AI SẼ LÀM ĐÈN VÀ GIÓ MÁT

AI SẼ LÀM ĐÈN VÀ GIÓ MÁT

Vừa rồi, nói chuyện cùng một bác đã công tác trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa hàng chục năm nay, thấy bác trăn trở nhiều điều, bác chua chát “thời gian qua chúng ta toàn phải đi “dọn rác” do báo chí bày ra, rồi lại bị điều tiếng, chịu trách nhiệm thay cho báo chí..”..


Thực ra, phải chịu trách nhiệm là đúng, bởi theo chức năng nhiệm vụ - không thể làm thay việc của cơ quan quản lý nhà nước, nhưng phải làm tốt việc tham mưu để có thể phát huy sức mạnh báo chí thực sự phục vụ lợi ích của quốc gia dân tộc, không chỉ phản ánh dư luận mà còn phải định hướng dư luận hướng tới những điều tốt đẹp. 

Vậy nhưng, rõ ràng thời gian qua cùng với một số kết quả tích cực, thì nhiều tờ báo đã “đóng góp không nhỏ” gây ra sự rối loạn trong dư luận, vẽ ra một thực tế và viễn cảnh u ám không đúng với sự thực, đánh đồng hiện tượng với bản chất gây những tác động tiêu cực tới người đọc, người xem, người nghe.. Và những biểu hiện đó, không chỉ bởi do chạy theo cơ chế thị trường với thị hiếu tầm thường, mà còn có những dấu hiệu cho thấy sự suy thoái nghiêm trọng về chính trị tư tưởng từ chính cơ quan truyền thông.

Sự thái quá về nhận thức cũng như cách thức thực hiện tự do ngôn luận trong điều kiện trình độ dân trí còn chưa cao và không đồng đều, lại trong bối cảnh thế giới loạn lạc với nhiều luồng tư tưởng xa lạ đang hàng ngày được bơm thổi vào Việt Nam đã gây ra rất nhiều hệ lụy. Biểu hiện đơn giản nhất là nhiều người vốn là và hiện vẫn là cán bộ, công chức, thậm chí là cả đảng viên, bộ đội, giáo viên,…đã bị nhiễm độc từ thông tin báo chí, tiếp tục sử dụng chính những thông tin đó chia sẻ lên mạng xã hội với góc nhìn u ám hơn, trầm trọng hơn, thể hiện tư tưởng từ hoang mang dao động sang tới cả xét lại và chống đối, tạo hiệu ứng rất nguy hiểm cho sự ổn định cần có để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, tự bôi đen thì đời sẽ nhem nhuốc, thích bới rác ra thì không bao giờ được thở không khí trong lành… Nhưng ai sẽ làm đèn và làm gió mát?

Mạnh Hùng 
BỞI CHIẾN TRANH KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA!

BỞI CHIẾN TRANH KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA!

Có lẽ không một làng quê nào trên đất nước Việt Nam không có những gia đình thương binh, liệt sỹ, những con người chứng tích lịch sử, những người con ưu tú của dân tộc đã vào sinh ra tử, dâng hiến cả tuổi thanh xuân, sức trẻ và xương máu của mình cho sự nghiệp bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Hình ảnh người mẹ già trông đợi bóng con xa, người vợ trẻ tiễn chồng ra chiến trận vẫn in hằn trong kí ức dân tộc Việt.


Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mang trong mình bao dấu vết của bom đạn chiến tranh. Bao nhiêu anh hùng, liệt sỹ, những người con dũng bảo vệ từng tấc đất, tấc vàng cho Tổ quốc. Để ngày nay Nam Bắc sum họp một nhà, con cháu được ấm êm hạnh phúc.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những hệ quả mà nó mang lại vẫn còn dai giẳng. Những thương binh, bệnh binh mang trong mình dấu vết bom đạn, và chất độc màu da cam gieo bao đau đớn trên thân hình đất mẹ Việt Nam anh hùng.

Nhân dịp ngày thương binh liệt sĩ 27/7, xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến các bà mẹ Việt Nam anh hùng, xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu của mình để bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, các anh đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân của mình để giữ gìn mùa xuân của đất nước. 

Thế hệ trẻ hôm nay và mai sau sẽ luôn ghi nhớ công ơn của các anh, những người đã ngã xuống vì hòa bình và hạnh phúc của nhân dân và xin hứa trước anh linh các anh sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước mà các anh đã không tiếc máu xương của mình để gìn giữ.

Lan Chi
THỦ TƯỚNG MỚI, DIỆN MẠO ĐẤT NƯỚC MỚI

THỦ TƯỚNG MỚI, DIỆN MẠO ĐẤT NƯỚC MỚI

"Thưa Quốc hội, tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Tôi nguyện ra sức phấn đấu rèn luyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Tôi xin chân thành cảm ơn". Sáng ngày 26/7, sau lời tuyên thệ, với số phiếu  485/489 đại biểu có mặt (hơn 98% tổng số đại biểu Quốc hội), ông Nguyễn Xuân Phúc đã trúng cử vị trí Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được biết đến là nhà lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm điều hành trong các cơ quan của Chính phủ. Trước đây, với vị trí là Phó Thủ tướng thường trực của Chính phủ, ông trực tiếp xử lý nhiều vấn đề quan trọng, khi phụ trách lĩnh vực đấu tranh phòng chống tham nhũng, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu...


Trong quá trình công tác ở vị trí Phó Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ được phân công phụ trách lĩnh vực nội chính và đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Ông cũng là người luôn bám sát thực tế đến tận người dân, vùng sâu, vùng xa để đôn đốc công việc đến nơi, đến chốn. Khi cần những điều hành trong tập thể lãnh đạo, đồng chí có ngay những giải pháp đôn đốc các Sở, ngành liên quan hoặc đi tận nơi, cụ thể nghe ý kiến của nhân dân để giải quyết từng việc… không để cho người dân nào bị oan sai, không bị đói… Vì vậy trước đó, trong vai trò là Phó Thủ tướng, ông đã có nhiều hoạt động để lại ấn tượng tốt đối với nhân dân.

Năm 2012, các trận động đất liên tiếp xảy ra ở khu vực thủy điện sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) khiến nhiều người dân bất an. Tại buổi tiếp xúc cử tri vào tháng 10/2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chính phủ đặt an toàn tính mạng, tài sản của người dân lên trên hết”. Sau buổi tiếp xúc cử tri, Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương và địa phương thị sát trong thân đập Sông Tranh 2.

Ở vai trò là Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, ngày 9/2/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Cục Cảnh sát giao thông và kiểm tra công tác vận tải tại bến xe Mỹ Đình (Hà Nội). Tại đây, Phó Thủ tướng đã có chỉ đaọ: “Nếu thiếu, lấy xe của Giám đốc bến, thậm chí lấy cả xe của Tổng Giám đốc Công ty vận tải Hà Nội đưa hành khách về quê”, yêu cầu đủ phương tiện để nhân dân được về quê ăn Tết.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc, tổng kết công tác năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2016, ông trăn trở: “Vì sức khoẻ cộng đồng, vì lợi ích dân tộc, những việc này cần ngăn chặn ngay vì nguy hại khó lường. Người bán thịt lợn, thịt bò mà bơm thêm nước, bán tôm, cá mà nhồi thêm chì vào để tăng trọng lượng. Những hành vi rất đáng hổ thẹn như vậy mà sao vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, không phải cá biệt gì”. Từ đó, ông quán triệt tinh thần kiên quyết xử lý, tập trung trách nhiệm để đẩy lùi cho được những hiện tượng này, “Không có vùng cấm cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại. Chỗ nào làm sai phải kỉ luật cán bộ, luân chuyển đi chỗ khác. Ai không làm được phải thay ngay”.

Sau vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Gia Lai khiến 5 người chết và 8 người bị thương, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện hỏa tốc yêu cầu các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, xử lý. Và tước tính chất nghiêm trọng của vụ án mạng tại Yên Bái ngày 12/8, chỉ 1 ngày sau, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, truy bắt và sớm đưa đối tượng ra xét xử nghiêm minh đúng pháp luật, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân...

Đánh giá cao vai trò của báo chí trong phản biện xã hội, đóng góp tích cực trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng nên mới đây nhất, về vụ việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo Lao động) bị hành hung giữa đường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo, đây là “vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến dư luận, yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật ngay lập tức điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh”.

Đảm nhiệm vai trò Thủ tướng trong nhiệm kỳ mới, giai đoạn 2016 – 2020 được đánh giá là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với người đứng đầu Chính phủ cũng như các thành viên Chính phủ. Bên cạnh thuận lợi, những thách thức về cân đối thu chi ngân sách khó khăn, nợ công tăng cao, bảo vệ chủ quyền, phòng chống tham nhũng…trở nên bức thiết và được các đại biểu hết sức quan tâm và kỳ vọng Thủ tướng mới sẽ có những đột phá trong điều hành.“Gần gũi, giản dị”, là người trưởng thành từ cơ sở, đã kinh qua công tác ở nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau, nên tôi tin là ông có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để lãnh đạo, điều hành Chính phủ nhiệm kỳ tới”, là sự tin tưởng tuyệt đối mà đại biểu Trần Khắc Tâm (tỉnh Sóc Trăng) gửi gắm đến tân Thủ tướng mới./.

Hoàng Lan


BIỂU TÌNH LÀ YÊU NƯỚC HAY LÀ BÁN NƯỚC?

BIỂU TÌNH LÀ YÊU NƯỚC HAY LÀ BÁN NƯỚC?

Sau khi tuyên bố phán quyết của Tòa án quốc tế PCA về vụ kiện “đường lưỡi bò” của Philippin với Trung Quốc đã dậy lên làn sóng dư luận trên toàn thế giới. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra quan điểm đồng tình, ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đồng thời mở ra hướng đi mới trong xử sự giữa các bên tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong bản phán quyết có một số điều liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Việt Nam về quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, vì vậy đây chính là bài toán khó đối với Chính phủ Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền quần đảo quan trọng này. 


