NHỮNG NGHỆ SĨ TRÁO TRỞ

NHỮNG NGHỆ SĨ TRÁO TRỞ

Vốn trước tôi vẫn thường mượn những mẩu chuyện bên bàn trà nước để nói về trăm sự ở đời, phê phán những điều sai trái, răn dạy những kẻ vô luân. Nhưng lần này, trước một sự việc đã đi quá giới hạn, tôi không muốn dông dài mà đi vào vấn đề luôn.

Việc mà tôi muốn nói đến là mấy ngày qua, trên các trang mạng lan truyền đoạn video clip có nội dung bàn luận về chị Võ Thị Sáu. Tôi không lạ khi Nguyễn Quang A tham gia vào vụ việc này. Tôi cũng chẳng thèm đếm xỉa đến y làm gì. Nhưng đáng buồn, đã có rất nhiều những gương mặt nổi tiếng của giới trí thức như Nguyễn Duy, Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Hưng, Hoàng Dũng....xuất hiện trong đoạn clip.

Tôi không muốn nói về những điều mà các ông đã bàn luận về chị Võ Thị Sáu bởi nếu nhắc tới, nó thực sự là điều sỉ nhục, một nỗi hổ thẹn, một sự bất kính tột cùng đối với người đã khuất. Lương tâm của một con người không cho phép và với một giáo viên thì càng không.

Tôi chỉ muốn nói rằng tất cả những thứ các ông nói đều là dối trá, đơm đặt. Làm sao các ông có thể nói ra những điều đó? Các ông đều là nhà văn, nhà thơ, nhà trí thức mà trong đời đã kinh qua không biết bao nhiêu loại sách vở. Các ông mang trên khuôn mặt vẻ đạo mạo, cao quý của người có học vậy mà hành động lại không khác gì quân vô lại. Các ông không thấy tủi hổ khi thốt ra những lời đó sao? Thật kinh tởm.
Chán chẳng buồn nói với đám trí thức nửa mùa

Tôi biết các ông có thể lấy ra hàng trăm lí do, nào là theo lời người này,  nào thì theo cuốn sách kia, theo thông tin của ông A, bà B mà cá nhân các ông từng tiếp xúc v.v.... Nhưng thưa các ông, người trí thức không phải là người bị chi phối bởi những cuốn sách hay như con bò nhai lại những tri thức, tư tưởng của người khác, người trí thức chính là người biết phân tích, nhìn nhận cội nguồn của kiến thức, tư tưởng mà mình được tiếp cận, từ đó đúc kết thành nhận thức cá nhân. Sách là một phần giá trị văn minh nhân loại, nhưng không phải cuốn sách nào cũng đúng, cũng hay. Suy cho cùng, mỗi cuốn sách đều phản ánh tư tưởng của người viết thông qua những trải nghiệm của cá nhân người đó. Đấy là tôi không nói đến những kiểu thông tin truyền tai, dạng "tam sao thất bản", không đáng tin. 

Thêm nữa, tôi cho rằng hành động ấy cho thấy sự bế tắc của chính các ông trước cuộc sống. Thời cuộc xoay vần, tư tưởng con người cũng biến thiên, điều đó tôi hiểu. Nhưng thứ tôi hiểu hơn cả đó là các ông đang cảm thấy bất lực khi không tìm ra lời giải cho những thứ tiêu cực còn tồn tại trong cuộc sống. Điều đó khiến các ông cảm thấy hoài nghi. Chính sự hoài nghi đó đã đưa đẩy các ông đến với chủ nghĩa xét lại, hoài nghi lịch sử. Vậy có khi nào các ông hoài nghi về chính những lời nói của mình? Hoài nghi về cả tổ tiên, nguồn gốc của mình? 

Buồn hơn nữa, tôi không ngờ tôi đã từng dạy, từng kể cho các thế hệ học sinh của mình về những tác phẩm của các ông bằng một tình yêu văn chương tột đỉnh. Tôi còn nhớ buổi đầu tiên đứng bục giảng tôi đã phấn khởi, say sưa thế nào khi giảng về "Tre Việt Nam", đã đối mặt với những con mắt tò mò của học sinh khi cố gắng nói cho chúng nghe những quan điểm "lạ đời" của Phạm Xuân Nguyên về văn chương cách tân.  Đau đớn thay. Còn cú sốc nào lớn hơn thế....

Các ông có thể giữ những quan điểm thối nát ấy khi các ông vẫn mang trong đầu thứ chủ nghĩa xét lại hay đứng trên góc nhìn của đám vô chính phủ, không phân biệt được Chính - Tà. Đó là quyền tự do tư tưởng của các ông. Tôi nghĩ nếu các ông còn liêm sỉ thì tự vấn lương tâm mình. Mỗi khi các ông mở miệng nói những lời khốn nạn, đừng vỗ ngực xưng là nhà văn, nhà thơ. Đừng biến thành những nghệ sĩ tráo trở. Với tôi và có lẽ là hàng triệu người Việt Nam khác thì một người thiếu nữ nguyện hi sinh tính mạng vì nền độc lập tự do cho Tổ Quốc luôn là người hùng. Chắc chắn là thế. Mãi là như thế.



