cao ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, quyết thắng xây dựng toàn diện xã hội thịnh vượng, giành thắng lợi vĩ đại chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, phấn đấu không mệt mỏi thực hiện giấc mộng phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”.
Báo cáo mang tựa đề “Đại hội quan trọng thời kỳ then chốt bước vào thời kỳ mới của giai đoạn quyết thắng xây dựng xã hội thịnh vượng toàn diện và chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”.
Diễn văn hơn 30.000 từ đánh dấu Trung Quốc bước vào thời đại Tập Cận Bình - Ảnh 1.
Các đại biểu quân đội ra về sau khi buổi khai mạc Đại hội 19 kết thúc. Ảnh VCG
Các mục tiêu lịch sử
Nội dung có mười ba chương mục, bao gồm:
1- Tổng kết công tác trong 5 năm qua.
2- Sứ mệnh lịch sử của ĐCSTQ trong thời kỳ mới.
3- Tư tưởng và Kế sách chiến lược cơ bản của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc thời kỳ mới.
4- Quyết thắng xây dựng toàn diện xã hội thịnh vượng.
5- Quán triệt quan niệm phát triển mới, xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa.
6- Kiện toàn hệ thống thể chế nhân dân làm chủ đất nước.
7- Kiên định lòng tự tin văn hóa.

8- Nâng cao việc đảm bảo và cải thiện mức sống của nhân dân.
9- Đẩy mạnh cải cách thể chế văn minh môi trường sinh thái.
10- Kiên trì đi theo con đường xây dựng quân đội hùng mạnh mang màu sắc Trung Quốc.
11- Kiên trì “một nước hai chế độ”, thúc đẩy thống nhất tổ quốc.
12- Kiên trì đường lơi phát triển hòa bình.
13-Kiên trì không lay chuyển toàn diện trị đảng nghiêm minh.
Đánh giá về thành tựu năm năm qua, báo cáo cho rằng, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành quả vĩ đại trên tất cả các mặt, tuy nhiên còn những tồn tại chủ yếu chưa giải quyết được như vấn đề phát triển không cân đối, không đầy đủ, chất lượng và hiệu quả không cao, sức sáng tạo chưa mạnh mẽ.
Hay môi trường sinh thái chưa đảm bảo, đời sống nhân dân nhiều nơi còn khó khăn, nhiệm vụ của công tác xóa đói giảm nghèo còn nặng nề, những mâu thuẫn xã hội còn đan xen và phức tạp, công tác xây dựng đảng còn nhiều khâu yếu kém…
Trong phần 2, Sứ mệnh lịch sử của ĐCSTQ trong thời kỳ mới, báo cáo nhấn mạnh giấc mộng phục hưng vĩ đại của Trung Quốc. Đây là thời kỳ “Đấu tranh vĩ đại, Công trình vĩ đại, Sự nghiệp vĩ đại, Giấc mộng vĩ đại”.
Trong phần 3, Tư tưởng và Kế sách chiến lược cơ bản của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc thời kỳ mới, báo cáo cho biết, nhiệm vụ tổng quát tới giữa thế kỷ này là thực hiện xây dựng đất nước thành cường quốc xã hội chủ nghĩa dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ văn minh.
Trong phần này, báo cáo đưa ra 7 điều phải “xác định rõ” và 14 điều “phải kiên trì”.
Trong phần 4 “Quyết thắng xây dựng toàn diện xã hội khá giả”, báo cáo đã chia thành các giai đoạn thực hiện cụ thể. Từ nay tới năm 2020 xây dựng hoàn thiện xã hội thịnh vượng toàn diện, thực hiện mục tiêu “100 năm đầu tiên”.
Từ Đại hội 19 tới Đại hội 20 tiếp tục thực hiện mục tiêu “100 năm thứ hai”, trong đó chia làm 2 giai đoạn: Từ 2020 – 2035, cơ bản thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Từ 2035 – 2050, xây dựng Trung Quốc thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, hài hòa hoàn mỹ.
Diễn văn hơn 30.000 từ đánh dấu Trung Quốc bước vào thời đại Tập Cận Bình - Ảnh 2.
Trong phần 12 “Kiên trì đường lối phát triển hòa bình” , ông Tập chủ yếu nói về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh xây dựng tổng thể ổn định, xây dựng mối quan hệ nước lớn phát triển trong khung hình cân bằng, quan hệ láng giềng thân thiện.
Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh Trung Quốc sẽ “không hy sinh lợi ích của mình làm cái giá đổi lấy phát triển”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Báo cáo chính trị tại Đại hội 19 là tập hợp những phát biểu trước đó của ông Tập, đặc biệt là phát biểu ngày 26/7/2017 với cán bộ lãnh đạo chủ chốt các địa phương.
Các nhà phân tích cho rằng, “Báo cáo công tác trước Đại hội 19” cho thấy đây là mốc chính thức đánh dấu “Trung Quốc bước vào thời đại Tập Cận Bình”./.
"Dân chủ - nhân quyền ?!