Trong tình thế căng thẳng và đặc biệt quan trọng của đất nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam hết sức lo ngại trước những biến động về tình hình Biển Đông, đặc biệt đứng trước thái độ ngoan cố, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Hơn lúc nào hết, dân tộc ta cần phải đoàn kết, phải cùng nhau phát triển cả nội lực và ngoại lực, tạo thế đứng vững chắc để đối phó với những âm mưu nguy hiểm của kẻ thù.


Thế nhưng, đi trái với quan điểm yêu nước đúng đắn ấy, có một bộ phận tự xưng là “người bảo vệ công lý”, “nhà yêu nước lỗi lạc”… đăng tải hàng loạt các thông báo kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc, phản đối Chính phủ Việt Nam và ủng hộ điều khoản xác nhập Trường Sa cho Philippin trong phán quyết PCA. Liệu thử hỏi đó là hành động yêu nước hay bán nước?

Để rồi ngay sau thông báo ấy, chủ nhật ngày 17/7/2016 vừa qua, một cuộc biểu tình của những nhà “bán nước” được tổ chức “rực rỡ” tại hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội. Vẫn là những gương mặt thân quen, vẫn là những băng rôn, áp phích đủ màu, vẫn là những chiếc máy ảnh, máy quay luôn trực chờ để “diễn” bất cứ lúc nào, đoàn người lưa thưa hò hét những điều nhố nhăng chẳng thế gây nổi sự chú ý của mọi người. Và chỉ trong ít phút, đoàn người do nhà dận chủ xừng xỏ cầm đầu nhanh chóng bị giải tán, những “tư tưởng lỗi lạc” của chúng cũng bị rơi vương vãi mà chẳng ai bận tâm. Sự thật là vậy, nhưng chỉ sau một tích tắc, những trang lề trái của địch đã ngập tràn màu đỏ ăn mừng cuộc biểu tình diễn ra thành công, những câu chuyện nói xấu công an, nói xấu chính phủ cũng giăng đầy mặt báo, đó là chưa kể đến mấy clip ăn vạ của làng Chí Phèo câu view do các diễn viên chuyên nghiệp có tiếng trong làng dận chủ. 

Qua đây các bạn mới thấy, sự thật với người làm “dân chủ” không quan trọng, quan trọng là chế biến tình tiết sao cho kịch tính, thu hút được nhiều lượt xem, nhận được sự đồng cảm của mọi người mới là quan trọng. Bởi lẽ, diễn càng sâu, càng lừa được nhiều người thì khoản tiền rót về tài khoản của họ càng được nhân lên. Thế nên với những con người ấy, bán nước lấy tiền hưởng lạc là điều dễ hiểu, bởi lẽ nhân cách và lòng yêu nước của họ từ lâu đã bị lòng tham nuốt mất.

Lòng yêu nước và cách thể hiện nó sao cho đúng là điều rất quan trọng, vậy nên các độc giả - những công dân Việt Nam hãy thật cảnh giác trước thông tin đa chiều từ dư luận, đừng để kẻ xấu lợi dụng bạn trở thành công cụ kiểm tiền cho họ, rồi vô tình biến mình trở thành kẻ bán nước các bạn nhé!

Hoa Nắng
KHÔNG ĐỂ BỊ "BẺ LÁI"

KHÔNG ĐỂ BỊ "BẺ LÁI"

Một điểm nhấn đáng chú ý trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Quốc hội ngày hôm qua chính là nội dung đề cập việc xây dựng pháp luật, một nhiệm vụ hàng đầu của Quốc hội hiện nay.



Nếu như quyết tâm chặt đứt các vòi bạch tuộc chạy chức, tham ô mà TBT kiên quyết chỉ đạo gần đây được toàn dân đồng tình nhằm chặt đứt các siêu lợi ích nhóm, ngăn ngừa hình thành lớp lãnh đạo thân hữu tha hoá quyền lực thì định hướng xây dựng pháp luật còn có vai trò lớn hơn nhiều. Pháp luật là rường cột của quốc gia, là quyền lực Nhà nước đi vào cuộc sống trở thành "thần linh pháp quyền" như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết trong một bài thơ tuyên truyền. Các thế lực chống phá, muốn lật đổ Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất chú ý đến việc "bẻ lái" thể chế thông qua pháp luật, một địa hạt dễ chuyển hoá khi có không ít ngừoi Việt Nam đã được đào tạo kỹ trị lập pháp phương Tây.

 Nhưng sự khôn khéo của Đảng CSVN ở chỗ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN chỉ tiếp thu tinh hoa kinh nghiệm lập pháp quốc tế chứ không sao chép y nguyên. Cách dùng từ đề phòng nguy cơ "bẻ lái" đã cho thấy những ngừoi đứng đầu trong Đảng rất "quách tỉnh", họ đã nhìn xa trông rộng, không để con cháu rơi vào những bi kịch phía sau bức màn nhung dân chủ, nhơn quyền...

Và các bạn Rận, hẳn sẽ rất chim cú và buồn khi đọc những dòng này. Xin được trích một đọan trong bài phát biểu của Tổng Bí thư trước quốc hội hôm qua:

"Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp của nước ta phải luôn kiên định lập trường tư tưởng, giữ vững mục tiêu, quan điểm, đường lối của Đảng, chú trọng nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tiếp thu có chọn lọc, vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình, điều kiện Việt Nam. Tuyệt đối không mơ hồ, mất cảnh giác để cho các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá chúng ta bằng cách hướng lái hệ thống luật pháp của chúng ta đi con đường khác, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay...."

Văn Minh 

NO-U: ĐỪNG BIẾN VIỆT NAM THÀNH MỘT "NƠI LOẠN LẠC"

NO-U: ĐỪNG BIẾN VIỆT NAM THÀNH MỘT "NƠI LOẠN LẠC"

Một số cá nhân, tổ chức lại coi phán quyết của PCA như là cái cớ để chống chính quyền. Trong những ngày gần đây, trên một số trang mạng như: Dân Làm Báo VN, Tễu Blog… đang lan truyền đi thông báo “biểu tình về việc Ủng hộ phán quyết Toà quốc tế bác bỏ yêu sách về Đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông và phản đối nhà nước bá quyền Trung Cộng” do một nhóm có tên là “No-U Hà Nội” khởi xướng. Đồng thời trên một số Facebook của biểu tình viên chuyên nghiệp NoU sau phán quyết PCA đã tự cho rằng, trong nhiều năm qua họ đã đấu tranh phản đối đường lưỡi bò, đã bị "đàn áp", bị bôi nhọ, bị bỏ tù,... Nay Toà án quốc tế " đã phán quyết điều mà chúng tôi đã hy sinh thầm lặng, làm không mệt mỏi trong suốt nửa thập kỷ qua : chúng tôi đã là người chiến thắng bọn Tàu cộng !" Và "Chính quyền Việt Nam nợ chúng tôi một lời xin lỗi." Một đòi hỏi thật lố bịch, khôi hài và ngu người làm sao? 

Nhóm NoU kêu gọi biểu tình gây rối
Cứ phải gọi là sau phán quyết của PCA thì cái bọn rận chủ và cái lũ No- U chúng phải gọi là hú hét ầm ĩ vì lại có dịp cho chúng tái xuất giang hồ bằng mấy cái trò tởm bựa và khốn nạn vô cùng, trong đó phải kể đến trò “biểu tình”- một trò dễ kiếm tiền và phù hợp với thể loại thích gây sự, ưa ồn ào như bọn chúng nhất. Nhưng trên hết từ mọi góc độ và khía cạnh có thể khẳng định rằng No- U hay lũ dân chủ chúng cũng chỉ vì lợi ích của chúng chứ đâu có vì “công lí” hay “lợi ích của người dân” gì như chúng xàm xí đâu.


Lí do để bọn No- U nổi dậy là thì “ Ủng hộ phán quyết của Toà quốc tế bác bỏ yêu sách về Đường lưỡi bò của Trung Quốc, thể hiện sự ủng hộ với người dân Philippines trong thắng lợi này”. Đúng là phán quyết của PCA có lợi cho Philippin, Mỹ, và một phần cho Việt Nam. Trong vụ việc này, nên nhớ Chính phủ Việt Nam cũng là một bên tham dự và được trình bày các nguyện vọng cùng cơ sở pháp lý cho chủ quyền của mình. Việt Nam cũng chịu tổn thất khi toà án tuyên có lợi cho Philippin ở khu vực Trường Sa nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam. Việc không thừa nhận đặc quyền kinh tế với các đảo đá cũng thiệt hại không nhỏ cho Việt Nam và có lợi cho Mỹ và đồng minh nhiều hơn. Tuy nhiên đối với các nhà zân chủ, việc toà bác đường lưỡi bò - một phong trào đấu tranh mang tên NoU đã đủ làm họ quên tiệt cái khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” đã giương lên trước đó. Thế mới rõ cái bộ mặt tráo trở , trắng trợn “trở mặt như trở bàn tay” của chúng ra sao!

Lại còn thêm cũng một trong những bọn có học mà thiếu khôn này, “cố luật sư” Lê Công Định đặt ra một câu hỏi ngu mà cái lũ No- U đang viện cớ để gây chuyện “Khởi kiện Trung Quốc lúc này là đòi hỏi của mọi người Việt yêu nước, tất nhiên trừ bè lũ tay sai và Trung-Nguỵ. Khi nào khởi kiện đây, thưa Chính phủ?”