GIÁO LÀNG
CHUYỆN CÁI VỈA HÈ

CHUYỆN CÁI VỈA HÈ


Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, cây, bầu trời và ngoài trờiChuyện cái vỉa hè, câu chuyện nghe qua tưởng chừng như rất giản đơn này giờ đây lại trở thành một đề tài rất rất nóng trong xã hội. Nóng vì tính thời sự của nó, nóng vì nó đã đả động đến cái gọi là văn hóa vỉa hè ăn sâu bám rễ bao đời nay và quan trọng hơn, câu chuyện này lại liên quan đến một bộ phận người dân phải mưu sinh kiếm sống bằng nghề bán hàng rong trên những con phố. Xét trên phương diện khách quan, việc lập lại trật tự đô thị, khai thông vỉa hè trả lại cho người đi bộ là đúng đắn và cần thiết. Vì hệ lụy của việc lấn chiếm vỉa hè không phải là nhỏ, nhiều người nhìn qua chỉ nói là có vài cái bậc thềm mà cũng phải đập, có chỗ đậu xe cũng phải dỡ, nhưng tất cả chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà mọi người nhìn thấy được. 
Ẩn đằng sau góc khuất của những con phố là một thế giới trái ngược, là nơi xã hội đen hoành hành, là nạn bảo kê thu phí buôn bán vỉa hè. Đi kèm với đó là mất an toàn trật tự xã hội, ô nhiễm đô thị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người tham gia giao thông và chính bản thân những người buôn bán trên các vỉa hè. Nhưng đã xét cái lý thì cũng phải có cái tình, theo ý kiến nhiều người thì vỉa hè là nơi kiếm miếng cơm manh áo của không ít người có hoàn cảnh nghèo khó trong xã hội, giờ dẹp vỉa hè khác gì đạp đổ bát cơm của người ta. Nhưng đây là việc trước sau gì cũng phải làm, không làm không được, về những người mưu sinh trên vỉa hẻ thì thành phố đã có phương án cho họ sau khi di dời, để mọi người có thể ổn định lại cuộc sống.

Tuy nhiên công việc giải phóng vỉa hè chỉ một người hay một đơn vị thì không thể giải quyết được, mà cần phải có sự chung tay góp sức của nhiều cơ quan chức năng, quan trọng hơn là phải có sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội. Nhìn hình ảnh bác phó chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải cùng cấp dưới đích thân đi dẹp từng tuyến phố một vừa thấy vừa xúc động, vừa thương cho bác vì trong hành trình của mình, bác như một ngôi sao cô đơn, lẻ loi. Theo ý kiến chỉ đạo của chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong thì quận 1 phải làm kiên quyết hơn nữa, nhưng để giải quyết dứt điểm việc này theo tôi nên sử dụng biện pháp trảm tướng, xử từ trên xuống, yêu cầu tất cả cơ quan có liên quan phải hành động thì may ra mới có kết quả chứ giao toàn bộ trọng trách cho một mình bác Hải xem ra chỉ là phương pháp tình thế tạm thời.

QUÊ CHOA
DÂN CHỦ CỦA MỸ

DÂN CHỦ CỦA MỸ

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, văn bảnDân chủ, nhân quyền- thứ mà Mỹ đang rao rảng với toàn thế giới vậy mà nhiều thanh niên cả trẻ lẫn già ở Việt Nam vẫn tới tấp vào đớp lấy đớp để mong muốn Mỹ mang thứ ấy đến Việt Nam.

Trong chính sách ngoại giao của Mỹ nói riêng hay các nước lớn khác thì việc hướng các nước bé đi vào quỹ đạo của họ. Với Mỹ trong cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21 chiêu bài dân chủ nhân quyền được Mỹ sử dụng làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Không ít các nước đã lãnh đủ hậu quả khi nếm mật ngọt từ Mỹ như Lybi, Syri, Nam Tư, Ucraina ....

Với Việt Nam, sau khi thất bại bằng việc dùng vũ lực xâm lăng thì Mỹ chuyển sang chiêu bài dùng những viên đạn bọc đường để dần chuyển hóa nội bộ, tuyên truyền các tư tưởng thân Mỹ vào đất nước. Đáng buồn ngày nay mặc dù được học hành tử tế hơn ngày xưa nhưng nhiều người hốc phải cám Mỹ quá nhiều đâm ra sùng Mỹ tự ti về dân tộc. Đây cũng là minh chứng cho việc nói rằng trình độ nhận thức không đánh đồng với trình độ nhận thức chính trị.

Một trong những viên đạn bọc đường mà Mỹ bắn về Việt Nam là dân chủ, nhân quyền. Những thứ mà Mỹ miêu tả thật tốt đẹp, giống như cảm tưởng của mọi chính khách khi họ đến tham quan và chiêm ngưỡng tượng thần Tự Đó là ca ngợi thần Tự Do. Nguyễn Tất Thành khi đến New York và cũng đã đến chiêm ngưỡng tượng thần Tự Do như mọi chính khách sau khi đến tham quan thần Tự Do đều ghi cảm tưởng bằng những lời ca ngợi Ngôi sao tỏa sáng trên vòng Nguyệt quế là ánh sáng tự do... Duy chỉ có Nguyễn Tất Thành đến xem thần Tự Do, nhưng chỉ nhìn dưới chân tượng và ghi: Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp; số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?