"Dân chủ - nhân quyền ?!

Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Có một lần tôi đứng xem cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ chỉ dẫn giao thông tại một ngã tư Nguyễn Thái Học – Chu Văn An (Hà Nội).
Có một gã thanh niên đi xe vượt đèn đỏ bị cảnh sát giữ lại.
Hỏi giấy tờ xe, gã không mang.
Hỏi bằng lái, gã cũng… không mang.
Anh thiếu úy cảnh sát phải lập biên bản xử phạt.
Đầu tiên là gã năn nỉ xin đừng phạt và dúi vào tay anh cảnh sát tờ 500 ngàn. Anh gạt ra và nói thẳng thắn: “Anh cất tiền, đừng để tôi phải lập biên bản về việc này”.
Gã lại rút điện thoại gọi cho ai đó, rồi cầm điện thoại đưa cho anh thiếu úy, nói lạnh lùng: “Ông nghe đi, có người muốn nói chuyện với ông”.
Anh cảnh sát lộ vẻ khó chịu và cũng thẳng thừng: “Tôi không có nghĩa vụ phải nghe điện thoại trong lúc này. Ai muốn xin cho anh, bảo người đó lên gặp lãnh đạo”.
Nghe cuộc đối thoại ấy, tôi thầm khen anh cảnh sát. Và chờ đợi xem “màn kịch” này diễn tiếp thế nào.
Thật ngạc nhiên, gã kia đứng quay lưng về anh cảnh sát và bắt đầu… chửi đổng. Gã lèm bèm chửi anh cảnh sát: “chúng mày là bọn bla bla bla…, hôm nay chê bánh, tỏ vẻ trong sạch …
Anh cảnh sát bực mình: “anh chửi ai đấy”?
Gã tỉnh bơ: “Tôi chửi bọn… ngoài đường!”.
Rồi gã lại tiếp tục lèm bèm chửi đổng.
Anh cảnh sát bực quá quát: “Anh im đi cho tôi nhờ”.
Như chỉ chờ có thế, gã gào lên: “A, ông cậy ông là công an, ông quát dân à? Lịch sự để đâu, ai dạy ông ăn nói với dân thiếu kính trọng lễ phép như vậy”.
Thấy gã to tiếng, hai cảnh sát giao thông nữa đến. Gã vẫn bất chấp và phân bua với mấy người dân xúm lại xem: “Các ông xem, cảnh sát cậy quyền cậy thế bắt tôi im miệng, tôi là Dân tôi có quyền nói gì mà tôi muốn-đó là nhân quyề … Ai có cái bút, tờ giấy cho tôi xin, tôi ghi số hiệu tay này, tôi gửi đơn lên trên, xem nó là con nhà ai mà dám hỗn láo với dân như thế”.
Có vài người dân cũng vào hùa: “Các ông công an phải xem lại cách nói với dân đi”; “Chắc là thằng này không chịu làm luật đây mà…”.
Điện thoại các kiểu được dịp giơ lên chia chỉa.
Anh cảnh sát uất đến tận cổ. Mặt anh đỏ lên, quai hàm bạnh ra, nhưng vừa lúc ấy, có một tốp cảnh sát 141 phóng xe tới. Trong tốp này có hai cảnh sát hình sự mặc thường phục. Thấy đám đông, anh em dừng lại. Lập tức, gã im bặt và nói to: “Thôi, các anh phạt, em chịu”.
Một cảnh sát hình sự mặc thường phục hỏi chuyện anh thiếu úy cảnh sát giao thông. Sau khi nghe kể lại, anh cảnh sát hình sự lừ lừ nhìn gã và nói thong thả: “Mày chửi lại cho tao nghe xem nào?”. Như bị bắt vía, gã ấp úng: “Em… em có chửi ai đâu”. Anh cảnh sát hình sự nhìn gã từ đầu đến chân, rồi hỏi: “Trông chú mày quen quen, hình như có lần vào số 7 Thiền Quang rồi phải không?”.
Gã cười cầu tài: “Dạ, em cũng đã biết anh ạ. Thôi em xin anh, em cũng có nói năng hơi… bị hỗn. Anh đại xá!”.
Chỉ chờ có thế, anh cảnh sát hình sự mỉm cười tinh quái, rồi à lên: “Tao nhớ mày rồi. Lật áo lên!”. Gã tái mét mặt, lúng túng… Anh cảnh sát hình sự túm lấy gã, tốc áo lên.
Mọi người trố mắt khi thấy lưng gã xăm hình một cô gái cởi truồng, cười nhăn nhở. Anh nói to: “Thằng này gọi là Bình “củi”, Bình “xăm”. Hai tiền án, ba tiền sự. Mới được ra tù cuối năm ngoái. Bây giờ đi xe không giấy tờ, không bằng lái, vượt đèn đỏ, lại chửi công an, chống người thi hành công vụ. Vậy theo bà con, nên xử nó thế nào?”.
