Kính Chiếu Yêu
Dự thảo luật An ninh mạng chưa trình Quốc Hội thảo luận nhưng xem ra đã nóng. Nóng nhất là tranh luận xảy ra nhiều xung quanh quy định tại Khoản 4 Điều 34 của Dự thảo Luật An ninh mạng: "Các DN nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam; có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam…". Chưa cần các nhà cung cấp dịch vụ Internet như Facebook, Google lên tiếng, đám “khóc mướn” cho các tập đoàn xuyên quốc gia này dã tru tréo om tỏi.
Đầu têu chuyện này là VCCI và báo Tuổi Trẻ với cái tít giật gân “Facebook và Google có thể rút khỏi Việt Nam”. Một số tờ báo chính thống khác lập tức vào hùa “Google và Facebook đặt máy chủ ở đâu không quan trọng”; “Nếu Facebook, Google tạm biệt chúng ta”… Mạng xã hội thì không cần uốn lưỡi mà đá thẳng rằng vi phạm cam kết quốc tế, vi phạm tự do ngôn luận... đã khiến người dân hiểu sai vấn đề. Không ít người tỏ vẻ bức xúc và hoài nghi về mục đích của dự luật.
Thật nực cười khi mà những quốc gia hùng cường, tiên tiến như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Châu âu, Nhật... đã báo động về một cuộc chiến tranh mạng và đang làm tất cả để ngăn chặn, Tổng thống Mỹ Donal Trump còn liệt "Chiến tranh mạng"vào 1 trong 4 nguy cơ đe dọa nước Mỹ thì người Việt lại đang tìm cách mở toang cửa nhà.
Ở nhiều quốc gia khác, YouTube, Google và cả facebook đã bị cảnh báo từ nhiều năm nay với yêu cầu tiên quyết phải tuân theo luật pháp sở tại. Gần đây nhất, Ủy ban châu Âu (EC) cùng các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng thuộc EU đã yêu cầu facebook, Google và Twitter nhanh chóng điều chỉnh các điều khoản sử dụng dịch vụ cũng như truy quét thông tin xấu, bao gồm tin “vịt”, nếu không sẽ phải chịu chế tài. Nhật Bản, một quốc gia công nghệ thông tin hàng đầu châu Á, vậy mà cũng đã bắt đầu đặt dấu hỏi về Facebook và Google vì những liên quan đến tính bảo mật thông tin khách hàng. Trước đó, Anh, Đức cũng đã khuyến cáo những tập đoàn trên hoặc tuân thủ quy định nước mình hoặc ra tòa hay bị phạt. Không chỉ bị cảnh cáo về bản quyền, nội dung xấu, độc hại mà Youtube hay Google, facebook, Twitter… còn bị lên án khi vô tình bị những tổ chức khủng bố, phần tử cực đoan, thành phần chống đối sử dụng làm công cụ hữu hiệu cho hoạt động của chúng.
Khi mà tội phạm mạng đã hoành hành thực sự làm điêu đứng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt thì người ta lại đi khóc mướn cho một doanh nghiệp ngoại quốc đang hút máu người Việt. Dư âm tin đồn ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV bị bắt, chỉ trong thời gian ngắn đã gây thiệt hại cho thị trường chứng khoán ở Việt Nam hơn 2 tỷ USD. Tin vịt về vụ xả thải đỏ ngầu cả một vùng biển cách đây không lâu được cho là của Formosa hồi đầu tháng 5, chỉ sau có vài phút số lượng người share lên đến hàng chục vạn nhưng người chính thức đưa clip đó thì lại không ở Việt Nam. Và khi kiểm chứng thì nó lại ở cảng Tiên Sa Đà Nẵng mà nguyên do là người ta rửa xe chở đất. Một tin bịa vỡ đập thủy điện nhằm câu lai của một thằng bé làm hàng ngàn người hốt hoảng... rồi vô số những thông tin bịa đặt ngập lũ trên mạng vẫn chưa đủ để thấy mặt trái của mạng Internet hay sao?
Cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ gia tăng trên Internet và cung cấp các tiện ích cho người dùng Việt Nam, nhưng trong khi các doanh nghiệp trong nước phải tuân thủ nghiêm ngặt các luật định thì những ông lớn như Uber, Grap, Google, Youtube, Facebook… lại không hề, họ thậm chí còn không cần đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam vẫn kinh doanh, kiếm tiền bộn trên đất nước Việt Nam mà không phải đóng thuế.
Google, Youtube, Facebook… thậm chí còn là môi trường lý tưởng để triệt hạ doanh nghiệp Việt. Những thông tin bịa đặt, lừa đảo, văn hóa phẩm đồi trụy tràn lan đầy trên các mạng xã hội không thể không kiểm soát được. Tân Hiệp Phát đã điêu đứng vì "con ruồi chui vào chai nước ngọt", nước mắm truyền thống chết đứng vì "chất gây ung thư", Heineken Việt Nam đã phải cầu cứu các cơ quan chức năng vì các video thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và hoạt động kinh doanh của Heineken... Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng đã quyết định ngưng quảng cáo trên Youtube vì sản phẩm dịch vụ của họ bị chạy trên những clip có nội dung bạo lực, khiêu dâm có hại cho trẻ em.
Về lợi dụng môi trường Internet để xâm phạm an ninh quốc gia chắc hẳn chẳng cần phải đưa ra bằng chứng để mà minh chứng hẳn nhiều người cũng đã thấm thía. Chỉ nhắc lại bài học về các cuộc "cách mạng màu" ở Trung Đông, Bắc Phi cũng đã quá đủ. Sau khi lật đổ chính phủ hợp hiến Ai Cập câu đầu tiên của lực lượng đối lập đưa lên mạng Internet là "Cám ơn Facebook". Ở Việt Nam, chúng chưa làm được điều đó nhưng môi trường Internet đã trở thành lý tưởng cho đào tạo, huấn luyện, cổ vũ từ xa; tập hợp lực lượng từ bên trong; kích động thù hận, chia rẽ nội bộ, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ chế độ... và tội phạm hình sự không còn là cá biệt.
Khẳng định Việt Nam cần một đạo luật về đảm bảo an ninh mạng, nhất là trong tình hình tội phạm mạng phát triển như hiện nay là rất bức thiết.
Vấn đề lo ngại của cư dân mạng và dư luận xã hội là, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet có cần phải đặt, có chịu đặt máy chủ ở Việt Nam hay không? Đây đơn thuần chỉ là bài toán kinh tế mà thôi. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet như Facebook, Google kiếm được số lợi nhuận rất lớn ở Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam có số lượng người sử dụng Internet lớn thứ 7 thế giới (68 triệu người). Chính vì thế, việc đặt hệ thống máy chủ ở Việt Nam không đáng là bao so với lợi nhuận mà phía các công ty xuyên quốc gia thu lại. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng để thu lợi nhuận là vấn đề hoàn toàn bình thường trong kinh doanh và chắc chắn rằng, Facebook, Google xác định được vấn đề này chứ không hề có chuyện họ sẽ rời bỏ thị trường như một số thông tin báo chí đưa.
Khoản 5, Điều 39 Dự thảo Luật An ninh mạng chẳng có đoạn nào nói cấm Facebook, Google ở Việt Nam cả. Lẽ ra VCCI, báo chí, với trách nhiệm là cơ quan đại diện cho doanh nghiệp Việt, cư dân mạng - người tiêu dùng thông thái, nhẽ ra phải chung tay để kiến tạo môi trường đầu tư an toàn, lành mạnh để bảo vệ lợi ích của mình thì họ lại đi “khóc mướn” cho hành vi “vô pháp” của các doanh nghiệp ngoại là sao?