Xin thưa với đám ruồi nhặng zân chủ rởm rằng nếu cùng khởi kiện Trung Quốc như Philipines đã thực hiện, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng “tự lấy tay tát vào mặt mình”. Bởi sẽ không có chuyện PCA vừa ủng hộ Việt Nam mà lại vừa ủng hộ Philipines dù nội dung khởi kiện của hai nước đều hướng tới lên án, chỉ trích hành động đơn phương gây hấn của Trung Quốc. Mặt khác, nếu trước đó Việt Nam đã không khởi kiện thì điều này lại càng không nên có sau khi PCA ra phán quyết với nội dung ủng hộ Philipines. Nên nhớ 7/15 nội dung Philipines được PCA ủng hộ có một số khu vực đã chồng lấn lên khu vực chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Vì vậy, sẽ không có chuyện PCA hủy bỏ phán quyết ngày 12-07 để xem xét đơn khởi kiện của Việt Nam. Câu hỏi của Lê Công Định cũng như mục đích muốn “Chính phủ khởi kiện” của đám No- U vì thế là không tưởng, không thể thực thi và thể hiện sự ngu si, nông cạn hết mức của cái lũ ĐÃ NGU CÒN THÍCH TỎ RA NGUY HIỂM!!!??

Rồi còn trong thông báo hùng hồn của mình, No- U còn lè nhè thế này “Yêu cầu chính quyền cộng sản Việt Nam chấm dứt các hành vi đánh đập, bắt bớ, cản trở quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do biểu tình. Yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam xác định rõ ràng đâu là bạn, đâu là kẻ thù của nhân dân Việt Nam”. Thật nực cười làm sao khi những kẻ ngu tới mức không biết mình “biểu tình” là “dâng chủ quyền nước mình” cho người khác “xơi” lại còn đòi “buổi biểu tình diễn ra ôn hoà, văn minh, lịch sự” . Các ông cứ ngồi yên và ngậm miệng là nhân dân chúng tôi đã biết ơn lắm rồi. Cũng nói thêm với mấy kẻ “khóc thuê”, “ăn vạ thuê”, “đánh người thuê” ạ, mấy người có dựng chuyện, đặt điều bài bản cỡ nào cũng bị bóc mẽ thôi. Lúc đó thì chỉ nên cho gạch vào mồm thôi cho im “cái mõm” lại.

Nói điển hình như mới gần đây trên mạng Internet tràn ngập hình ảnh, thông tin thổi phồng vụ biểu tình ở Cồn Sẻ, nhằm kích động ngư dân các tỉnh miền Trung “noi theo”. Nào thì “2000-3000 người đi biểu tình”, nào thì “công an đánh người”,… Trong khi sự thật được chính người dân kể lại rằng: “khoảng chừng 200-300 người, cả già đến con nít. Đường thôn bé tẹo đi rồng rắn có một đoạn thì đào đâu ra mấy ngàn người!”. Dù nhóm tay sai Việt tân có cả chục người, quay clip, làm phóng sự chuyên nghiệp mà không có được cảnh quay nào cho thấy, công an “đánh” người như chúng vu cáo. Có kẻ quá khích bị bắt nhưng linh mục Hoàng Anh Ngợi đã đứng ra xin tha với cam kết “thuyết phục” giáo dân ra về!

Thế nên việc tốt chả thấy đâu, chỉ thấy mấy vụ biểu tình được bọn No- U với đám dân chủ, tay chân Việt Tân kích động này gây tổn thất về vật chất cho nhà nước, gây rối mất trật tự an ninh công cộng, làm người dân hoang mang, dao động với những thông tin thất thiệt và lực lượng Công an mệt mỏi vì đi giải quyết đám đông quá khích. Hay các vị thực chất đang âm mưu và được chỉ đạo, tập luyện, rèn giũa cho một cuộc “Cách mạng màu”??? Cứ nhìn cái tình hình loạn lạc ở các nước từng diễn ra cách mạng màu, rồi cả những nơi liên tục diễn ra biểu tình để hiểu cái dân chủ thực sự của các vị như thế nào đi. Vậy nên đừng hòng biến Việt Nam của chúng tôi thành một nơi loạn lạc,tang thương, một nơi chỉ có tranh giành quyền lực và chết chóc như thế, đừng vị lợi ích của các người mà trà đạp lên lợi ích của cả quốc gia, dân tộc chúng tôi!!!

“Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” chân lí đó sẽ không bao giờ thay đổi. Ai tôn trọng và ủng hộ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam chúng ta rất “hoan nghênh”. Nhưng trong hoàn cảnh bạn và thù lẫn lộn, mỗi người dân chúng ta nên tự nâng cao cảnh giác, cần có sự nhìn nhân, đánh giá đúng đắn, đừng để cho kẻ xấu lợi dụng lòng yêu nước của chúng ta vào những việc gây phương hại, làm mất ổn định tình hình đất nước!

Tuyết Nhung
VIỆT NAM ĐÂU CẦN AI "THÚC GIỤC" CÒN AI MUỐN "YÊU NƯỚC" THEO MỸ?

VIỆT NAM ĐÂU CẦN AI "THÚC GIỤC" CÒN AI MUỐN "YÊU NƯỚC" THEO MỸ?

Ngay sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) ra phán quyết, hai Thượng nghị sĩ McCain và Sullivan ngày 12/7 lên tiếng “khuyến khích các nước có tranh chấp ở Biển Đông, như Việt Nam, tìm một phương thức xử lý tranh chấp lãnh hải tương tự (như Philippines) thông qua tòa trọng tài cũng như thông qua đàm phán giữa các bên liên quan".

Vậy đó, nghĩa là vẫn phải "thông qua đàm phán", nhưng một số tờ báo nhà ta giật tít y chang các báo chống cộng, chống Việt Nam (hình), thậm chí còn có báo giật tit "Philipines lật mặt bất chấp phán quyết của PCA" khi Phil tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc!


Hãy đọc kỹ lời tuyên bố ngày 12/7 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ: 

"Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài ĐÃ ĐƯA RA PHÁN QUYẾT CUỐI CÙNG ngày 12/7/2016. Việt Nam một lần nữa KHẲNG ĐỊNH LẬP TRƯỜNG NHẤT QUÁN CỦA MÌNH về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 05/12/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài. Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

Nhân dịp này, Việt Nam TIẾP TỤC KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA MÌNH ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢI HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như TẤT CẢ CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CẤU TRÚC ĐỊA LÝ THUỘC HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA".

Còn lời của 2 vị, trong đó có Thượng nghị sỹ hồ Trúc Bạch McCain rằng: "khuyến khích các nước có tranh chấp ở Biển Đông, như Việt Nam, tìm một phương thức xử lý tranh chấp lãnh hải tương tự (như Philippines)" - Ai muốn nghe Mỹ nào?

Nghe giọng thân ái kiểu bề trên nhỉ?

Xin lỗi, việc đó các "thần đồng chính trị" cuồng Philipines ở xứ ta đã "dạy bảo" nhân dân và lãnh đạo Việt Nam từ lâu rồi!

Tony 
YÊU NƯỚC

YÊU NƯỚC

Trong khi người Trung Quốc lên mạng để ca ngợi Chính phủ của họ, thì nhiều người Việt lên mạng để công kích chính phủ Việt Nam, rồi chửi rủa, và kêu gọi tẩy chay các sao Hoa ngữ khi họ đăng đàn bày tỏ ủng hộ quan điểm của Chính phủ Trung Quốc đối với phán quyết của PCA về vụ kiện từ Philipines.



Tôi chưa bao giờ quan tâm, nên càng không thần tượng bất kể "sao" nào, ở đâu, tây hay đông, mỹ hay tàu...Các bạn kêu gọi tẩy chay, nghĩa là đã từng thần tượng?

Mặt khác, họ hơn ta chính ở chỗ đó đấy, khi biết đồng lòng cùng chính phủ để tạo nên sức mạnh trung hoa vĩ đại của họ.

Còn các bạn Việt đang hăng hái chỉ trích Chính phủ của mình, chia rẽ nội bộ dân Việt khi phản ứng những ai không ủng hộ ý kiến "đỉnh cao thời đại theo mô hình Philipines" của các bạn - các bạn là ai? đang ủng hộ ai, đang yêu nước nào đấy ạ?

Chúng nó đã thành công, với sự tiếp tay góp sức của những người ấu trĩ như các bạn và những kẻ giả danh yêu nước khi chưa biết lợi của PCA ở đâu mà đã tạo ra những rối loạn trong nước và khu vực, Biển Đông yên bình đã sắp trở thành cái nồi hơi có thể nổ bất cứ lúc nào.
Đúng ý đồ của chúng nó rồi đấy, hỡi những người "yêu nước"!

Phản đối những tuyên bố của họ, nhưng hãy tự soi lại mình xem đã bằng họ chưa, để học họ về lòng yêu nước, tính tự tôn dân tộc!

Hùng Mạnh  


ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN LA HAY ĐỐI VỚI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN LA HAY ĐỐI VỚI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

Từ 16 giờ chiều ngày 12-7-2016 đến hiện tại, rất nhiều báo chí trong nước và quốc tế đưa tin về sự kiện này. Trong số các nước, các bên đã nếu quan điểm của mình, chỉ có Trung Quốc và Đài Loan phản đối. Mỹ tỏ ra thận trọng. Còn Việt Nam thì chưa vội đưa ra quan điểm của mình. Một số tờ báo trong nước đã vội vàng loan tin nói rằng “người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hoan nghênh phán quyết của Tòa án La Hay bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về “đường 9 đoạn”. Tuy nhiên, đến khi Bộ Ngoại giao Việt Nam có ý kiến đề nghị cải chính, những thông tin tin đó mới được sửa lại thành “Việt Nam hoan nghênh Tòa án La Hay ra phán quyết”. Còn về nội dung phán quyết thì Việt Nam sẽ có tuyên bố sau. Tại sao lại có hiện tượng này ? Vì sao Việt Nam phải thận trọng khi chưa vội tuyên bố về nội dung phán quyết của Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS – 1982 ?