Thế là cả đám đông lại nhao lên: “Nhốt thằng này vào”; “Phải xử thật nghiêm, thằng mất dạy”.
Rồi gã được dong về Phòng Cảnh sát hình sự. Còn mấy anh cảnh sát giao thông thở phào như vừa được thoát hiểm.
Được chứng kiến cảnh này, tôi cứ thầm nghĩ: “Nếu lúc nãy cảnh sát 141 không tới kịp, gã kia cứ thế lên gân, bổ bả, không hiểu anh cảnh sát giao thông nóng mắt, cho gã cái bạt tai… thì sự thể sẽ như nào?” – Sẽ là ầm ĩ lên chuyện cảnh sát giao thông “đánh dân, chửi mắng dân”; rồi hàng loạt tờ báo sẽ xúm vào “lên án” và chưa biết chừng, lý lịch “tam đại” nhà anh cảnh sát sẽ được réo lên báo? Rồi lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông, chỉ huy đội sẽ ù tai về điện thoại yêu cầu được phỏng vấn và cũng chưa biết chừng, lãnh đạo Công an TP Hà Nội và có khi cả lãnh đạo Bộ cũng phải lên tiếng “thừa nhận rằng…”.
....
Tôi chợt nhớ tới Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, ngày ấy là Thứ trưởng Bộ Công an, tiếp một phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Trưởng đoàn Hoa Kỳ đưa ra một số tấm ảnh về cảnh sát bảo vệ bịt miệng một bị cáo là Linh mục đang bị xét xử tại một phiên tòa và cao giọng phán xét rằng, Việt Nam vi phạm nhân quyền, đồng thời đề nghị Bộ Công an Việt Nam có hình thức xử lý thích đáng với những cảnh sát này.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng hỏi lại ông ta: “Ngài có nhìn thấy vành móng ngựa bị ông Linh mục này đạp đổ không? Ngài có cần xem lại băng video quay cảnh ông ta chửi bới quan tòa, rồi xúc phạm cả lãnh tụ Hồ Chí Minh không?”.
Ông trưởng đoàn nói: “Tôi có biết ông này đã… lỡ lời. Nhưng có cần thiết phải như vậy không?”.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng nói thong thả: “Tôi với ngài là người từng trải, bạc cả đầu rồi. Chúng ta có đủ kiên nhẫn, đủ bản lĩnh để kiềm chế trước những hành vi khiêu khích của ông Linh mục này. Nhưng với những anh Cảnh sát mà chắc chắn tuổi đời chỉ bằng con, cháu chúng ta thì liệu họ có đủ sức kiềm chế trước những kẻ coi thường pháp luật, không coi đạo lý ra gì không? Nhất là khi ông ta còn xúc phạm lãnh tụ của cả dân tộc chúng tôi? Khi tôi còn trẻ, nếu gặp phải trường hợp như thế này, có khi tôi còn cứng rắn hơn thế đấy”.
Nghe Thượng tướng nói thế, ông Trưởng đoàn Hoa Kỳ đành gật đầu và cười: “Kể cũng khó kiềm chế thật?”.
***
Xã hội ta bây giờ ngày càng lắm những chuyện chướng tai gai mắt, hay nói một cách “thẳng thắn” hơn là lắm kẻ “mất dạy”.
Có những kẻ ngang nhiên ngồi lên đầu tượng đài.
Có những kẻ ngang nhiên trêu chọc, thách thức cảnh sát trong khi người cảnh sát đó đang thi hành nhiệm vụ.
Ở Hà Nội, không hiếm thấy những kẻ nhuộm tóc xanh đỏ, để đầu trần, phóng xe máy bạt mạng và nếu thấy cảnh sát thì còn: “Vẫy tay, vẫy tay… chào nhau”.
Rồi những học sinh ngang nhiên đi xe máy đến trường.
Thật khổ cho cảnh sát. Nếu có đuổi theo bắt giữ chúng, nếu an toàn thì không sao, nhưng nếu chúng lao vào người khác hoặc lao vào gốc cây, cột điện mà bị tai nạn thì lập tức búa rìu dư luận lại giáng xuống đầu người thi hành công vụ.

