* Giáo dục kĩ năng sống giới nữ, điều cần nói

Kính Chiếu Yêu

Bài viết này chỉ nêu một hiện tượng xã hội đáng suy nghĩ về giáo dục kỹ năng sống giới nữ. Không mang tính so sánh giới tính để hạ thấp phụ nữ.

Theo rõi trên thông tin đại chúng và mạng xã hội có một hiện tượng làm chúng ta lo ngại về kỹ năng sống của giới nữ. Vỡ hụi, mua bán hàng đa cấp, tham gia tôn giáo lạ, mê tín, sùng đạo, tạo scandan, tự tử... nạn nhân thường là giới nữ.

                    Những nạn nhân vỡ hụi ở Thanh Hóa

1. Nếu tra cứu trên Google cụm từ "Nữ sinh đánh nhau" sẽ cho khoảng 1.250.000 kết quả trong 0,45 giây. Xem những clip trong đó thì không thể chấp nhận nổi.

Thống kê của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2009-2010 đến nay, cả nước đã xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Lý do để học sinh, nhất là nữ sinh đánh nhau cũng khá đơn giản, rất trẻ con như: “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông, đả kích nhau trên Facebook…

Bộ GD&ĐT cho biết sẽ ban hành khung quy tắc ứng xử trong trường học. Và đang chuẩn bị ban hành Thông tư quy định tổ chức hoạt động văn hóa và ứng xử văn hóa cho học sinh sinh viên trong các nhà trường nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, nó vẫn là thì tương lai.

2. Thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh, thành toàn quốc liên tiếp xảy ra tình trạng vỡ “hụi”, đặc biệt tại các vùng nông thôn, nơi đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. “Hụi”, “họ”, “phường”... bản chất là một hoạt động góp vốn làm ăn có tính chất tương trợ lẫn nhau đã được quy định tại NĐ 144/2006 của Chính phủ, nhưng thực tế đã và đang bị một số đối tượng chủ hụi lợi dụng, biến tướng thành việc huy động vốn nhằm chiếm đoạt tài sản...

Chiêu thức chung của các chủ “phường” là thời gian đầu trả tiền và lãi sòng phẳng nhằm tạo dựng uy tín, lôi kéo số đông người chơi dây “phường” của mình. Đến lúc người chơi mất cảnh giác, chủ “phường” chuyển sang hình thức vay mượn tiền “phường” của họ với lãi suất cao hơn nhiều lần so với lãi suất ngân hàng (từ 2-3%/tháng), vay tiền cá nhân (lãi suất từ 2-5%/tháng) sau đó chiếm đoạt. Thiệt hại càng lớn khi một chủ “phường” tổ chức nhiều dây “phường” và dùng tiền của người chơi để tham gia chơi các dây “phường” do người khác làm chủ. 

Vở diễn này tái đi tái lại nhiều nơi, nhiều lần, thậm chí lây lan vào cả giới chức tôn giáo. Mới đây có 4 linh mục ở giáo phận Vinh đóng vai trò chủ hụi mất khả năng thanh toán. Ấy vậy nhưng "cá vẫn cắn câu" và đối tượng tham gia hụi, phường phần lớn là phụ nữ.

3. Theo con số mới công bố của Bộ Công thương thì ở Việt Nam có đến 1 triệu người bán hàng đa cấp, trong đó không ít mạng đa cấp mang tính lừa đảo. Làm giàu và làm giàu thật nhanh, thật dễ dàng mà không mất công sức gì luôn là câu được những thủ lĩnh tiêm nhiễm cho các tân binh khi gia nhập mạng lưới này.

Ngày 8-1-2016, Đội Cảnh sát kinh tế CAQ Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 33 và CAP Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, bất ngờ ập vào kiểm tra địa điểm kinh doanh của công ty TNHH MTV Daeun Korea có nhiều biểu hiện nghi vấn kinh doanh đa cấp. Tại thời điểm kiểm tra, bên trong công ty có khoảng 150 người đang nghe nhân viên quảng bá về chất lượng sản phẩm của công ty. Mỗi ngày, công ty tổ chức 2 buổi thuyết trình trực tiếp nhưng đặc biệt chỉ cho phụ nữ lớn tuổi, không cho nam giới vào nghe.

Vụ ở Từ Liêm chỉ là một điển hình về giới, rất nhiều mạng đa cấp tỉ lệ nữ tham gia chiếm đa số. Họ còn dụ dỗ, chèo kéo người thân, bạn bè gia nhập vào mạng gây những cuộc đổ vỡ 'gia tộc", bè mãng bạn bè, đồng nghiệp rất tệ hại.

4. Tài liệu nghiên cứu của nhà nhân chủng học Elizabeth Brusco cho biết, đa số phụ nữ thường dễ dàng tin và thực hành hành vi tôn giáo hơn nam giới (83,4%) trên toàn thế giới, tuy tỷ lệ từng nước có khác biệt. Mức độ sùng đạo của nữ tín đồ Thiên chúa giáo thì vượt trội hơn hẳn nam giới. Hiện tại, phụ nữ thường đi đầu trong việc gia nhập đạo, cải đạo và hy vọng gia đình cũng làm điều tương tự.

Cũng theo nhà nhân chủng học Elizabeth Brusco thì trong những thời điểm khó khăn và suy thoái, đặc biệt là khi chuyển đổi kinh tế, tôn giáo là một hình thức phục hồi và cải thiện xã hội, và phụ nữ chính là người hăng hái làm điều đó với hy vọng rằng, số tiền ít ỏi họ kiếm được sẽ không bị nam giới sử dụng làm điều sai trái như nhậu nhẹt, cờ bạc do giáo lý, giáo luật cấm đoán.

Ở Việt Nam cũng vậy, những thứ tôn giáo lạ như "Pháp luân công", "Đạo Hồ Chí Minh", "Đạo Vàng Chứ"... thường thu hút tín đồ trong giới nữ lớn tuổi. Những cuộc "xuống đường" mang tính cực đoan của Thiên chúa giáo ở Giáo phận Vinh, Giáo xứ Thái Hà phụ nữ tham gia rất hăng hái và chiếm số đông. Giới Đồng cốt, Ngoại cảm cũng vậy.

Những biểu hiện nói trên khiến chúng ta băn khoăn và đặt câu hỏi: Vì sao vậy?

Đi tìm lời giải cho hiện tượng đặc biệt này hẳn phải có một cuộc điều tra xã hội học kỹ lưỡng. Song cũng có thể cảm nhận được những khía cạnh tâm lý giới. "Đàn ông nông nổi giếng khơi/ Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu" các cụ dạy cấm có sai.

Điều muốn nói là Hội Phụ nữ, công tác tuyên truyền, giáo dục cần có sự đổi mới tiếp cận với cuộc sống, phù hợp với đối tượng, ngăn ngừa những khuyết tật như đã nói ở trên.

Author:

Previous Post
Next Post