Cái luận điệu Mỹ nói là nhân quyền cao hơn chủ quyền thực tế chỉ dùng để áp đặt vào các nước nhỏ để đảm bảo việc chủ quyền tuyệt đối của Mỹ. Chính nội tại bản thân Mỹ việc phân biệt đối xử với người da đen điều mà cả Liên Hiệp Quốc lên án vẫn còn diễn ra? Chính phủ Mỹ đã giải quyết được chưa? Liệu rằng Mỹ có áp dụng được nhân quyền cao hơn chủ quyền cho Trung hoặc Nga vào giải quyết hộ không nhỉ?

Còn về độ trơ trẽn, đạo đức giả mời các vị xem những bức ảnh dưới đây, cũng như những đồng bào ta bị Mỹ giết hại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, những em bé này được Mỹ mang đến cái gọi là "dân chủ, nhân quyền".

Ở Việt Nam, kẻ nào nói không có tự do là nói điêu. Bởi lẽ không có tự do thì mấy vị nhận đô la đi biểu tình, bạo loạn ăn dùi cui thậm chí là đạn đồng vào mồm rồi. Giống như ở xứ sở văn minh các vị hằng mong ước đó. Còn vẫn lên mạng xuyên tạc rồi chửi bới đất nước, vẫn nhơn nhơn thách thức sự kiên nhẫn của chính quyền tôi cho rằng Việt Nam đang tự do quá trớn.

Thân ái khinh chị Tét một phát nhé, chị hằng đêm có mộng thấy những oan hồn mà "dân chủ, nhân quyền" của nước Mỹ giết chết đến hỏi thăm không nhỉ?
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Ảnh nạn nhân ở Yemen, Syria
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Ảnh nạn nhân bị Hít le thảm sát.

Bản chất Hít le làm và Mỹ làm chẳng khác nhau chẳng qua vỏ bọc nó mĩ miều quá mà thôi.

TA ĐANG THẤT THU THUẾ TỪ NHỮNG THỨ TƯỞNG CHỪNG BÉ NHỎ - Bài 1

TA ĐANG THẤT THU THUẾ TỪ NHỮNG THỨ TƯỞNG CHỪNG BÉ NHỎ - Bài 1


Tôi đã từng viết về thuế trên blog này và từng nói rằng, Nhà nước đang bị thất thu thuế, nếu thu đủ thuế, nước ta rất giàu. Đừng nghĩ quán vỉa hè, cửa hàng tạp hóa hay gánh hàng rong thì là những hộ nghèo, tiền tỉ cả đấy. Xin đăng bài của Thanh Niên phản ánh đề tài này:
KHI NHÀ BÁO ĐI LÀM XÃ HỘI ĐEN !!!

KHI NHÀ BÁO ĐI LÀM XÃ HỘI ĐEN !!!


Đạo đức nghề báo, một đề tài mà mỗi khi nhắc đến đều không khỏi khiến người ta lắc đầu ngao ngán vì sự tha hóa xuống cấp về danh dự, nhân phẩm của một bộ phận không nhỏ những người cầm bút trong thời đại hiện nay. Những tưởng rằng ngoài các chiêu như cầm đèn chạy trước ô tô,
CÓ HAY KHÔNG CHUYỆN NHÀ THẦU TRUNG QUỐC QUY HOẠCH HAI BỜ SÔNG HỒNG

CÓ HAY KHÔNG CHUYỆN NHÀ THẦU TRUNG QUỐC QUY HOẠCH HAI BỜ SÔNG HỒNG


Nghe đâu Viện thiết kế và quy hoạch Thành phố Hàng Châu được UBND thành phố Hà Nội chọn làm đơn vị tư vấn tham gia thực hiện dự án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng. Chẳng biết thực hư thế nào nhưng thú thật đọc xong tin này tôi cũng thấy hơi “lạ”. Lạ ở chỗ là trên các trang báo đài chính cống còn chưa thấy thông tin gì mà mấy trang báo với
Có thể bạn chưa biết

Có thể bạn chưa biết

Sau 20 năm, kinh tế VNCH từ mức cao gấp 4,4 lần so với kinh tế VNDCCH đã tụt xuống thấp hơn. Bất chấp việc họ nhận được nguồn viện trợ to lớn của Mỹ và để cho giới thương nhân người Hoa thao túng nền kinh tế. Phần người Việt tự chủ động làm ra, vì thế xét ra là rất thấp, chẳng đáng là bao. Ai còn tin rằng nếu không "bị" giải phóng, MNVN sẽ
Văn minh đô thị: SAU VỈA HÈ, CẦN LÀM TIẾP NHỮNG GÌ?

Văn minh đô thị: SAU VỈA HÈ, CẦN LÀM TIẾP NHỮNG GÌ?


Sau vỉa hè, cần làm tiếp những gì?