Bác bỏ "đườg lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong khí đó thì không ít những trang tin của những người Việt có tư tưởng thù địch với chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam đã lập tức giật những cái tít rất kêu rằng Chính phủ Việt Nam không dám kiện Trung Quốc, rằng Việt Nam không dũng cảm bằng Philippines nhỏ bé, là vân vân và vân vân… Một số phần tử phản động ở trong nước cũng hùa theo những luận điệu này trên trang FB của chúng. Một số kẻ còn ngạo mạn cho rằng Chính phủ Việt Nam nên học tập Philippines để kiện Trung Quốc ngay lập tức. Những thông tin nhiễu loạn kiểu này từ trước đến nay không phải là hiếm. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nó cho thấy những suy nghĩ không thấu đáo, hùa theo làn sóng dư luận đều rất dễ dẫn đến sai lầm.

Tuyên bố chủ quyền EEZ của 5 nước, 6 bên ở Biển Đông (bản vẽ ước lệ theo tài liệu của Vụ Biển)
Về nguyên tắc, phải luôn khẳng định rằng Quần đảo Trường Sa, Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Việc Philippines thưa kiện lên Tòa án La Hay là dựa trên quan điểm chủ quyền của Philippines đối với biển và đảo ở Biển Đông chứ không dựa trên quan điểm về chủ quyền của Việt Nam. Đó là điều đầu tiên phải nhớ. Và trên nguyên tắc đó, chúng ta phải xem xét phán quyết của Tòa án La Hay trên quan diểm về chủ quyền của Việt Nam đối với biển và đảo ở Biển Đông chứ không phải trên quan điểm của bất kỳ mọt quốc gia nào khác.

1- Những điểm có lợi cho Việt Nam trong phán quyết của Tòa án La Hay

Đầu tiên phải kể đến phán quyết về cái gọi là “Đường 9 đoạn”. Philippines đưa ra vấn đè này trong điểm 2 của bản đệ trình. Và phán quyết của Tòa Trọng tài La Hay là:
“Tòa quyết định là trước khi có Công ước, các vùng biển ở Biển Đông bên ngoài vùng lãnh hải về pháp lý đều là một phần của vùng biển quốc tế, tại đó tàu thuyền của bất kỳ Quốc gia nào đều có thể qua lại và đánh cá một cách tự do. Vì vậy, Tòa đã kết luận rằng việc Trung Quốc qua lại và đánh cá trong lịch sử ở vùng biển của Biển Đông đã thể hiện các quyền tự do trên biển cả, thay vì một quyền lịch sử, và rằng không có chứng cứ nào cho thấy rằng trong lịch sử Trung Quốc đã một mình thực hiện việc kiểm soát các vùng biển ở Biển Đông hay ngăn cản các quốc gia khác khai thác những tài nguyên của mình. Do đó, Tòa kết luận rằng, giữa Philippines và Trung Quốc, không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử đối với tài nguyên, bên ngoài những quyền quy định trong Công ước, tại các vùng biển nằm bên trong "đường 9 đoạn".”

Như vậy, mặc dù Tòa Trọng tài La Hay phán quyết về quan hệ giữa Cộng hòa Philippines (nguyên đơn) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (bị đơn) nhưng mặc nhiên là phán quyết đó có liên đới đến Việt Nam (bên liên quan). Bởi Việt Nam, cùng với Philippines, Malaysia, Indonesia và Bruney là những bên chịu ảnh hưởng bất lợi bởi tuyên bố trái với Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS 1982) về cái gọi là “đường 9 đoạn”.

Các ranh giới phân định chủ quyền của các bên ở Biển Đông (giả thiết tuân theo UNCLOS 1982 có tính đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)



Tiếp theo là phán quyết về khiếu kiện của Philippines tại điểm 1: “Phạm vi các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng trên Biển Đông, cũng giống như của Philippines, không thể vượt ra ngoài những gì được Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ("UNCLOS" hay "Công ước") cho phép”. Và phán quyết của Tòa là: “Tòa nhận thấy rằng yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các tài nguyên là không phù hợp với sự phân bổ chi tiết về quyền và vùng biển của Công ước và kết luận rằng, nếu Trung Quốc có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở các vùng biển ở Biển Đông, những quyền đó đã bị xóa bỏ bởi việc Công ước có hiệu lực ở chừng mực mà chúng không phù hợp với hệ thống các vùng biển của Công ước”.

Như vậy, nguyên tắc của UNCLOS 1982 được thực thi và lập luận của Trung Quốc “chủ quyền lịch sử” để đòi hỏi chủ quyền đối các vùng biển đảo ở Biển Đông đã không được Tòa chấp nhận. Đây là một phán quyết vừa có lợi cho Việt Nam nhưng cũng đem lại một số bất lợi nếu phán quyết này bị giải thích sai lệch trong một số trường hợp. (Ở dưới, tôi sẽ phân tích sau.)

Tiếp theo là các phán quyết có liên quan đến việc ngăn chặn quốc gia có chủ quyền đối với các thực thể địa lý theo UNCLOS 1982 thực thi quyền đó. Tại điểm 8 của văn bản khiếu kiện, Philippines tố cáo: “Trung Quốc đã can thiệp một cách bất hợp pháp tới việc Philippines hưởng và thực thi các quyền chủ quyền của mình liên quan đến các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.” Về điểm này, Tòa Trọng tài phán quyết:

“Tòa Trọng tài xác định, trên thực tế, Trung Quốc đã (a) can thiệp vào việc thăm dò dầu khí của Philippines tại Bãi Cỏ Rong; (b) chủ ý cấm các tàu Philippines đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và (c) bảo vệ cho và không ngăn ngừa các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây, và (d) xây dựng các công trình và đảo nhân tạo tại Vành Khăn mà không được sự đồng ý của Philippines. Do vậy Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này.”

Thực trang đóng quân của các bên tại Quần đảo Trường Sa
Tiếp theo, Tòa Trọng tài đã chỉ rõ: “Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines khi ngăn chặn tiếp cận bãi cạn Scarborough sau tháng 5-2012. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài thấy rằng Tòa cũng sẽ có kết luận tương tự đối với quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc nếu Philippines có hành động ngăn cản việc đánh cá của công dân Trung Quốc tại bãi Scarborough.” Phán quyết này gián tiếp chỉ ra rằng, các lệnh cấm đánh bắt cá từ tháng 5 đén tháng 10 hàng năm trên Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố đều là những hành vi bát hợp pháp.

Về điểm 12 trong văn bản khiếu kiện của Philippines có nêu:
“Việc Trung Quốc chiếm đóng và tiến hành các hoạt động xây dựng tại bãi Vành Khăn:

(a) vi phạm các điều khoản của Công ước liên quan đến các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình;

(b) vi phạm nghĩa vụ của Trung Quốc trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển theo Công ước;

(c) cấu thành những hành vi bất hợp pháp trong việc cố tình chiếm đoạt theo cách vi phạm Công ước;”

Và phán quyết của Tòa Trọng tài là: “Tòa Trọng tài xác định rằng việc Trung Quốc cải tạo đất quy mô lớn và xây dựng đảo nhân tạo gần đây tại bảy cấu trúc tại Trường Sa đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hô và Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo Điều 192 và 194 của Công ước trong việc bảo tồn và bảo vệ môi trường biển đối với các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sinh sống của các loài động vật bị đe dọa, sắp cạn kiệt. Đồng thời Tòa Trọng tài cũng xác định rằng ngư dân Trung Quốc đã thực hiện việc khai thác động vật bị đe dọa như rùa biển, san hô và trai khổng lồ ở quy mô lớn tại Biển Đông, sử dụng các biện pháp gây hủy hoại nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hộ. Tòa Trọng tài xác định rằng chính quyền Trung Quốc đã nhận thức được các hành vi này và không thực hiện nghĩa vụ cẩn trọng theo Công ước để ngăn chặn.”

Đây cũng là điểm gián tiếp có lợi cho Việt Nam để Việt Nam có cơ sở pháp lý phản đối việc Trung Quốc xây cất, bồi đắp trái phép các thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền như: Gạc Ma, Huy Gơ, Chữ Thập, Châu Viên, Xu Bi .v.v…

Một phán quyết khác về quần đảo Trường Sa mới thoạt nhìn tưởng như có lợi cho Philippines và bất lợi cho Trung Quốc về chủ quyền nhưng thực chất, nó tước đi ý đồ hợp pháp hóa cái gọi là “Đặc khu Kalayaan” của Philippines và đương nhiên điều đó ít nhiều có lợi cho Việt Nam, nước đang quản lý nhiều thực thể địa lý chìm và nổi trên quần đảo Trường Sa. Phán quyết của Tòa Trọng tài là: “Tòa Trọng tài cũng kết luận rằng Công ước không quy định việc một nhóm các đảo như quần đảo Trường Sa sẽ có các vùng biển với tư cách là một thực thể thống nhất”. Phán quyết này dựa trên nguyên tắc mà UNCLOS 1982 đã quy định rằng nếu các bãi cạn nào đó nằm trong phạm vi lãnh hải 12 hải lý của một quốc gia thì các bãi cạn ấy sẽ được quy thuộc về các cấu trúc đất liền hoặc đảo; nếu chúng nằm ngoài 12 hải lý lãnh hải thì được quy thuộc về đáy biển. Với phán quyết này, Philippines không thể sử dụng quy chế về “Quốc gia quần đảo” để quy thuộc hầu như toàn bộ Quần đảo Trường Sa thành một thể thống nhất mà họ gọi là “đặc khu Kalayaan” với toàn bộ Quần đảo Philippines mà chỉ có chủ quyền hạn chế một cách riêng rẽ đối với các thực thể địa lý mà Philippines đang quản lý.