Có cảm giác rằng, xã hội chúng ta quá thiếu những biện pháp để trị những kẻ “mất dạy” và thậm chí còn “bảo vệ” chúng.
Và cũng có cảm giác rằng, những người thi hành công vụ đang không được nhìn nhận đúng, không được ủng hộ và bảo vệ. Cho nên, tâm lý ngại va chạm, ngại xử lý, thiếu kiên quyết trước những hành vi xem thường pháp luật đang ngự trị trong nhiều anh em công an, nhất là ở những công việc “nóng” như cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự…

Và bi kịch cho xã hội chúng ta là ở chỗ: Chính nhiều bậc cha mẹ đã nuông chiều con cái, tạo cho chúng cách cư xử, nói năng “mất dạy”. Và khi con cái đã mất dạy hoặc vi phạm pháp luật, bị xử lý thì họ đổ tại “xã hội”. Gia đình là một tế bào của xã hội. Nhiều tế bào bị “ung thư” thì xã hội ắt cũng bị “ung thư”.
Một vấn đề nữa là xã hội chúng ta đang thiếu những biện pháp cứng rắn, kiên quyết để trừng trị những kẻ có hành vi mất dạy, mà nặng về giáo dục suông. Ở Singapore đấy, có kẻ mất dạy, bị chính quyền nọc ra đánh giữa quảng trường, mặc cho chính quyền Mỹ kêu gào, phản đối… Nhưng chẳng ai dám quy kết chính quyền Singapore là “thiếu dân chủ” cả.
Cứ bảo xã hội chúng ta đạo đức, thuần phong mỹ tục… đang bị xuống cấp. Nhưng khi mạnh tay với những hành vi này lại bị không ít người phản đối? Đấy mới là cái họa lâu dài."

[Bạn cần share]
St. Nguồn facebook
* Ngài Đại sứ Mỹ Ted Osius sẽ làm gì sau khi mãn nhiệm

* Ngài Đại sứ Mỹ Ted Osius sẽ làm gì sau khi mãn nhiệm

Mõ Làng

Sáng nay 17-10, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã đến chào từ biệt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác (2014-2017).


Tại cuộc gặp, Thủ tướng nhìn nhận đại sứ đã có một nhiệm kỳ thành công tại Việt Nam, nổi bật là tổ chức nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên. Trong đó, có chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 7-2015), chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama (7-2016), chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (5-2017) và chuyến thăm Việt Nam tháng 11 tới của Tổng thống Donald Trump.

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục là trọng tâm, động lực cho quan hệ hai nước khi thương mại song phương tăng từ 36 tỷ USD năm 2014 lúc Đại sứ nhậm chức lên hơn 50 tỷ USD hiện nay. Tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD.

Ông Ted Osius cũng đã cho biết: “sau khi kết thúc nhiệm kỳ, ông sẽ ở lại Việt Nam và làm trong lĩnh vực giáo dục, hi vọng tiếp tục đóng góp cho quan hệ hai nước”. Điều này cũng có thể được nhìn nhận rằng, sau thời gian sống, làm việc trong thể chế Việt Nam, tiếp xúc với con người Việt Nam, trong tâm tư, tình cảm cá nhân của minh ông Ted Osius đã cảm nhận được rằng, Việt Nam là một đất nước đáng sống.

Là những người Việt Nam yêu nước chúng tôi cũng ghi nhận ông đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt hơn bất kỳ vị đại sứ tiền nhiệm nào. Tuy nhiên cũng nói thêm rằng, trong nhiệm kỳ của mình ông Ted Osius đã không ít lần khiến nhân dân Việt Nam thất vọng về những phát ngôn thiếu thiện chí về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Ông đã có những đòi hỏi vô lý, can thiệp vào công việc nội bộ của Chính phủ sở tại khi Việt Nam bắt, xử lý các đối tượng là tội phạm có hành động đi ngược lại lợi ích của nhân dân, bị dư luận lên án gay gắt.