Hanoi vừa tiến hành xong chiến dịch đòi vỉa hè, tuy còn nhiều tranh cãi này kia, nhưng về cơ bản đây là chủ trương đúng đắn. Thành phố đã có lộ trình từ vài năm nay bắt đầu bằng lập các tuyến phố cho người đi bộ, quy hoạch chỗ để
THỰC HƯ VIỆC LỘ THỦ TƯỚNG CHỈ ĐẠO CHO FORMOSA THUÊ ĐẤT 70 NĂM SAI PHÁP LUẬT

THỰC HƯ VIỆC LỘ THỦ TƯỚNG CHỈ ĐẠO CHO FORMOSA THUÊ ĐẤT 70 NĂM SAI PHÁP LUẬT

Gần đây, trên các trang mạng đặc biệt là các trang phản động, các trang của lũ rân chủ đang có nhiều bài viết nhằm bôi nhọ và hạ uy tín của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Với những sự việc hết sức đơn giản và dễ hiểu nhưng lũ rân chủ đang cố tình bẻ cong sự
LẠI CHIÊU TRÒ BÔI LEM THỦ TƯỚNG

LẠI CHIÊU TRÒ BÔI LEM THỦ TƯỚNG

Thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội của đám dận chủ xuất hiện nhiều bài viết, có kèm theo đơn tố cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Mục đích tố cáo cũng rất rõ ràng: bôi lem, hạ bệ ông Nguyễn Xuân Phúc vào thời điểm khá đặc biệt: khi Chính phủ liêm
Như thế là hèn hạ!

Như thế là hèn hạ!

Những ngày gần đây, các thông tin trên mạng cho biết có một nhóm "nhân sĩ trí thức" gồm mấy nhà khoa học nhà văn nhà thơ nào đó đã có những luận điệu xuyên tạc, xúc phạm nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu với những luận cứ mơ hồ, thiếu căn cứ không thể chấp nhận được.
Bi hùng hải chiến Trường Sa: Xả thân giữ đảo