2- Những điểm bất lợi đối với chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Trước hết, khi giải quyết khiếu kiện của Philippines: “Đá Gaven (Gaven Reef) và đá Kennan (McKennan Reef) (bao gồm cả đá Huy gơ (Hughes Reef)) là các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, không thể có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, nhưng ngấn nước thấp nhất của chúng có thể được dùng để lần lượt xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của đảo Nam Yết (Namyit) và Sinh Tồn (Sin Cowe)”. Nếu Tòa Trọng tài chấp nhận khiếu kiện này, thì Việt Nam đang quản lý hai đảo Nam Yết và Sinh Tồn sẽ có lợi trong việc xác định vùng lãnh hải của hai hòn đảo này. Tuy nhiên, phán quyết của Tòa là: “Tòa Trọng tài nhất trí với Philippines rằng bãi Scarborough, Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập là các cấu trúc nổi và Subi, Huy gơ, Vành Khăn và Cỏ Mây là cấu trúc chìm trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài không nhất trí với Philippines về quy chế của Gaven (phía Bắc) và Kennan và kết luận rằng cả hai đều là cấu trúc nổi”.

Phán quyết tiếp theo về quy chế “đảo” cũng gây bất lợi cho Việt Nam. “Tòa Trọng tài kết luận rằng tất cả cấu trúc nổi tại Trường Sa (bao gồm, ví dụ, Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây) đều là "đảo đá" về mặt pháp lý và không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.”. Xét về chủ quyền quốc gia trên thực tế, phán quyết của Tòa Trọng tài quy các đảo Trường Sa, Song Tử Tây và một số đảo khác là “đảo đá” rõ ràng là không phù hợp với thực tế. Cho dù Tòa Trọng tài có lập luận rằng: “việc hiện diện của các nhân viên công quyền trên nhiều cấu trúc không chứng minh được khả năng của các cấu trúc này, trong điều kiện tự nhiên, để duy trì cộng đồng cư dân ổn định và cho rằng các bằng chứng lịch sử về việc định cư hoặc đời sống kinh tế có ý nghĩa hơn đối với năng lực khách quan của các cấu trúc”.

Ngoài ra, trong văn bản khiếu kiện Trung Quốc của Philppines cũng như Thông cáo báo chí của Tòa Trọng tài La Hay cũng đã đề cập đến nhiều thực tế địa lý ở quần đảo Trường Sa các vùng giữa và Nam Biển Đông mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền cũng như đang quản lý, khai thác như: Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết… Philippines không thể thưa kiện về cái mà họ không có. Trong khi đó thì về đối tượng xử lý, Tòa Trọng tài La Hay đã nêu rõ rằng “một tranh chấp về việc liệu một Quốc gia có quyền đối với một vùng biển hay không là một vấn đề hoàn toàn khác biệt so với vấn đề phân định các vùng biển ở một khu vực mà các vùng biển này chồng lấn. Tòa nhận thấy rằng các quyền được hưởng vùng biển, cùng với nhiều vấn đề khác, thường được xem xét trong việc phân định ranh giới nhưng cũng có thể phát sinh trong những bối cảnh khác.Tòa quyết định là từ đó không thể kết luận rằng một tranh chấp đối với từng vấn đề trên có thể coi là tranh chấp về phân định ranh giới”. Chính vì vậy mà Việt Nam (cùng với Malaysia và Indonesia) đã dự các phiên tòa về thẩm quyền với tư cách quan sát viên, và không Quốc gia nào nêu lên lập luận rằng sự tham gia của mình là không thể thiếu.

Về những điểm bất lợi đối với Việt Nam, chắc chắn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng sẽ dựa vào Công ước quốc tế về Luật biển (UNCLOS 1982) và các tài liệu có trong tay để ra một tuyên bố chính thức về phán quyết này. Trong đó chắc chắn sẽ nêu rõ những nội dung mà Việt Nam ủng hộ cũng như những nội dung mà Việt Nam không nhất trí chứ không phải là một hành động bác bỏ toàn bộ phán quyết một cách thẳng thừng và không có trách nhiệm như Trung Quốc.

3- Giá trị thực tế của phán quyết ngày 12-7-2016 của Tòa Trọng tài La Hay

Có thể thấy ngay rằng một bản phán quyết dày hàng trăm trang của Tòa Trọng tài La Hay không phải là một thứ “thuốc thần” để giải quyết ngay một lúc tất cả những mâu thuẫn và trang chấp chủ quyền trên Biển Đông như không ít người vẫn nghĩ. Giá trị thực tế của văn bản phán quyết này có thể gói gọn lại ở mấy vấn đề:

- Bác bỏ giá trị pháp lý của yêu sách lịch sử của Trung Quốc từ “đường lưỡi bò”.

- Thu hẹp vùng biển tranh chấp về phạm vi 12 hải lý của các thực thể là đảo đá tại Trường Sa.

- Quy thuộc các bãi nửa nổi nửa chìm nằm ngoài 12 hải lý của các đảo về vùng EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

- Từ đó, xác định các hành vi hiện thực hoá “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông là các hành vi vi phạm luật quốc tế.

Việc Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện cũng như phản bác toàn bộ phán quyết của Tòa Trọng tài La Hay một lần nữa cho thấy “vũ khí pháp lý” có tác dụng rất hạn chế trong việc bảo vệ chủ quyền của các quốc gia có biển. Giá trị cao nhất của một phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế chỉ có thể đạt đến mức làm mất uy tín của một quốc gia đã vi phạm chính những điều ước quốc tế mà họ ký kết. Và cũng qua đó, tạo dư luận đồng thuận của quốc tế đối với quốc gia bị xâm phạm chủ quyền biển đảo mà thôi.

Đối với trường hợp tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông, phán quyết của Tòa Trọng tài La Hay đã cố gắng tránh vấn đề xác định chủ quyền trên nguyên tắc tôn trọng đàm phán của các quốc gia có liên quan trong việc phân định chủ quyền. Mặt tích cực của nó là tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Nhưng mặt trái của nó là không thể hiện được tính nghiêm minh của công pháp quốc tế trước những hành động dùng vũ lực để chiếm đoạt chủ quyền cũng như không hỗ trợ được cho các nước yếu thế bảo vệ chủ quyền của họ.

Rút kinh nghiệm vụ kiện của Philippines về việc Trung Quốc vi phạm UNCLOS 1982 trong quan hệ với Philippines liên quan đến các thực thể địa lý ở Biển Đông, Việt Nam sẽ còn nhiều việc phải làm để bảo vệ chủ quyền của mình ở quần đảo Trường Sa và đấu tranh đòi lại chủ quyền trên thực tế đối với quan đảo Hoàng Sa trong điều kiện thế giới và khu vực coi vấn đề Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Vụ kiện của Philippines đối với các hành vi vi phạm UNCLOS 1982 của Trung Quốc vừa qua không hẳn là một vụ kiện đòi hỏi chủ quyền cho dù nhiều vấn đề mà Philippines đặt ra có liên quan đến phân định chủ quyền biển, đảo giữa Philpiines và Trung Quốc. Tòa Trọng tài quốc tế về Luật biển có thể chấp nhận một vụ kiện đơn phương mà thực chất là hỏi – đáp về một số hành vi có dấu hiệu vi phạm UNCLOS và đưa ra phán quyết đúng sai. Nhưng Tòa Trọng tài sẽ không thể thụ lý một vụ kiện về phân định chủ quyền biển, đảo nếu thiếu bên bị đơn, nói cách khác là không xét xử vắng mặt. Và trên thực tế thì Trung Quốc không bao giờ chấp nhận là bị đơn trong một vụ kiện như vậy một khi họ không có cơ sở pháp lý thuyết phục và các tài liệu, chứng cứ xác thực để tham gia vào một vụ kiện như vậy. Mặt khác, Việt Nam cũng có thể kiện theo lối “hỏi và trả lời” về vấn đề chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa giống như Philippines đã làm và sử dụng các phán quyết đó làm áp lực hối thúc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán. Việc đó về lý thuyết là có thể thực hiện được nhưng hiệu quả trên thực tế thì không thể khẳng định chắc chắn nếu không nói là xác suất thấp bởi chính Trung Quốc đã ngay lập tức phản bác thẳng thừng các phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12-7 vừa qua.

Thế nên những suy đoán về việc Việt Nam có thể sử dụng kinh nghiệm của Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa, hoặc cao hơn nữa là dùng pháp lý để đòi lại chủ quyền thực tế của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là không có cơ sở thực tế. Nhân đây, cũng xin nhắc lại rằng cho dù Tòa Trọng tài quốc tế La Hay có ra thụ lý một đơn kiện của Việt Nam đòi Trung Quốc phải trao trả quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam và ra một phán quyết có lợi hoàn toàn cho Việt Nam thì cũng sẽ không có một cơ chế quốc tế nào buộc Trung Quốc phải “thi hành án” ngoại trừ chính người Việt Nam phải tự lực làm việc đó.

Tâm Nguyễn 
NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI CHO RÕ XUNG QUANH PHÁN QUYẾT NGÀY 12-7-2016 CỦA PCA

NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI CHO RÕ XUNG QUANH PHÁN QUYẾT NGÀY 12-7-2016 CỦA PCA

Trong mấy ngày qua, cả bộ máy truyền thông toàn thế giới dồn dập đưa tin về phản ứng của các nước đối với việc Tòa Trọng tài thường trực ở La Haye ra phán quyết cuối cùng ngày 12-7-2016 về vụ kiện 15 điểm của Philippines đối với Trung Quốc và giải quyết 7 điểm quan trọng trong số đó. Rất nhiều tin tức về phản ứng của các nước được đưa ra, phản ánh quan điểm của các bên không chỉ đối với riêng các phán quyết này mà còn đối với tình hình tranh chấp ở Biển Đông. Dư luận trong nước cũng có nhiều phản ứng trên báo chí và trên các mạng xã hội. Các phản ứng đó cho thấy, một bộ phận báo chí và công chúng hoặc không có thông tin đầy đủ, hoặc không nhận thức đầy đủ, hoặc cố tình suy diễn chủ quan đã đưa đến những nhận định sai lệch, có tính định kiến. Đồng thời, họ cũng không nhìn nhận đúng đắn sự phản ứng của các bên trực tiếp liên quan và gián tiếp liên quan đến vấn đề Biển Đông.