Nay mai, khi đã thôi làm chính khách, hẳn ông sẽ được tư do hơn trong vai trò mới. Khi đó, ông sẽ thấy rõ hơn về đất nước, con người Việt Nam chúng tôi. Một dân tộc vị tha, thân thiện, cần cù, lam lũ vượt qua những khó khăn, đau đớn mà chính đất nước ông đã gây nên. Ông sẽ cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống khi làm một người bình thường, sống cùng những con người bình thường.
Trao tiền cứu trợ rồi lấy lại chia đều: Lộ danh sách toàn cán bộ nhận tiền

Trao tiền cứu trợ rồi lấy lại chia đều: Lộ danh sách toàn cán bộ nhận tiền

Ngày 2/10, Báo Dân trí đã có bài phản ánh về việc tại phường Quỳnh Xuân, TX Hoàng Mai (Nghệ An), sau đợt lũ lụt kinh hoàng năm 2013 được nhiều tổ chức hỗ trợ chia sẻ bớt những khó khăn. Trong đó, có Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Hội chữ thập đỏ Nghệ An hỗ trợ 55 triệu đồng cho 34 hộ dân khó khăn ở địa phương này.
Cán bộ phường nằm trong danh sách hỗ trợ tiền lũ lụt
Tuy nhiên, sau khi phát cho các hộ dân, thì tiền cứu trợ đã bị lấy lại để chia đều. Và cũng gần 3 năm qua, số tiền lấy lại được cho là để chia đều đó mới bị lộ không đúng như những gì trước đó cán bộ làm.
Trong quá trình điều tra, PV Dân trí đã tiếp cận được số tiền và danh sách này những người được nhận trong số đó là người nhà cán bộ nhưng lại thiếu tính trung thực. Đáng chú ý, trong danh sách này có đến 24 hộ là cán bộ và người thân cán bộ phường này nằm trong diện được hỗ trợ do thiên tai lũ lụt.
Danh sách chúng tôi liệt kê có 26 người thì trong đó có 24 người nhận là cán bộ và người nhà của cán bộ phường Quỳnh Xuân được ông Vũ Văn Từ – Chủ tịch UBND phường xác nhận.
Danh sách chúng tôi liệt kê có 26 người thì trong đó có 24 người nhận là cán bộ và người nhà của cán bộ phường Quỳnh Xuân được ông Vũ Văn Từ – Chủ tịch UBND phường xác nhận.
Theo đó, sau khi báo chí phản ánh, thị xã Hoàng Mai đã ra Công văn số 318 yêu cầu phường Quỳnh Xuân làm rõ thông tin được đăng tải. Tiếp đó, UBND phường Quỳnh Xuân đã có báo cáo “thần tốc” giải trình những vấn đề liên quan đến số tiền của hai tổ chức nói trên.
Cụ thể, trong báo cáo giải thích vì sao lại giữ lại 33/55 triệu đồng do tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Hội chữ thập đỏ Nghệ An hỗ trợ, ông Cao Xuân Thắng – Bí thư phương Quỳnh Xuân cho rằng trong trận lũ lụt năm đó, nhiều gia đình bị thiệt hại nặng nề, trong khi đó số tiền mà hai đơn vị này hỗ trợ chỉ gói gọn trong 34 hộ, sợ xảy ra mâu thuẫn, kiện cáo nên phường thu lại 33 triệu để chia cho những hộ dân có thiệt hại tương tự.
Bản danh sách thứ nhất có 46 hộ ký nhận chỉ có chữ R đều giống nhau.
Bản danh sách thứ nhất có 46 hộ ký nhận chỉ có chữ R đều giống nhau.<
Ông Thắng cũng cho biết, với số tiền 33 triệu này đã được phân phát đến 93 hộ trong phường “có thiệt hại tương tự”. Danh sách hỗ trợ này được phường lập nên và có tên từng hộ.
Qúa trình tìm hiểu, chúng tôi đã tiếp cận được danh sách này, đúng như báo cáo thì trong danh sách này có tất cả 93 hộ dân được hỗ trợ với tổng số tiền là 33 triệu đồng. Để “nhanh chóng” cấp phát số tiền mà 34 hộ “đã nhường cơm sẻ áo”, phường Quỳnh Xuân giao cho hai cán bộ là ông Hồ Văn Ánh – Phó Bí thư (lúc bấy giờ năm 2013) nhận cấp cho 66 hộ với số tiền là 16 triệu đồng và ông Nguyễn Đình Thụ – Chủ tịch MTTQ (hiện nay là Phó bí thư Đảng ủy phường Quỳnh Xuân) nhận cấp cho 26 hộ với số tiền 17 triệu đồng có trách nhiệm cấp phát.
Bản danh sách thứ 3 được phân bổ với nhiều mức khác nhau. Tuy nhiên, trong đó có hộ ông Nguyễn Đình Thao nhận 2,8 triệu đồng.
Bản danh sách thứ 3 được phân bổ với nhiều mức khác nhau. Tuy nhiên, trong đó có hộ ông Nguyễn Đình Thao nhận 2,8 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi tiếp cận danh sách này chúng tôi thấy có những điều hơi lạ. Thứ nhất, danh sách 66 hộ được cấp phát số tiền 16 triệu đồng có tên tuổi và địa chỉ cụ thể, 46 hộ được chia đều mỗi hộ 300 ngàn đồng, 21 hộ được chia đều 100 ngàn đồng. Vậy nhưng, trong bản danh sách này không có chữ ký của người nhận, trái lại phần ký nhận chỉ có một chữ R (có nghĩa là đã nhận rồi). Đáng ngạc nhiên hơn, danh sách này cũng không có dấu đỏ mà chỉ có một chữ ký sơ sài đề tên là “Phó Bí thư”.
Trong khi đó, tại bản danh sách thứ 3 gồm có 26 hộ dân do ông Nguyễn Đình Thụ chịu trách nhiệm cấp phát thì chỉ có hai người là “dân”, còn 24 hộ gia đình còn lại là người nhà của cán bộ phường này, từ khối trưởng, Bí thư chi bộ đến cán bộ phường như tư pháp, văn hóa…