Bi hùng hải chiến Trường Sa: Xả thân giữ đảo

Trong hình ảnh có thể có: 7 người
Ảnh: Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (người mang quân hàm) và các chiến sĩ tàu HQ-505 anh hùng (Ảnh tư liệu Quân chủng Hải quân)
Trung tá - thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ được phong anh hùng nhờ quyết định táo bạo và mưu trí trong trận hải chiến 14-3-1988: Lao cả con tàu lên đảo Cô Lin, nhờ đó giữ vững hòn đảo này cũng như chủ quyền của ta
Trung tá Phạm Văn Hưng - người vào ngày 14-3-1988 là thiếu úy, ngành trưởng hỏa lực trên tàu HQ-505 - xúc động nhớ lại thời khắc sinh tử khi trung tá - thuyền trưởng Vũ Huy Lễ táo bạo lao cả con tàu dài gần 100 m, rộng 38 m lên đảo chìm Cô Lin.
“HQ-505 là tàu vận tải đổ bộ, chỉ trang bị vũ khí đơn giản. Thế nhưng, chúng tôi đã xả thân chiến đấu, quyết không để đảo của ta bị Trung Quốc chiếm giữ” - ông quả quyết.
Pháo đài Cô Lin
Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ giờ đã về hưu với quân hàm đại tá, vui thú điền viên ở quận Hải An - TP Hải Phòng. Nhắc đến trận hải chiến 25 năm trước, ông bồi hồi: “Đảo Cô Lin cách Gạc Ma chừng 4 hải lý. Sau khi tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ bị lính TQ tấn công, tàu chúng tôi cũng bị chúng nã đạn dữ dội. Nhờ HQ-505 không bị chìm ngay nên chúng tôi có đủ thời gian để quyết định lao cả con tàu lên đảo, giữ vững chủ quyền của ta”.
Đại tá Lễ cho biết hôm đó, tàu HQ-505 bị tàu TQ bắn hỏng máy trôi ra xa đảo Cô Lin gần 1 hải lý. “Tôi nghĩ nếu không nhanh chóng trở lại Cô Lin thì tàu sẽ chìm, toàn bộ anh em sẽ hy sinh mà đảo cũng có thể rơi vào tay địch. Tôi lập tức yêu cầu anh em kỹ thuật tập trung sửa máy tàu. Khi sửa xong, tôi yêu cầu chạy cả 2 máy, một tiến, một lùi để mũi tàu hướng về đảo. Gần đến Cô Lin, HQ-505 mở hết tốc lực phi lên đảo. Khi một phần thân tàu đã nằm trên bãi san hô, tôi tin chắc HQ-505 không thể chìm được” - ông kể.
Thấy tàu HQ-505 đã lên đảo, lính TQ không nổ súng nữa. Thuyền trưởng Lễ cùng các chiến sĩ vừa lao vào chữa cháy cho tàu vừa tổ chức đưa một xuồng máy sang đảo Gạc Ma để ứng cứu anh em trên tàu HQ-604 đang bị chìm. “Từ tàu HQ-505, chúng tôi nhìn thấy rất rõ tình hình bên Gạc Ma. Dù tàu HQ-505 cũng đang trong tình thế hiểm nghèo nhưng thuyền trưởng Lễ vẫn quyết định đưa xuồng sang cứu anh em bên Gạc Ma” - trung tá Phạm Văn Hưng cho biết.
Hứng chịu trận bão đạn của tàu TQ, 5 chiến sĩ trên tàu HQ-505 bị thương. Xác định nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin là ưu tiên số một, thuyền trưởng Lễ tiếp tục tổ chức anh em vào vị trí chiến đấu. Lúc đó, nhiều bộ phận của tàu HQ-505 vẫn tiếp tục bốc cháy. Trưa 14-3-1988, khi tàu HQ-931 và HQ-671 đến tiếp ứng, tàu HQ-505 được chữa cháy và trụ vững trên đảo Cô Lin, trở thành pháo đài sừng sững giữa vùng biển Trường Sa.
Quyết định của cả đời binh nghiệp
Nhớ lại quyết định lao tàu HQ-505 lên đảo, đại tá Vũ Huy Lễ giải thích: “Khi đó, toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc trên tàu đã bị hỏng nặng nên tôi không thể báo cáo tình hình với cấp trên. Quyết định lao tàu lên đảo được đưa ra trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Sau khi bàn bạc với chính trị viên, thủy thủ trưởng và ngành trưởng hỏa lực, tôi đã đưa ra một quyết định trọng đại nhất trong đời binh nghiệp của mình”.
Sau hành động quyết đoán ấy, tàu HQ-505 và thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được Sở Chỉ huy tiền phương Chiến dịch CQ88 tuyên dương. Dù có thể rút về đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe nhưng ông vẫn không nỡ rời xa Cô Lin. “Rất nhiều người đã ngã xuống mới giữ được đảo. Lúc này, chưa ai biết đảo có còn bị TQ tấn công nữa hay không. Vì thế, tôi vẫn xin tiếp tục được ở lại cùng 9 chiến sĩ nữa, trên chính con tàu HQ-505” - ông cho biết.
Sau trận hải chiến 14-3-1988, hầu như ngày nào TQ cũng cho tàu chiến ra khiêu khích. “Có ngày, chúng quấy nhiễu tới 3-4 lần và dùng loa réo cả tên tôi: “Vũ Huy Lễ, hãy đầu hàng!”. Thế nhưng, điều đó càng thôi thúc chúng tôi quyết tâm bám trụ. Tình cảnh khi đó rất khó khăn, máy bay trực thăng của ta phải ra tiếp tế từng cái khăn mặt, từng bánh xà phòng nhưng anh em luôn vững vàng” - ông tự hào.
Trung tá Vũ Huy Lễ ở lại tàu HQ-505 đến tháng 6-1988, khi các hành động khiêu khích của HQ TQ đã giảm và chủ quyền trên đảo Cô Lin được giữ vững. Người tiếp nhận nhiệm vụ bảo vệ Cô Lin sau đó là thiếu úy Phạm Văn Hưng. Ba tháng gắn bó với Cô Lin là quãng thời gian không thể nào quên với chàng sĩ quan HQ mới 24 tuổi. “Tôi được anh em trong Quân chủng HQ gán cho biệt danh “Hưng Cô Lin”.
Tàu TQ vẫn đến quấy nhiễu. Chúng đưa thuyền vào sát đảo, quăng dây lên “pháo đài” HQ-505 và dọa sẽ kéo tàu ra biển. Cuộc đối đầu lúc này thật sự là cuộc đấu trí, thử thách sự bền gan của nhau” - thiếu úy Hưng nhìn nhận.
Theo Người Lao Động
---------------------------------------------
Tại thời điểm đó Trung Quốc chiếm 6 vị trí tại quần đảo Trường Sa, Philipines chiếm 9 (đến năm 2015 mất 1 đảo vào tay Trung Quốc), ngoài ra còn có Malaysia, Đài Loan cũng tham gia chiếm đảo. Tính đến nay, số đảo các nước chiếm đóng tại Trường Sa gần như không đổi.
Riêng Việt Nam, từ 5 đảo nổi vào thời điểm giải phóng năm 1975 đã tăng thành 21 đảo, trong đó gồm 33 điểm đảo có đóng quân và 16 điểm đảo trong quyền kiểm soát, vẫn là nước kiểm soát nhiều đảo nhất tại quần đảo Trường Sa.
- Mỳ chính -
HẠ BỆ VÕ THỊ SÁU: SỰ TỞM LỢM CỦA NHÓM "NHÂN SĨ TRÍ THỨC"

HẠ BỆ VÕ THỊ SÁU: SỰ TỞM LỢM CỦA NHÓM "NHÂN SĨ TRÍ THỨC"

Sau buổi lễ trao giải thưởng Văn Việt ngày 3/3/2017 với phần lớn giải thưởng được giành cho những “tác phẩm” thiếu tính nghệ thuật và không được thừa nhận hay xuất bản trong nước của những “nhà văn”, “nhà thơ” không tên tuổi (nhưng nổi tiếng chống chính
BỚI LÔNG TÌM VẾT “CÂU CHUYỆN VỈA HÈ Ở T.P HỒ CHÍ MINH”

BỚI LÔNG TÌM VẾT “CÂU CHUYỆN VỈA HÈ Ở T.P HỒ CHÍ MINH”

Sau hàng loạt các điểm nhấn đặc biệt mà đồng chí Đinh La Thăng đã đem lại cho thành phố mang tên Bác. Khẩu hiệu “nói là làm” đã trở nên có tác dụng to lớn và hành động đang được đông đảo quần chúng nhân dân quan tâm trong mấy ngày gần đây đó chính là những tin tức xoay quanh câu chuyện “vỉa hè” của thành phố Hồ Chí Minh.
NHÀN CƯ VI BẤT THIỆN!

