Những ngày qua, trong bối cảnh TW có các chỉ đạo quyết liệt trong đấu tranh chống tham nhũng, trên mạng đã xuất hiện một bài viết của nick Dien Pham nào đó với nội dung mang luận điệu xuyên tạc không có gì là mới, những ai có nhận thức và bản lĩnh đều nhận ngay ra bản chất dựng chuyện, tâm lý chiến nhằm gây chia rẽ, phân tán nhân tâm và phá hoại quyết tâm chống nội xâm của Việt Nam.
Tuy nhiên, với thủ đoạn đánh vào tâm lý cảnh giác và chống Trung Quốc, bài viết cũng đã gây ra không ít hoang mang, lại được tới hàng chục nghìn lượt chia sẻ gây nhiễu loạn thông tin. Tôi đã trả lời hàng chục bạn trẻ, phân tích về những sự vô lý, cũ rích và nực cười trong bài viết đó nhưng vì một số lý do nên chưa viết để đăng bài vạch mặt phản động. Đến hôm nay, lại được một số bạn hỏi và có ý kiến đề nghị phân tích để góp phần giải toả sự hoang mang trong bà con.
Xin chưa đăng công khai ý kiến cá nhân, mà gửi mọi người bài phân tích sau, chưa đầy đủ các khía cạnh nhưng khá xác đáng:
Về cô kỹ sư EVN Hồng Thúy
Mấy hôm nay cộng đồng mạng xôn xao với bài "tự sự" của cô kỹ sư điện EVN tên Phạm Hồng Thúy. Nghe thì có vẻ mùi mẫn nhưng trong bài viết của chị Thúy vẫn thoang thoảng đâu đó có mùi của gió. Sau đây là một vài chi tiết không thể vô lý hơn:
1. Theo như giới thiệu thì chị Thúy là vợ liệt sĩ (chồng chị hy sinh trong khi làm nhiệm vụ), bố chị là TRUNG TƯỚNG QUÂN ĐỘI. Tháng 8/2011 chị tham gia biểu tình và bị bắt, sau đó bố chị đã gọi điện cho chú N. THƯỢNG TƯỚNG CÔNG AN, trước kia làm việc DƯỚI QUYỀN của bố chị ?!? Kể từ đoạn này trở đi bài viết của chị bắt đầu có mùi của gió. Tiếp theo là chị kể đoạn bố chị lên mạng tìm hiểu về hội nghị Thành Đô và phán rằng “Việt Nam sẽ sáp nhập và trở thành một tỉnh của Trung Quốc”. Nói thật với chị, đoạn này chị lừa người ngu thì được chứ lừa sao được người có trí tuệ. Người có trí tuệ người ta thừa thông minh để hiểu rằng nếu đã là “mật ước”, là “bí mật” thì không bao giờ có chuyện lộ lọt ra ngoài để bố chị có thể lên mạng và đọc được. Chị nghĩ chuyện sáp nhập một quốc gia độc lập có hàng ngàn năm lịch sử thành 1 tỉnh của quốc gia khác dễ như việc chị phết bơ vào miếng bánh mì, kẹp 2 nửa lại rồi cho vào mồm nhai ngấu nghiến đấy à ?
2. Tấm hình cô gái được cho là chị Hồng Thúy của chúng ta thực chất là một tấm ảnh được lượm lặt từ trên mạng, google chưa tính phí nên chỉ cần 0.8s sẽ hiển thị ra 52 kết quả. Có vẻ như tấm hình này được tác giả “mượn tạm” để tăng thêm sức thuyết phục về nhân vật “Hồng Thúy”.
3. “HT là kỹ sư làm việc trong ngành điện lực, nhận thấy hầu hết các nhà máy điện và công trình điện quan trọng đều do các công ty TQ thắng thầu” – Trích bài tự sự. Không rõ những nhà máy điện mà chị kỹ sư đây nhắc đến là nhà máy nào, nhưng chúng ta có thể điểm lại 1 vài nhà máy điện lớn ở Việt Nam như sau:
+ Thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Trị An,… xây dựng dưới sự trợ giúp của Liên Xô.