Báo cáo của UBND phường Quỳnh Xuân về vụ việc.<
Báo cáo của UBND phường Quỳnh Xuân về vụ việc.
Trong 26 hộ dân được nhận, có 3 hộ nhận mỗi hộ 1 triệu đồng, 21 hộ nhận mỗi hộ 500 ngàn đồng, 1 hộ nhận 1,2 triệu đồng và đặc biệt có 1 hộ nhận 2,8 triệu đồng, đó chính là ông Nguyễn Đình Thao lúc đó là Chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường Quỳnh Xuân.
Điều ngạc nhiên là khi cấp phát hỗ trợ cho người dân, Hội chữ thập đỏ Trăng lưỡi liềm quốc tế và Hội chữ thập đỏ Nghệ An đã từng phân ra 3 loại để cấp phát từ gồm 1 triệu đồng, 1,4 triệu đồng và cao nhất là 2,1 triệu đồng.
Vậy mà, khi thu về để chia cho những “hộ có thiệt hại tương tự” bản thân ông Thao lại nhận mức hơn mà hai tổ chức kia đề ra, riêng bản thân ông Nguyễn Đình Thụ người trực tiếp đi cấp phát vẫn nhận 1,2 triệu đồng.
Ra văn bản ngăn báo chí
Tại buổi làm việc với PV Dân trí, ông Vũ Văn Từ – Chủ tịch UBND phường Quỳnh Xuân cho biết, sau khi báo chí phản ánh Thị ủy Hoàng Mai đã chỉ đạo làm rõ và phường đã có báo cáo. Cũng tại buổi làm việc, ông Vũ Văn Từ cũng xác nhận là trong số 26 hộ nằm ở bản danh sách thứ 3 có đến 24 hộ là cán bộ và người thân của cán bộ phường.
Ông Vũ Văn Từ - Chủ tịch UBND phường Quỳnh Xuân khẳng định trong số 26 hộ ký nhận có 24 hộ là người nhà cán bộ trong phường.
Ông Vũ Văn Từ – Chủ tịch UBND phường Quỳnh Xuân khẳng định trong số 26 hộ ký nhận có 24 hộ là người nhà cán bộ trong phường.<
“Hầu hết các hộ dân nhận tiền hỗ trợ lũ lụt nằm trong danh sách đó đều có người thân của cán bộ trong phường là đúng…”, ông Vũ Văn Từ nói.
Tuy nhiên, khi đang trao đổi thì ông Từ ngừng lại và bảo rằng, các anh nhà báo nên thông qua (sang gặp) đồng chí Bí thư phường báo cáo thì hơn. Vì phường có Công văn 52 nói về việc nhà báo muốn đến làm việc với cán bộ phường phải thông qua, báo cáo với Bí thư phường thì mới được làm việc.
Giật mình với lời thú nhận này của vị Chủ tịch phường, chúng tôi xin được tiếp cận Công văn 52 và quả thật, Đảng ủy phường Quỳnh Xuân đã ra Công văn 52 (ra ngày 11/4/2016) về việc “Bảo vệ bí mật Nhà nước cơ quan phường Quỳnh Xuân”.
Trong đó, tại điều 4 Công văn này quy định: “Các bộ phận, các ngành, chi bộ tuyệt đối không được làm việc với Báo chí nếu không có ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư đảng ủy”, người ký văn bản này chính là ông Nguyễn Đình Thụ – Phó Bí thư đảng ủy.
Công văn của UBND phường tại điều 4 quy định: “Các bộ phận, các ngành, chi bộ tuyệt đối không được làm việc với Báo chí nếu không có ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Đảng ủy.
Công văn của UBND phường tại điều 4 quy định: “Các bộ phận, các ngành, chi bộ tuyệt đối không được làm việc với Báo chí nếu không có ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Đảng ủy.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Tô Huy Hùng – Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai cho biết: “Sau khi dư luận phản ánh, chúng tôi đã có Công văn chỉ đạo và hiện cũng đã nhận được giải trình của lãnh đạo phường Quỳnh Xuân”.
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi, trong số 93 hộ dân được nhận cấp phát từ số tiền 33 triệu đồng có 24 hộ là cán bộ và người thân cán bộ phường này nằm trong danh sách, thậm chí có một cán bộ được nhận cao hơn cả mức mà hai tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Hội chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An đề ra, ông Hùng mới biết và nói là sẽ cho tìm hiểu cụ thể hơn.
Nhóm PVĐT
NHỮNG NGƯỜI SỐNG VÀ NHỮNG NGƯỜI CHẾT