NHÀN CƯ VI BẤT THIỆN!

Dạo này xã hội lắm kẻ nhàn rỗi quá đâm ra đâu đâu cũng gặp những hành vi “bất thiện”.
Ngày19/02/2017, cư dân mạng được một phen xôn xao bởi một clip được cho là do Formosa xả thải gây ra. Ngay sau đó, một đoạn sờ tây tớt “cải chính” do một dược sĩ ở Hòa Bình đưa lên trang cá nhân với nội dung: "Trưa hôm qua, 19/02/2017, tôi đã phạm sai lầm, là chia sẻ Video này, mà ko kiểm chứng chắc chắn nội dung thông tin. Nay tôi xin đăng bài cải chính. Tôi xin lỗi Formosa, và các bên cơ quan chính phủ VN, có liên quan tới Formosa, vì đã cáo buộc sai cho quý vị! Xin lỗi bạn đọc fb, vì đã cung cấp thông tin sai! Mong được lượng thứ, Ds Nguyễn Anh Tuấn". (Đường link Facebook của DS Nguyễn Anh Tuấn:https://www.facebook.com/tuannguyendkher55/posts/844358475706848)
Lời “cải chính” này làm cho dân mạng phải “Ồ” lên.
Ngày 26/02/2017, lại xuất hiện đoạn clip được thuyết minh là “do ngư dân ghi lại cả một vùng biển ngoài khơi bất ngờ bị chuyển sang màu đỏ như máu”.
Cái bọn nhàn rỗi này cứ coi như đầu óc của người dân toàn làm từ bã đậu ấy, chỉ có mỗi chúng thông minh. Sự việc chưa được giải quyết, lắng đọng mà Formosa tiếp tục xả thải thì khác gì tự tay đâm mình. Chúng cứ nghĩ người dân là não tàn chắc.
Sự cố môi trường do Fomosa gây ra là một thiệt hại lớn cho ngư dân và môi trường sống của chúng ta. Trong khi các cấp ngành đang nỗ lực để khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, giúp người dân vượt qua khó khăn thì có một số những kẻ bất lương, “nhàn cư vi bất thiện” tung những thông tin mà chả ai biết thật – giả nhằm lợi dụng sự việc này để vụ lợi, kích động gây rối trong nhân dân, tạo ra những luồng ý kiến trái chiều từ đó kích động, gây rối trong nhân dân.
Thời gian chúng lang thang trên mạng để đưa ra những cái mà chúng gọi là “bằng chứng”, tạo những clip giả, đăng những bức ảnh chả đâu lại với bờ, nhằm câu viu, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, tung những thông tin giả làm dư luận hoang mang sao không để giành để làm những việc có ích hơn. Chúng luôn đổ lỗi cho người khác mà không tự ngoảnh bản mặt mà nhìn lại chính mình xem đã làm gì cho đất nước, cho Tổ quốc. Sao chúng không dành thời gian để đi nhặt những cái rác mà tự tay chúng đã vứt xuống lòng đường, vỉa hè… để giúp đất nước như điều mà chúng vẫn mong mỏi.
TOÀN LŨ ĂN NO DỬNG MỠ!

Bống
NGƯỜI LÍNH GIÀ VÀ CUỘC CHIẾN

NGƯỜI LÍNH GIÀ VÀ CUỘC CHIẾN

Ngày xưa là cuộc chiến bảo vệ biên cương Tổ Quốc. Giờ đây phải đương đầu cuộc chiến với pháp luật và tình người . Theo thông tin từ Luật sư Thơm thì gia đình cháu bé sau khi nhận 130tr số tiền bồi thường hầu như đều do các ccb và bạn bè đóng góp hỗ trợ chú Bình Còng. Gia đình họ đã
"THÔNG NÃO VỀ BIỂU TÌNH" VÀ LÒNG DÂN TA..

"THÔNG NÃO VỀ BIỂU TÌNH" VÀ LÒNG DÂN TA..

