Trong những ngày ở Manila các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đang thảo luận sôi nổi về tuyên bố chung của Hội nghị, ở Washington Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã gặp gỡ với người đồng cấp Mỹ James Mattis.
Sự xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington trong lĩnh vực an ninh sẽ tiến xa đến mức độ nào? Câu hỏi này sẽ được chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Tsvetov trả lời trong bài bình luận dành riêng cho Sputnik.
Cuộc đấu tranh tuyệt vọng của các nhà ngoại giao Việt Nam trong hậu trường Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Manila nhằm xử lý cách diễn đạt về Biển Đông trong bản Tuyên bố chung đã gây ra một cơn bão chỉ trích trong giới truyền thông Trung Quốc. Trong khi đó, nỗi cô đơn của Việt Nam trong cuộc đấu tranh này khiến Hà Nội ngày càng xích lại gần Washington. Mặc dù Việt Nam từ chối hành xử như Philippines dưới chính quyền Duterte, họ cũng từ chối hành xử như Philippines dưới chính quyền Aquino.
Có lẽ, bản tin nóng nhất trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam là ông Mattis hứa rằng, một tàu sân bay Mỹ sẽ tới thăm Việt Nam vào năm 2018. Lần gần đây nhất hàng không mẫu hạm Mỹ đã hiện diện gần bờ biển Việt Nam trong năm 1975, đặc biệt là khi đó có mục đích hoàn toàn khác. Tiếp sau đó Việt Nam đã nhận được một món quà nhỏ — tàu khu trục USS John S. McCain đã đi qua vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, các quan chức Mỹ giải thích đây là “hoạt động tự do hàng hải” thứ ba được tàu hải quân Mỹ thực hiện dưới thời Tổng thống Trump. Trong những ngày đó báo chí Việt Nam đăng tin khá lạ về việc Việt Nam sẽ chi 3 tỷ USD mua hai phi đội gồm 24 máy bay V-22 Osprey của Mỹ. Thỏa thuận này có vẻ rất lạ, có lẽ, thông tin này chỉ phục vụ mục đích thăm dò phản ứng của những đối tượng khác nhau.
Dù sao, về mặt chính trị, ban lãnh đạo Việt Nam không thể lùi bước trong tranh chấp với Trung Quốc. Những nỗ lực lâu năm của Bắc Kinh nhằm củng cố vị thế của Trung Quốc ở Biển Đông đã dẫn đến việc, ở Việt Nam tâm trạng chống Trung Quốc dâng cao trong các tầng lớp khác nhau, đặc biệt trong số những người chỉ trích Đảng Cộng sản về những vấn đề khác, nhưng, thích sử dụng những khẩu hiệu phản đối Trung Quốc trong hùng biện.
Đảng Cộng sản Việt Nam rơi vào cái bẫy: phản ứng cứng rắn và những động thái ngoại giao gây thiệt hại cho quan hệ với Trung Quốc, mặt khác, thái độ mềm mỏng và bất kỳ sự nhượng bộ làm hỏng mối quan hệ với nhiều người dân nước mình. Tình hình căng thẳng kéo dài mãi trong quan hệ với Trung Quốc khiến Việt Nam trở thành một khách hàng lý tưởng đối với Hoa Kỳ.
Đồng thời ban lãnh đạo Việt Nam, tất nhiên, thấy rõ giới hạn của sự xích lại gần với Mỹ. Kinh nghiệm của Philippines dưới thời Benigno Aquino III cho thấy rằng, nếu quá trình xích lại gần đi quá xa, đất nước sẽ bị tước cơ hội phát triển kinh tế nhờ quan hệ tốt với Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam có mối quan hệ kinh tế phát triển đầy đủ cả với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và những cầu thủ khác. Hà Nội có thể tiếp tục xích lại gần Hoa Kỳ. Theo quan điểm của người Việt Nam, điều quan trọng nhất là sự hiện diện lâu dài của Mỹ sẽ đảm bảo an ninh trong khu vực.
Nếu nói về ASEAN, thì tôi có ấn tượng rằng, Việt Nam muốn để tổ chức này trước hết phục vụ mục đích thu hút sự chú ý đến vấn đề Biển Đông. Đó là lý do tại sao các nhà ngoại giao Việt rất tích cực làm việc tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Manila. Hà Nội biết rõ rằng, nguyên tắc đồng thuận vốn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong ASEAN, có nghĩa là, Việt Nam có khả năng lôi cuốn các nước Đông Nam Á vào ý định của mình.