NHỮNG NGƯỜI SỐNG VÀ NHỮNG NGƯỜI CHẾT


Đây không phải là chuyện cây cầu hay chiến tuyến trong “Chiến tranh vệ quốc vĩ đại” đã chia những người chiến sĩ Hồng quân Liên Xô thành những người sống và những người chết mà đại văn hào Liên Xô Konstantin Simonov đã đề cập đến trong tiểu thuyết của ông mà là chuyện ở Việt Nam chúng ta ngày nay. Ngay bây giờ và ngay lúc này !
Liên tiếp trong hai tháng cuối mùa hè dài nhất trong gần hai chục năm qua, Việt Nam phải hứng chịu 2 cơn bão lớn và 3 cơn áp thấp nhiệt đời đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc. Sau cuồng phong là mưa lớn, sau mưa lớn là lũ lụt, sau lũ lụt là dịch bệnh. Đây là quy luật lặp đi lặp lại của thiên tai từ hàng vạn năm nay.
Thiệt hại về người (chết và mất tích) trong những đợt bão lũ muộn trong năm nay đã vượt qua số lượng thiệt hại do bão lũ của cả năm 2016 và cùng kỳ năm 2009. Trong đó, Hòa Bình 39 người, Yên Bái 28 người, Thanh Hóa 13 người, Sơn La 8 người, Nghệ An 7 người, Thừa Thiên Huế 2 người, các nơi khác 5 người. Thiệt hại về vật chất là 45.177 căn nhà bị ngập, 221 căn nhà bị phá hủy, 2.298 hộ dân phải di dời khẩn cấp, hàng vạn héc ta lúa và hoa màu bị hư hỏng. Tác giả của những dòng này lo ngại rằng đó chưa phải là con số cuối cùng bởi Cơn bão số 11 dù đã suy yếu nhưng khả năng gây mưa khi nó tan ngay trên cửa Vịnh Bắc Bộ là rất lớn.
Đỉnh lũ trên một số con sông ở Bắc Bộ và Bức Trung Bộ đã cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1985 nên với tổng lượng mưa được dự báo cho vùng này là 50 đến 100 mm, riêng phía Đông có nơi trên 150 mm. Do mưa lớn kéo dài gần như suốt tháng 8 và tháng 9 nên nhiều con đê đã “no nước” nên nếu lượng mưa lớn như mức dự báo thì hậu quả lũ lụt đối với Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh sẽ rất nặng nề.
Trong khi đồng bào, chính quyền, quân đội, công an các vùng bị bão lũ căng mình chống chọi với thiên tai, cố gắng cứu vớt lấy những gì có thể cứu vớt được, cố gắng giành giật những thứ mà thiên tai có thể cướp đi, kể cả mạng sống của con người thì lại có những tiếng nói lạc lõng từ đám truyền thông bất lương. Trong khi ngành truyền thông cả nước đang hướng về những tâm bão, những đỉnh lũ nhằm thông tin cho đồng bào cả nước biết về tai họa để phát huy tinh thần lá lành đùm lá rách, nhường cơm sẻ áo giúp bà con vùng lũ vượt qua khó khăn thì lại có những kẻ bất lương mở miệng ra là rêu rao trên mạng về những chuyện vụn vặt, chấp khẩu, bẻ chữ nhằm bêu riếu chế độ. Đó là chuyện về phát ngôn của ông Đỗ Đức Thịnh, Chỉ cục trưởng Chi cục đê điều Hà Nội khi ông này nói về việc buộc phải cho tràn có kiểm soát đê hữu ngạn sông Bùi.