Xin trích lại bài "Thông não về biểu tình" của Pín Nghé, Việt Kiều, viết từ London - Anh Quốc đã lược bớt và thay thế những từ ngữ bựa. Bài viết phản ánh khá đầy đủ quy định biểu tình ở phương Tây.
"Anh chị hay kêu Việt Nam không có dân chủ, không cho biểu tình, Tây nó biểu tình ầm ầm...
Anh chị Việt Nam mới là dân chủ, tự do tụ tập hò hét chả phép tắc nào...
Kẻ hèn này phải múa đôi dòng về biểu tình Tây, thể anh chị mở rộng tầm mắt.
Không đơn giản đâu nhé hehe, đầu tiên xin giấy phép biểu tình, đề rõ nhiêu người, biểu tình vì cái gì.v.v.., chống TQ chứ gì? Ok. Nộp 3 nghìn £ lệ phí.. (con số xê dịch nhiều nhé, nơi nhiều nơi ít nơi thậm chí miễn phí). Phải xin trước ít nhất 7 ngày, chứ hôm nay xin mai biểu tình thì không được.
Rồi biểu tình từ mấy h đến mấy giờ? Hết giờ mời cút!
Biểu tình 1 nơi hay đi dọc phố? 1 nơi thì rẻ tiền, cảnh sát quây cho cái rào, đứng đó mà hét. Đi dọc phố thì phải trả đắt hơn, lại phải xin thêm giấy phép ủy ban quận đó, cảnh sát cấm ô tô vào phố đó luôn cho chúng mày đi tha hồ hò hét ...
Tiếp tục: khẩu hiệu (băng rôn to cỡ nào) và đề chữ gì? "ĐM china" hả? Không được, "Trung Hoa đếch tốt" hả? Lịch sự hơn, được....
Mời mua bảo hiểm, khá đắt nếu các bạn đi dọc phố, vì nếu quá khích các bạn đốt đôi cái xe cảnh sát hay phá 1 cửa hàng, bảo hiểm sẽ đền, nếu bạn là 1 sắc dân hung hăng mõm vẩu có tiếng tăm đập phá, sẽ chẳng ai bán bảo hiểm cho bạn, nghĩa là bạn không được biểu tình.
Các bạn có xài loa không? Âm thanh nhiêu đề xi ben, mời trả tiền, nếu âm thanh vượt quá, bạn phải xin 1 giấy phép riêng khác của ngài thị trưởng nơi biểu tình, ngài sẽ soi xem liệu âm thanh quá lớn có ảnh hưởng tới cư dân ngài cai quản không? To quá thì phải hạ xuống?
Bắt buộc phải thuê 1 xe cứu thương và bác sĩ sẵn sàng trong thời gian biểu tình, nhỡ cờ vàng phi cái cán cờ vào mồm cờ đỏ hay ngược lại thì khiêng thẳng lên hồi sức cấp cứu luôn, mất thêm 1 mớ nữa.
Xong khi có đủ các giấy phép, cốp tiền đủ, ngày đó giờ đó mời đến, đứng trong hàng rào, vặn âm thanh đúng mức cho phép, trương băng rôn những câu đã đăng kí, và mời mời, tha hồ biểu tình.
Hết giờ tất cả giải tán, không nói nhiều, đi nhậu.
Trước cổng đại sứ quán Trung Hoa ở London rất đắt sô vì người Trung hoa thần thánh nhiều nước ghét, hết giờ thì té để nước khác còn phản đối.".
(Ảnh ăn cắp (ảnh 1): anh em Việt Nam biểu tình trước ĐSQ Trung Hoa tại London, anh em chỉ được đứng phía sau hàng rào, sau đó đi nhậu lòng lợn, kẻ hèn này tham gia màn lòng lợn).
====
LÒNG DÂN TA NHƯ NƯỚC.. CÁM ƠN VÀ TRÂN TRỌNG BÀ CON!

Nhìn ra người ta, nhìn về mình mà thấy ngán ngẩm, cho nhận thức của một số người dễ bị a dua, dụ dỗ.
Nhưng cũng thấy vui và bình yên, khi những ngày qua nhận được trao đổi riêng của nhiều bạn các nơi, nhiều người chưa bao giờ gặp mặt, rằng:
- "...Chẳng riêng tôi, thành phố của tôi phần đông là vậy, nói chung ng dân ít kích động đến việc của chính quyền, không phải vô tâm mà là ai chuyên cần việc người ấy.. Ngoài ra nơi tôi, so với chúng tôi thì đời sống công chức không phải là điều mơ ước (nếu không muốn nói là hơi kham khổ)..."
- "Dân và chính quyền địa phương tôi khá hoà thuận, người dân chỉ biết đi làm.. Có việc gì đã có cán bộ đến nhà gửi giấy báo, và người dân đồng thuận vui vẻ cùng hợp tác chấp hành chủ trương".
- "Theo tôi, mọi người nên quan tâm đến chính trị và công việc xã hội một cách trầm lắng, bình tĩnh và đúng thời điểm! Chưa biết gì chính xác mà cứ gào mồm lên là chúng tôi không quen và rất phản cảm. 
Dân và cán bộ nơi tôi có đóng góp và xây dựng ý kiến cùng nhau, nhưng không chửi nhau...Nói chung ai lên Ủy Bạn cũng vui vẻ, chúng tôi rảnh hay ghé qua.. xin hớp nước.."..

