* Sự hào hiệp của nước Nga và sự keo kiệt của chú Sam

Mõ Làng

Nước Nga không giàu có như Mỹ nhưng sự hào hiệp thì hơn hẳn. Đáng chê là những con ếch ngồi đáy giếng thì chém gió phần phật với giọng điệu sùng Mỹ, bài Nga, vong ơn bội nghĩa, chẳng giống với đạo lý người Việt tẹo nào! Ấy vậy nhưng, vẫn có một bộ phận sủa nhặng lên kiểu bầy đàn trong dịp kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười.

Người Mỹ là thế này đây:

Ngày 7 tháng 4 năm 1997 – Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Robert Rubin và Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, Nguyễn Sinh Hùng ký thỏa thuận tại Hà Nội về việc Việt Nam trả khoản nợ 145 triệu USD của chính quyền miền Nam Việt Nam cũ. Đây là số tiền đã tính cả gốc lẫn lãi của số tiền mà Việt Nam Cộng Hòa còn nợ Mỹ trước khi sụp đổ còn nợ Hoa Kỳ. Ngày 7 tháng 4 năm 1997, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã trả cho Hoa Kỳ khoản nợ 145 triệu USD của Việt Nam Cộng hòa (85 triệu USD nợ gốc của VNCH, còn lại là tiền lãi và chi phí phát sinh trượt giá) như một điều kiện để nối lại quan hệ ngoại giao.

Một số người còn bán tín, bán nghi về chuyện này hoặc chưa biết thì nên vào trang webb của ĐSQ Hoa Kỳ mà xem thêm.
http://www.nytimes.com/…/hanoi-agrees-to-pay-saigon-s-debts… trên kho lưu trữ của Đại học Washington :

"The Republic of Vietnam owed the United States Government (to include the Department of Agriculture and USAID) approximately $85 million when the war ended. When North Vietnam took over South Vietnam, they assumed responsibility for the debts of the latter. "

"Việt Nam Cộng Hòa còn nợ Chính phủ Hoa Kỳ (bao gồm Bộ Nông nghiệp và USAID) khoảng $ 85.000.000 khi chiến tranh kết thúc. Khi Bắc Việt Nam tiếp quản miền Nam Việt Nam, họ đã nhận trách nhiệm về các khoản nợ của sau này".

Trong chiến tranh, tại miền Nam Việt Nam, “thu nhập quốc dân chưa bao giờ vượt quá 2 tỷ USD/năm, nhưng trong 5 năm cuối cùng (1971 - 1975), viện trợ Hoa Kỳ hàng năm đạt hơn 2 tỷ USD/năm, tức là lớn hơn tổng số của cải do miền Nam Việt Nam làm ra”. Tuy nhiên, phần lớn những khoản viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa là dành cho quân sự, lại được Hoa Kỳ thu hồi lại qua các hợp đồng mua bán vũ khí của các nhà tài phiệt súng đạn. Vì vậy, viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa thực ra cũng chính là tiền trợ cấp cho nền kinh tế Mỹ.

Một phần số tiền trả nợ nhỏ nhoi này (145 triệu USD) lại được chính phủ Mỹ chuyển thành khoản "viện trợ" để xây dựng Đại học Fulbright ở TP.HCM, nơi mà nay mai ông Ted Osiut (cựu Đại sứ Mỹ) sẽ trở lại làm Phó giám đốc. Một ít là để dùng tẩy rửa chất độc dioxin ở sân bay Đà Nẵng nhưng lại từ chối trách nhiệm với hàng vạn người nhiễm chất độc da cam và hàng ngàn đứa trẻ dị tật ở Việt Nam.

Còn nước Nga thì sao? 

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga là quốc gia kế thừa của cường quốc này. Và đương nhiên, bao nhiêu nợ nần của Liên Xô (gồm 15 nước Cộng hòa), Nga gánh hết. Nước Nga sau khi Liên Xô tan rã đã lâm vào khủng hoảng kinh tế cực kỳ khó khăn. Cùng với đó là bao vây cấm vận, chiến tranh dầu mỏ của phương Tây... làm nước Nga đứng ở bờ vực sụp đổ.

Tuy nhiên người Nga đã không vì vậy mà quên bạn bè, đồng chí. Họ vẫn hào hiệp chia sẻ miếng bánh mì nhỏ bé với bè bạn năm châu. Nợ thì trả nợ sòng phẳng nhưng người ta nợ Nga thì xóa nợ với những khoản nợ khổng lồ. 

Nga đã trả nợ cho ông Tàu khựa hết sạch bách khoản nợ của Liên Xô, chính xác là 451,13 triêu franc Thụy Sĩ. Và Nga đã xóa khoảng 140 tỷ USD cho các con nợ của mình (ngoài khoản viện trợ không hoàn lại). Điểm lại các số liệu:

Năm 2000, Nga xóa cho VN khoản nợ 9,5 tỷ USD (trên tổng số 11 tỷ, bằng số nợ của Triều Tiên), xóa cho Angieri gần 5 tỷ, xóa cho Afganistan 11 tỷ, xóa cho Libya ...

Năm 2001,Nga xóa khoản nợ 572 triệu USD cho các nước nghèo nhất thế giới. 

Năm 2003, Mông Cổ được Nga xóa hết khoản nợ 11 tỷ USD. 

Năm 2012, Nga đã xóa gần 10 tỷ USD trong tổng số tiền 11 tỷ USD mà Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên nợ từ thời Liên Xô cũ. Cũng trong năm này, Nga xóa 29 tỷ USD nợ cho Cu ba.

Lũ cơ hội, vong ơn bội nghĩa thì đang hỉ hả với những hình ảnh dỡ bỏ tượng Lê Nin ở Ukraina, hóng hớt Donal Trum sắp đến Việt Nam.

Author:

Previous Post
Next Post