Ngày 15-10-2017, trên đường đi công tác Thượng tá Cao Đăng Cường, Chính trị viên Đồn biên phòng 503, Lang Chánh, Thanh Hóa cùng người lái xe của mình là Đại úy Nguyễn Thành Chủng đã bị nước lũ cuốn trôi, hiện đang mất tích. Ở Thanh Hóa, Ninh Bình và nhiều nơi khác, các chiến sĩ Công an Nhân dân đã nhiều ngày nay ngâm mình trong lũ để cứu dân.
Trong tháng 9 và tháng 10, ngành báo chí mất đi hai phóng viên giỏi và dũng cảm. Đầu tháng 9-2017, Nhà báo Nguyễn Đình Quân, một người gắn bó máu thịt với Trường Sa, phóng viên thường trú của báo Tiền Phong tại Nha Trang khi xuống Cầu Đá tác nghiệp đã mất trong một tai nạn giao thông. Và ngày 14-9-2017, phóng viên trẻ của Thông tấn xã Việt Nam Đinh Hữu Dư đã hy sinh tại Cầu Thia, Nghĩa Lộ khi đang ghi hình dòng lũ dữ. Họ đã ra đi, nhưng tên tuổi và tấm gương sống chết với nghề, với sự nghiệp của họ thì vẫn còn mãi.
Trong khi có những chiến sĩ quân đội, công an, những phóng viên đã không ngại dấn thân vào chốn hiểm nguy để cứu giúp người dân, đưa tin trung thực và chính xác về tình hình phòng chống bão lũ, thiên tai và cứu hộ cứu nạn thì đã có không ít những nhà báo bất lương, lợi dụng chức trách của mình để trục lợi
Cùng trong khoảng thời gian ấy, phòng viên Nguyễn Mạnh Chiến công tác tại tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống thuộc trung ương Hội Nước sạch và môi trường Việt Nam bị bắt về tội tống tiền Cảnh sát giao thông Đắc Lắc. Một tháng trước đó, phóng viên Phạm Lê Hoàng Uyển là Trưởng Văn phòng đại diện phía Nam của Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập - thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam cũng bị bắt về tội tống tiền doanh nghiệp ở Cần Thơ và nhà báo Nguyễn Thế Thắng công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Nguyên đã bị lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ, để điều tra làm rõ về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Một vật đen đặt bên cạnh một vật trắng, ta sẽ thấy nó đen đến mức nào và ngược lại. Tên tuổi của những người dã cống hiến hết mình cho sự nghiệp sẽ còn được ghi nhớ mãi mãi và họ sẽ sống mãi trong lòng nhân dân.
Còn tên tuổi những kẻ chỉ vì lợi riêng mà phá hoại sự nghiệp chung sẽ sớm bị quên đi. Chúng tuy còn sống, còn ăn uống, hít thở và bài tiết; nhưng người đời sẽ coi chúng như đã chết.
Đó là câu chuyện hôm nay về NHỮNG NGƯỜI SỐNG VÀ NHỮNG NGƯỜI CHẾT.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, bầu trời, mũ và ngoài trời
Ảnh 1: Nhà báo Nguyễn Đình Quân.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang đứng, ngoài trời và thiên nhiên
Ảnh 2: Phóng viên Đinh Hữu Dư.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng
Ảnh 3: Thượng tá Cao Đăng Cường.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bầu trời, giày, ngoài trời, nước và thiên nhiên
Ảnh 4-5; Lực lượng Công an nhân dân giúp dân chạy lũ.