+ Thủy điện Sơn La, Yali… do tập đoàn Sông Đà xây dựng.
+ Nhiệt điện Phả Lại do Liên Xô giúp đỡ và xây dựng
+ Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận xây dựng dưới sự trợ giúp của Nga và Nhật Bản, do nhà thầu Rosatom của Nga thực hiện.
Vì vậy tôi thực sự không hiểu dựa vào cái gì mà cô kỹ sư Hồng Thúy có thể đưa ra kết luận kể trên.
4. Về chi tiết cô Thúy nói rằng nhà thầu Trung Quốc trúng thầu dự án điện gió Phú Lạc ở Ninh Thuận rồi cô đề nghị cái nọ, cô gửi đơn lên chỗ kia là nói phét. Từ bức ảnh cô gái ở mục số 2, search goole sẽ ra những đường link báo nước ngoài nói về việc xây dựng nhà máy điện gió ở Việt Nam. Tuy nhiên theo như những bài báo này viết thì toàn bộ thiết bị đều được nhập khẩu từ Mỹ. Nguyên văn tiếng Anh “The first phase of the Cong Hai wind power project will be carried out this year on 20 hectares in Cong Hai Commune in Thuan Bac District. With three wind turbines having a designed capacity of 1 MW each based on Russian technology, it is expected to turn out about 14 million kWh of electricity annually. The second phase, meanwhile, will be developed from 2014 to 2015 on 160 hectares with 15 wind turbines with a designed capacity of 2.5 MW each using U.S. technology. Equipment imports from the U.S. for the phase now are being assessed by the General Department of Energy under the Ministry of Industry and Trade. Every MW of the project costs an estimated US$3.2 million in investment.” Dự án này do công ty CP Phong điện Bình Thuận (được EVN - Tập đoàn Điện lực Việt Nam đứng ra thành lập) làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn vay ODA của chính phủ Đức. Như vậy chẳng có Trung Quốc nào ở đây nhảy vào đặt thiết bị nọ chai như cô Thúy kể. Link đọc thêm: http://www.evwind.es/…/wind-energy-in-vietnam-new-win…/34223
5. Sau khi chém gió phần phật về các thể loại điện gió, cô lan man sang cá chết và Fomosa, nghe thì có vẻ hợp lý nhưng nhìn đi nhìn lại, cô sai ở cái cơ bản nhất – Fomosa là của Đài Loan, của Đài Loan cô nghe rõ chửa ? 500 triệu USD nó là tiền chứ không phải là giấy, cô kỹ sư ngây thơ đến độ tin rằng Fomosa nó sợ mấy cái cuộc biểu tình vài chục người nên “tự thú” và nhả ra 500 triệu USD à ?
6. Máy bay rơi, vâng cô kỹ sư điện giờ chuyển cmn sang tình báo rồi ấy chứ. Anh Cường nào nói nhìn thấy hai tàu chiến Trung Quốc ? Cô định nhét chữ vào miệng người khác đấy à? Đoạn này chán quá chả thèm gõ nữa
Trên đây mới chỉ là sơ lược vài điểm vô lý, đoạn cuối của bài tự sự, thú thật không cần đọc người ta cũng hiểu cô định nói cái gì. Mệt với các cô quá cơ, muốn lật đổ chính quyền thông qua cái cớ chống Trung Quốc thì phải dựa vào cái đầu, chứ ngồi đó bịa ra vài dòng “dạ dày thư” thì đến bao giờ mới thành công được.
Với 43.000 chia sẻ (tính đến thời điểm hiện tại) cho thấy cộng đồng mạng ở Việt Nam dễ bị dắt mũi hơn bao giờ hết.
Hoàng Trường