1- Những hiểu biết sai lệch

Trước hết là hiểu biết về thẩm quyền của Tòa Trọng tài thường trực (tên viết tắt là PCA - Permanent Court of Arbitration) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại La Haye, Hà Lan). Tòa được thành lập năm 1899 tại Hội nghị Hòa bình Hague đầu tiên với sự ra đời Các công ước Den Haag 1899 và 1907. Theo thẩm quyền được trao tại Phụ lục só VII của Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS – 1982), Tòa Trọng tài thường trực PCA không phải là một tòa án theo đúng nghĩa. Về chức năng, trách nhiệm, nó giống như một cơ quan tư vấn pháp lý, không có các quyền quyền quyết định trực tiếp. Nó chỉ có chức năng khuyến khích việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các quốc gia, tổ chức nhà nước, các tổ chức liên chính phủ, và các bên tư nhân bằng cách hỗ trợ trong việc thành lập các tòa án trọng tài và tạo thuận lợi cho công việc của họ.

Cung điện Hòa Bình ở La Haye (The Hague), Hà Lan, nói đóng trụ sở của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) và Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).

Vì tại La Haye ở Hà Lan cũng có một tòa khác của Liên Hợp Quốc, đó là Tòa án Công lý Quốc tế (tên viết tắt là ICJ - International Court of Justice) Tòa ICJ có chức năng, trách nhiệm, căn cứ pháp lý, thẩm quyền phán quyết, cơ chế hoạt động khác với Tòa PCA và hiệu lực pháp lý của phán quyết có giá trị cao hơn rất nhiều so với phán quyết của PCA. Chính diều này làm cho những người không tim hiểu lỹ càng vấn đề, nhầm lẫn giữa PCA và ICJ. Do đó, dẫn đến nhầm lẫn về thẩm quyền, phạm vị đối tượng của phán quyết và hiệu lực pháp lý của phán quyết. Trong đó có liên quan đến phụ lục số VII của UNCLOS 1982. Theo phụ lục này thì PCA không có thẩm quyền phân xử chủ quyền trên biển và hải đảo (một phần thẩm quyền phân xử chủ quyền được trao cho Tòa Trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục số VIII của UNCLOS – 1982). Vì vậy, rất dễ hiểu về phán quyết của Tòa PCA chỉ bác bỏ lập luận mà Trung Quốc nêu ra đối với cái mà họ gọi “vùng nước lịch sử”, lấy đó làm căn cứ để đồi chủ quyền đối với “đường 9 đoạn” chứ không phải là bác bỏ “đường 9 đoạn”. Điều này hoàn toàn chính xác vì quốc tế (tất nhiên là trừ Trung Quốc và Đài Loan) có công nhận “đường 9 đoạn” đâu mà phải bác bỏ “đường 9 đoạn” ?

Một phiên xét xử của Tòa án Công lý quốc tế

Với chức năng được Liên Hợp Quốc quy định thì PCA chỉ có thể đưa ra các phán quyết mà không có bất cứ chế tài có tính bắt buộc thực hiện nào. Phán quyết của PCA vì thế chỉ có thể thực thi phán quyết khi tất cả các nước tham gia vụ kiện cùng tự giác công nhận. Hay nói cách khác, các quyết định của PCA thiếu đi một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động tư pháp, đó chính là yếu tố thực tiễn, thực thi trên thực tế! Để đối phó với vụ kiện này của Philippines, dựa vào yếu tố "Phán quyết chỉ có thể thực thi phán quyết khi tất cả các nước tham gia vụ kiện cùng tự giác công nhận", Trung Quốc, ngoài việc sử dụng ảnh hưởng, kinh tế chi phối một số quốc gia tham gia PCA không công nhận phán quyết của tổ chức này (theo họ nói là đã có 60 nước đồng thuận với họ). Trung Quốc cũng đã hết sức khôn ngoan khi chưa bao giờ cử một đoàn đại diện đúng nghĩa để tham dự.


2- Ảnh hưởng của các nước lớn và sự gây nhiễu của bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây

Trước lúc phán quyết của Tòa PCA được công bố, Mỹ và phương Tây đã nhiều lần gây sức ép buộc các quốc gia vốn là bè bạn truyền thống của Việt Nam ủng hộ phán quyết, đặc biệt nhất là Campuchia, khi nước này ra tuyên bố không ủng hộ phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực. Tuyên bố của Thủ tướng Hunsen đã bị báo chí Mỹ và phương Tây bóp méo bằng cách “nhét chữ” vào miệng Thủ tướng Campuchia, cho rằng họ đứng về phía Trung Quốc và đang làm rạn nứt mối quan hệ các nước ASEAN. Bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây cũng sử dụng nhưng thủ đoạn tương tự để “nhét chữ” vào miệng Bộ trưởng ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov, vào miệng người phát ngôn Bộ ngoại giao Liên bang Nga Maria Zakharova với ý đồ làm rạn nứt mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Liên Bang Nga.

Đối với nội dung của phán quyết của Tòa PCA ngày 12-7 vừa qua, các hãng truyền thông Mỹ và phương Tây (bản tiếng Việt) và nhiều tòa báo trong nước ăn theo thông tin của các hãng này đã chỉ tập trung vào việc “cắt đường lưỡi bò” mà không hề để ý đến thực chất của các phán quyết khác. Sở dĩ có hiện tượng này vì một phần, họ chỉ quan tâm đến vấn đề “đường lưỡi bò”, một thứ vạch vẽ chung chung không hề tồn tại trên thực tế và đúng ra đó mới chỉ là ý đồ của Trung Quốc. Tất nhiên, không thể phủ nhận giá trị của phán quyết của PCA về sự vô căn cứ của “đường 9 đoạn”. Đó là một phán quyết có giá trị “chữa cháy từ gốc lửa” chứ không phải “chữa cháy ở ngọn lửa”. Nó tạo điều kiện để giải quyết tận gốc vấn đề. Xin nhớ là tạo điều kiện giải quyết thôi. Còn giải quyết ra sao thì các nước phải ngồi vào bàn đàm phán. Vậy đối với 6 vấn đề còn lại thì sao ?

Một phiên xét xử của Tòa án Công lý quốc tế
Sáu vần đề này đề cập đến rât nhiều cấu trúc địa lý, bao gồm cả biển, đảo, đá, bãi nổi, bãi chìm mà Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Trong trường hợp Tòa ra phán quyết có lợi về phía Philippines, nghĩa là khi bất kỳ nước nào cũng phải công nhận phán quyết kể trên đều sẽ công nhận rằng, Philippines có lý và có quyền chủ quyền với các khu vực có liên quan mà VIỆT NAM ĐÃ TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN, đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng CÁC KHU VỰC ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ CỦA VIỆT NAM. Đó chính là cái mà Philippines gọi là “Khu Kalayaan” bao trùm gần hết Quần đảo Trường Sa, mặc dù Philippines không đề cập đến tên gọi này trong đơn kiện.

Còn trong trường hợp Tòa PCA đưa ra những phán quyết chung chung, không nghiêng về bên nào, nghĩa là việc ủng hộ phán quyết của tòa án sẽ vô hình chung khẳng định rằng phán quyết của tòa án đã giải quyết vấn đề CỦA 2 NƯỚC (Philippines và Trung Quốc) không triệt để. Các bên vẫn tiếp tục các hành động của mình mà không vi phạm phán quyết. Đồng thời, vô hình chung thừa nhận đó là vấn đề song phương của Philippines và Trung Quốc. Trong trường hợp đó, những khu vực nằm trong ảnh hưởng của phán quyết KHÔNG CÓ CHỖ CHO VIỆT NAM.

Có lẽ cần phải nhắc lại rằng trên Quần đảo Trường Sa, ngoài sự hiện diện của Philippines và Trung Quốc còn có nhiều bên tham gia tranh chấp. Trong đó có một bên có sức nặng phải được nhắc tới là Việt Nam. Thái độ im lặng của Việt Nam tưởng chừng là nhu nhược, nhưng một khi đã há miệng ủng hộ PCA, gần như chắc chắn sẽ mắc quai với thiệt thòi không nhỏ. Dư luận cần nghiêm chỉnh nhìn nhận hậu quả của các phán quyết của PCA lên quyền lợi chính đáng của Việt Nam. Ủng hộ một cách hoàn toàn, vô điều kiện đối Philippines không hề có lợi cho Việt Nam trong việc gìn giữ và đòi hỏi chủ quyền. Ngược lại, chính việc ủng hộ đó sẽ tạo ra nhiều sự chồng chéo về pháp lý rất bất lợi mà không ai khác chính chúng ta lại phải tháo gỡ trong quá trình đòi lại chủ quyền cam go, đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn này.

Đối với Philippines, họ đã thành công mỹ mãn ư ? Không hẳn ! Ngoài vấn đề mà ai cũng nhìn thấy và công nhận là Tòa PCA đã phán quyết bác đòi hỏi vô lý của Trung Quốc về “đường 9 đoạn”, cũng đã có những điểm Philippines phải chịu bất lợi. Trong một phán quyết về quyền đánh cá tại bãi cạn Scarborough, Tòa phán rằng: “Cả hai nước đều có quyền được đánh cá trên ngư trường truyền thống tại bãi Scarborough”. Bình luận về điểm này, ngài Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) mỉa mai nhận xét rằng: “Đất đã bị chiếm đoạt, phải đi kiện để đòi lại, không ngờ bị Tòa xử hai bên cùng dùng chung !” Thật bi hài. Với phán quyết này, Philippines đã sa vào “cái bẫy” do Trung Quốc bày đặt ra: Biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp.

Về vấn đề một số thực thể địa lý ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, Tòa PCA phán mở rộng rằng: “Các cấu trúc ở Trường Sa đều thuộc dạng đá mà không phải là đảo. Không một cấu trúc nào ở Trường Sa có khả năng duy trì đời sống con người ở đó nên không điểm nào có vùng đặc quyền kinh tế hay vùng thềm lục địa.” Với phán quyết này PCA đã biến “đất tư nhân” thành “đất công cộng”. Vùng biển đặc quyền kinh tế của một quốc gia bị biến thành vùng biển quốc tế. Các cường quốc quân sự có thể thoải mái đi lại và triển khai vũ khí, phương tiện chiến tranh. Thế lực nào đã tác động để PCA ra một phán quyết như vậy ? Việt Nam có bao nhiêu đảo, đá, bãi cạn ở Trường Sa rơi trong tình trạng như vậy ?

Với phán quyết này, không hề có chuyện những nước nhỏ ven Biển Đông được hưởng lợi. Kẻ hưởng lợi chính là những nước lớn, và trớ trêu thay, một trong các nước ấy lại chính là… Trung Quốc. Mặc dù những căn cứ về “vùng nước lịch sử” để đòi hỏi về chủ quyền trong “đường lưỡi bò” bị bác bỏ. Nhưng với việc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines và Malaysia ở Trường Sa bị thu hẹp lại, vùng biển quốc tế được mở rộng, Trung Quốc sẽ hạn chế được sự phản đối của các nước ven Biển Đông (chủ yếu là Việt Nam và Philippines, sau đó đến Malaysia và gần đây là Indonesia) khi họ triển khai các hoạt động thăm dò, khai thác và cả các hoạt động quân sự trong vùng biển quốc tế đó.

Những nước được hưởng lợi từ phán quyết này còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, và vùng lãnh thổ Đài Loan. Với phán quyết này, còn đường hành hải huyết mạch nhộn nhịp thứ hai trên thế giới đi qua Biển Đông đã “rộng rãi” hơn. Ngoài ra, các nước ngoài khu vực có sử dụng tuyến hàng hải qua Biển Đông cũng có lợi. Singapore, mặc dù không có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông nhưng nằm ở vị trí cửa ngõ Biển Đông nên sẽ có điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa các dịch vụ hậu cần hàng hải vốn đã là thế mạnh của họ. Phán quyết này không ảnh hưởng đến các hoạt động của Mỹ trên Biển Đông bởi Mỹ không tham gia UNCLOS 1982. Bruney cũng không chịu ảnh hưởng bởi họ không tuyên bố chủ quyền với một đảo/đá nào trên Biển Đông mà chỉ đòi hỏi một vùng lãnh hải rộng 200 hải lý, nơi có các dàn khoan khai thác dầu mỏ do họ liên doanh với các công ty lớn trên thế giới đang hoạt động.

3- Thực chất thái độ của Campuchia và Nga đối với phán quyết của PCA

- Trường hợp Campuchia: Ngày 8-7-2016, trong một cuộc họp nội các, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hunsen đã nói: “Chúng ta, Campuchia, sẽ không ra bất kỳ thông cáo nào dưới bất kỳ hình thức nào về phán quyết của PCA đối với vụ kiện biển Đông.”. Ông cũng nói thêm: “Nếu có thảo luận về Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) thì ông sẽ tham gia vì đó là cơ chế tồn tại bên trong ASEAN”. Sau một ngày, Bộ Ngoại giao Campuchia đã ra thông cáo về lập trường của chính phủ nước này đối với vụ kiện của Philippines, trong đó nêu rõ: “"Quan điểm của Campuchia là Philippines muốn yêu cầu PCA dàn xếp tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc, và quy trình này không liên quan tới tất cả thành viên của ASEAN. Do đó, Campuchia sẽ không tham gia bày tỏ bất kỳ lập trường chung nào về phán quyết của PCA.” Bản thông cáo cũng kêu gọi: “giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình" để duy trì ổn định khu vực và phát triển quan hệ đối tác cùng có lợi giữa ASEAN-Trung Quốc.”

Bộ máy truyền thông của Mỹ và phương Tây hầu như ngay lập tức tung ra những luận điệu có tính chia rẽ. AFP (Pháp) cáo buộc rằng Phnompeng chịu áp lực từ Bắc Kinh nên đã "góp phần" gây ảnh hưởng tới bản tuyên bố chung của ASEAN trong Hội ngoại cấp ngoại trưởng với Trung Quốc tại Côn Minh. Theo đó, ASEAN đã không ra tuyên bố về phán quyết của Tòa PCA. Ngay sau đó, Thủ tướng Campuchia đã chỉ ra rằng một số nước bên ngoài “giật dây và gây sức ép lên các thành viên ASEAN” kể cả trước khi tòa án ra phán quyết. Theo ông, điều đó “sẽ dẫn đến việc chia rẽ giữa bản thân các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc”. Thủ tướng Campuchia còn cảnh báo: “Những nỗ lực của một số quốc gia bên ngoài khu vực trong việc huy động các lực lượng chống lại Trung Quốc sẽ mang lại những tác động tiêu cực đối với ASEAN và hòa bình trong khu vực. Khỏi phải nói, người ta đều biết các nước ngoài ấy là ai.

Quan điểm của Campuchia thực ra là hết sức rõ ràng thể hiện đúng vai trò trung lập của Campuchia đối với các tranh chấp không có liên quan đến họ. Sự trung lập này được Hiến pháp Campuchia quy định. Ngoài ra, nó còn thể hiện thẳng thắn quan điểm của nhiều nước ASEAN rằng “quan hệ của các nước ASEAN với Trung Quốc phải do các ASEAN và Trung Quốc giải quyết”. Điều này cũng ám chỉ đến ý đồ “cò ngao tranh chấp, ngư ông thủ lợi” của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Tuyên bố của Campuchia không ủng hộ phán quyết PCA gây “mếch lòng” Philippines, chủ thể đứng ra khởi kiện Trung Quốc. Chính vì điều này mà Trung Quốc “vơ vào” rằng Campuchia là 1 trong 60 quốc gia ủng hộ Trung Quốc. Rằng không công nhận phán quyết của PCA nghĩa là ủng hộ Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng giống như việc Việt Nam chỉ hoan nghênh việc PCA đưa ra phán quyết mà không tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối phán quyết, việc Campuchia phản đối phán quyết của PCA là một động thái có lợi cho Việt Nam hơn là có hại. Thậm chí, ngay cả Campuchia có phản đối phán quyết của PCA thì sự phản đối đó cũng không thể có hiệu lực trên thức tế. Một nước nhỏ như Campuchia, lại không có vị thế gì trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nơi 5 “ông lớn” mới chính là những thế lực quyết định vận mệnh thế giới thì làm sao có thể gây ảnh hưởng đến phán quyết của một Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc được ?

Ở đây, có hai điểm khác nhau trong phán quyết của PCA cần bàn tới. Trước hết, phán quyết của PCA phủ nhận gần như trọn vẹn luận thuyết về “đường 9 đoạn”do Trung Quốc tự dựng lên từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, nếu phán quyết của PCA chỉ dừng lại đó thôi thì chắc chắn Việt Nam sẽ không chỉ hoan nghênh việc PCA ra phán quyết mà sẽ nhiệt liệt ủng hộ. Nếu như vậy thì sự phản đối của Campuchia có thể được quy là một hành động thù địch chống lại Việt Nam. Và riêng với hành động này, Campuchia không xứng đáng được xem là bạn bè của Việt Nam. Song phán quyết của PCA lại công nhận quyền chủ quyền của Philippines tại 7 trong số 15 điểm tại đơn khởi kiện của nước này. Đó là điều mà không bao giờ Việt Nam chấp nhận, dù nó cũng bất lợi cho cả Trung Quốc.

Điều đáng nói hơn cả là quyền chủ quyền tại 7 điểm được PCA công nhận cho Philippines đã làm phức tạp thêm sự chồng lấn, tranh chấp trên Quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đã nhiều lần ra tuyên bố chủ quyền cũng như đã thực thi các quyền chủ quyền của mình trên thực địa tại đây. Chính vì vậy, việc Campuchia phản đối phán quyết của PCA cũng là một động thái có lợi cho Việt Nam. Đồng thời, Phnompeng cũng không tạo ra một cái cớ để các thế lực đối lập chống Việt Nam tại Campuchia như đảng CNRP của Sam Reinsy, đảng Khme Crom KKK… có cớ vu cáo Chính phủ của CCP phụ thuộc vào Việt Nam. Đường dài mới biết ngựa hay. Khó khăn, hoạn nạn mới biết ai bạn bè.

- Trường hợp Liên bang Nga. Nước này cho đến nay vẫn là bạn bè truyền thống với Việt Nam Quan hê giữa hai nước đã ở cấp độ “đối tác chiến lược toàn diện đặc biệt”, một cấp độ còn cao hơn cả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Trung. Gần đây và trong sự kiện Tòa Trọng tài PCA ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, phía Nga đã ít nhất có ba lần bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông. Và cả ba lần đều từ cấp Bộ trưởng Ngoại giao trở xuống. Ngoài ra còn có thông tin từ tờ “Thương gia”, một tờ báo lớn ở Nga.

Ngay sau khi PCA công bố phán quyết, báo này đã đăng một bài bình luận nhan đề “Trung Quốc không có 'quyền lịch sử' đối với vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông”. Bài báo điểm lại quá trình Trung Quốc tăng cường những nỗ lực nhằm kiểm soát Biển Đông và cả Eo Malacca trong những năm qua, điểm lại phản ứng của các nước trong và ngoài khu vực trước khi bày tỏ quan điểm ủng hộ phán quyết của PCA.

Ở cấp độ chính thức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: “Liên quan đến phán quyết ngày 12 tháng 7 của tòa án trọng tài The Hague (tức La Haye) trong vụ kiện của Philippines, chúng tôi muốn lưu ý các điều sau đây. Quan điểm của Nga về tình hình ở Biển Đông trước sau như một và không thay đổi. Chúng tôi ủng hộ việc các bên tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển nói trên nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm cách giải quyết các bất đồng bằng con đường chính trị và ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, cũng như trong tinh thần các thỏa ước giữa ASEAN và Trung Quốc” và “Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc nhằm phát triển một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”. Câu cuối cùng trong tuyên bố của bà Maria Zakharova rõ ràng là rất phù hợp với quan điểm của Việt Nam và các nước ASEAN khác, đều mong muốn có được một COC để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Còn Trung Quốc thì không hề mong muốn điều đó. Vì vậy. Thật lố bịch kho cho rằng Nga đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Cũng giống như khi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đưa ra quan điểm không can thiệp vào công việc nội bộ giữa ASEAN và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, báo chí trong nước dua nhau giật những cái tít đầy giọng kích động được “bơm” vá từ bên ngoài. Nhà báo có bút danh “Ngọc Anh” giật một cái tít trên báo “Thanh Niên”: “Bộ Ngoại giao Nga “lơ” phán quyết của BCA trong tuyên bố về Biển Đông”. Trong bài có đoạn viết: “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định Moskva không để bị lôi kéo vào tranh chấp trên Biển Đông, nhưng bà Zakharova không hề nhắc tới phán quyết của PCA về Biển Đông”. Trong khi đó thì tuyên bố của Maria Zakharova đã được đăng tải trên tất cả các báo chí Nga và hệ thống truyền thông Nga bằng nhiều thứ tiếng (như đã nói ở trên). Xem lại nguồn tin mà “Ngọc Anh” dẫn thì thấy đó không phải là nguồn Nga mà là hãng Reuter (Anh Quốc). Một “Gia Cát Dự” là thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học khoa học và nhân văn TP Hồ Chí Minh còn mạnh miệng khẳng định rằng Nga sẽ ngả theo Trung Quốc vì không có những phản ứng mạnh mẽ về vụ kiện đường lưỡi bò của Philippines. Có thật là Nga ngả theo Trung Quốc không. Và suy ra, ngả theo Trung Quốc có nghĩa là chống lại Việt Nam không ? Ta hãy xem xét.

Các nhà khoa học Nga và doanh nhân Nga cũng lên tiếng về phán quyết của PCA. Chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, ông Grigory Lokshin cho biết trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình Russia TV: “Phán quyết của PCA đã củng cố vị thế của những quốc gia đang tranh chấp với Trung Quốc, đòi hỏi phải tuân thủ các quyền pháp lý của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và quyền tự do hàng hải”. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á và châu Đại dương thuộc Viện Đông phương học, trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Dmitry Mosyakov phát biểu: “Chúng tôi hy vọng rằng những tranh chấp ở Biển Đông sẽ được các bên giải quyết êm đẹp. Nga rất quan tâm đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đến việc hóa giải tranh chấp và bất đồng quan điểm giữa Việt Nam và Trung Quốc, vốn đều là đối tác chiến lược của Nga về địa chính trị, thương mại và quốc phòng. Hy vọng rằng sớm muộn gì hai bên sẽ tìm ra giải pháp tối ưu. Trong trường hợp đang xét, Trung Quốc nên có bước nhượng bộ về diện tích chủ quyền trên biển Đông chứ không nên khư khư bám vào “đường chín đoạn” xưa cũ vốn không có giá trị pháp lý trong bối cảnh lịch sử hiện đại. Nói gì thì nói, diện tích trong cái gọi là “đường chín đoạn” (còn được gọi là “đường lưỡi bò”) ấy chiếm đến 2 triệu km vuông, nuốt gần trọn những khu vực đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, Malaysia và một số nước khác của Đông Nam Á”.

Trước thềm Tòa án Trọng tài quốc tế ở The Hague (La Haye) ra phán quyết vụ kiện Biển Đông của Philippines vào ngày 12 tháng 7, các phương tiện truyền thông của Mỹ và một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông. Ngày 29-4-2016, Bộ trưởng Sergey Lavrov bình luận: “Đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông. Lập trường của Nga là không thay đổi. Những vấn đề này không nên quốc tế hóa, không một ai từ bên ngoài nên can thiệp vào quyết định của họ”. Ông nói thêm: “Có Công ước Liên Hợp Quốc về luật quốc tế, có Tuyên ngôn về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết, có những nguyên tắc chỉ đạo đã được thống nhất giữa Bắc Kinh và các thủ đô của ASEAN. Đó chính là những gì cần có để chỉ đạo hướng dẫn và giải quyết bất kỳ vấn đề nảy sinh bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, thông qua cuộc đối thoại trực tiếp của các nước quan tâm bằng phương cách chính trị và ngoại giao”.

Lập trường về phương pháp giải quyết vấn đề Biển Đông của Nga tương đồng với lập trường của Việt Nam như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nói: “Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”. Việc ông Sergey Lavrov không đưa ra ý kiến ủng hộ hay không ủng hộ bên nào trong việc tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông cũng là lẽ thường tình. Chính Mỹ cũng tuyên bố không đứng về bất kỳ bên nào trong sự tranh chấp này. Thế những bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây vẫn cứ đưa ra những thông tin kiểu “ăn đứng dựng ngược” rằng Nga ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Và không ít báo chí trong nước đã “đớp” ngay những thông tin đó.

Vậy ai là kẻ tức tối khi Nga nêu ra quan điểm không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông ? Ai là kẻ bị “động chạm” khi Nga yêu cầu những nước không có liên quan trực tiếp thì không nen can thiệp vào ? Không khó để tìm ra câu trả lời. Đó là Mỹ ! Trong quá trình gọi là xoay trục chiến lược sang Châu Á - Thái Bình Dương, những hành động gây hấn ngày một leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông đã tạo cho Mỹ một cái cớ tuyệt với để quay lại vùng biển này sau khi thất bại trong Chiến tranh Việt Nam. Việc Mỹ quay lại Biển Đông không phải là để bảo vệ chủ quyền cho những nước bị Trung Quốc uy hiếp chủ quyền trên Biển Đông mà là để kiềm chế Trung Quốc, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Dù trong một chừng mực nhất định, những hành động triển khai lực lượng quân sự của Mỹ ở Biển Đông có thể làm cho Trung Quốc không dám liều mạng gây hấn bằng xung đột vũ trang nhưng cũng không thể ngăn cản những hành động mở rộng đảo nhân tạo, lập các trạm radar và hải đăng, tăng cường các hoạt động ngang ngược với các nước láng giềng.

Thêm vào đó, những kẻ bị “động chạm” nhiều nhất chính là những kẻ theo đuôi Mỹ, trong đó có không ít những người Việt ở trong và ngoài nước, hoặc là thiển cận, “anh hùng rơm”, hoặc là mang tư tưởng lệ thuộc, vong nô. Vì sẵn mang theo tư tưởng thù địch với chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam, vì sẵn có những tư tưởng muốn leo lên địa vị chính trị quốc gia, vì sẵn tư tưởng sùng bái Mỹ, những mong Mỹ “ra tay tế độ” để bảo vệ chủ quyền cho mình. Trong khi đó thì mọi hành động của Mỹ trước hết là vì quyền lợi của chính Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Thật là “đuổi beo cửa trước, rước hổ cửa sau”.

Vậy thì những luận điệu tuyên truyền của Mỹ và phương Tây chỉ nhằm một mục dích duy nhất: LỢI DỤNG MÂU THUẪN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ CÁC NƯỚC ASEAN, MÂU THUẪN GIỮA CÁC NƯỚC ASEAN VỚI NHAU VÀ MÂU THUẪN TRONG NỘI BỘ TỪNG NƯỚC ASEAN ĐỂ KÉO CÁC NƯỚC NÀY VÀO QUỸ ĐẠO CỦA MỸ. Thế nên, đừng có ai lầm tưởng rằng Mỹ đem Máy bay, tàu chiến, đưa quân đến Biển Đông để bảo vệ chủ quyền cho các nước ven Biển Đông; đừng ai nghĩ rằng người Mỹ sẽ đem máu của mình ra để bảo vệ chủ quyền cho Việt Nam và các nước ven biển Đông.

Tóm lại, như một Facebooker đã nhận xét: Tình hình ở Biển Đông giống như việc mấy hộ dân trong làng tranh chấp một thẻo đất mà dưới đó, có thể có những của cải. Tuy nhiên, họ không thỏa thuận được với nhau về việc chia chác vì có một hộ đông nhân khẩu đòi phần sư tử. Và cuối cùng, có một tay “đầu gấu” xuất hiện. Mấy hộ ít dân nhờ tay đầu gấu này dùng sức mạnh chia phần hộ. Nhưng cái hộ đông nhân khẩu kia cũng không phải dạng vừa. Họ huy động anh em họ hàng hang hốc ra cự lại tay đầu gấu nọ. Kết quả là những trận hỗn chiến xảy ra và đã có án mạng. Kẻ vỡ đầu, người què cụt, nạn nhân phần lớn là những hộ ít người, yếu thế. Làng xóm hoang tàn. Ruộng vườn bị dày xéo tan nát hết. Người chết, gia súc chết. Cả làng kéo nhau đi ăn mày. Còn thằng "đầu gấu" thì chiếm trọn thẻo đất đó. Nếu không xử lý thận trọng bằng các giải pháp hòa bình, pháp lý, không dùng vũ lực, việc tranh chấp ở Biển Đông cũng giống như việc tranh chấp thẻo đất ở cái làng nọ.

Tâm Nguyễn