- "Nếu ai đó chửi dân nơi tôi ở vô tâm cũng được, nhưng chúng tôi hài lòng với sự thanh bình ấy. Cá chết hả? Tôi về hỏi họ đều nói "để mấy bác trên Trung ương và cả các bác rỗi việc trên fb lo liệu, hay nói chính xác để Trung ương tập trung lo lắng, việc của mình là hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và quyền công dân ở nơi mình sống"...Ai cũng trả lời y như vậy. Và chúng tôi hài lòng cộng tác hài hoà với chính quyền..."..
Lòng dân ta là thế đó, đừng ai bảo họ bị ru ngủ hay tự ru ngủ, đó chính là quyền tự do dân chủ của họ, và họ cần được tôn trọng. Nhưng con người như thế chính là nền tảng của sự bình yên, nhưng khi đất nước cần thì chính họ mới là những người có mặt đầu tiên mà xông lên phía trước chứ không phải mấy kẻ hàng ngày kêu gào "thức tỉnh" ngoài đường và trên bàn phím kia..
====
Khuyến mại thêm cho mọi người: 
+ Ảnh 2: cờ vàng biểu tình ở 1 điểm, cảnh sát Nhật quây luôn cho một cái chuồng, cấm bước ra, ra là ăn đạn. 
+ Ảnh 3: Công viên biểu tình ở Singapore, vắng như chùa Bà Đanh.
+ Loạt ảnh dưới là đàn áp sơ sơ biểu tình ở các nước dân chủ phương Tây, chưa cần đến ảnh máu me và dùng xe bọc thép hạng nặng tấn công biểu tình.
+ Còn đường dẫn dưới đây là hình ảnh biểu tình phản chiến của sinh viên ĐH Ken State, Mỹ, năm 1970 (cám ơn những người bạn Mỹ đã ủng hộ Việt Nam!): https://www.youtube.com/watch?v=8IIE_-tg5xg&feature=youtu.be

Vừa qua Quốc Hội và nhiều người chất vấn Chính Phủ nợ Luật biểu tình lâu quá, theo tôi nên ra Luật, cứ như trên mà áp (đăng ký trước, nộp phí, mua bảo hiểm, thực hiện giăng cờ đèn kèn trống đúng quy định), bổ sung thêm các quy định phù hợp với điều kiện Việt Nam, những ai ủng hộ biểu tình đóng góp tiền làm công viên biểu tình như ở Singapore, nếu không thì mời vào SVĐ, nếu trùng ngày mà ở đó biểu diễn hay thi đấu thì đợi tuần sau nhé!















Nước Đức đang gia tăng đàn áp bất đồng chính kiến?

Nước Đức đang gia tăng đàn áp bất đồng chính kiến?

Việt kiều Đức Karel Phùng mới cho biết, báo chí Đức vừa phản ánh một vụ việc về nhóm người “bất đồng chính kiến Đức” trong đêm diễu hành trong hội hóa trang đã in hình bà Merkel sau song sắt và thêm hàng chữ "Với những kẻ phản quốc phải đối xử như vậy.". Sau vụ việc thị trưởng thành phố tuyên bố kể từ nay ban tổ chức phải báo cáo và xin phép
Đòi vỉa hè cho người đi bộ: Lộ diện thế lực ngầm đang triệt hạ ông Đoàn Ngọc Hải

Đòi vỉa hè cho người đi bộ: Lộ diện thế lực ngầm đang triệt hạ ông Đoàn Ngọc Hải

Những ngày qua, người dân TP.HCM và cả nước rất nức lòng trước hình ảnh ông Đoàn Ngọc Hải cùng hàng trăm trật tự đô thị, công an đã trực tiếp xuống đường đòi lại vỉa hè cho người dân. Thế nhưng, gần đây đã xuất hiện những thế lực ngầm muốn phá hoại “cuộc cách mạng” của TP.HCM, đi ngược lại với nguyện vọng của đại đa số người dân.

Phó Chủ tịch Quận 1 Đoàn Ngọc Hải trực tiếp xuống đường chỉ đạo đòi lại vỉa hè cho người dân, hình ảnh đã lan truyền thông điệp đẹp đến cả nước.

Quận 1, nơi từ lâu là bộ mặt của TP.HCM, với hàng nghìn nhà hàng, khách sạn, các trung tâm thương mại lớn, nơi vui chơi giải trí của người dân thành phố. Nhiều người còn ví von đây là khu Gangnam của Seoul, Orchard của Singapore hoặc là quận Shinjuku của Tokyo.

Và tất nhiên, đây là địa bàn mang lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ, tập trung hàng loạt các đại gia máu mặt.

I. Thế lực ngầm khuynh đảo Sài Gòn hàng chục năm

Dân kinh doanh luôn có một câu nói rất nổi tiếng: “buôn có bạn, bán có phường”. Không lạ khi dù cùng cạnh tranh với nhau, họ vẫn giữ một mối quan hệ rất chặt chẽ. Nhỏ thì có các hội tiểu thương ở các khu chợ như chợ phụ tùng xe Tân Thành, chợ Bến Thành, chợ Dân Sinh… lớn thì có các hội nghề nghiệp, hội đồng hương như khu Quận 5-Chợ Lớn thì có Hội thương nghiệp Hoa Kiều.

Tất cả các hội nhóm này, dù hoạt động công khai hay kín đáo, đều có chung lợi ích duy nhất là bảo vệ hoạt động kinh doanh của hội viên. Bằng tiềm lực kinh tế lớn, cùng mối quan hệ mật thiết với cả chính quyền lẫn các băng nhóm, đã hình thành một thế lực kinh tế khổng lồ, khuynh đảo thành phố suốt nhiều năm.

Người Sài Gòn trước 1975 đã quá quen thuộc với giới làm ăn “đại phú hộ”. Họ được mệnh danh là giới tinh hoa Sài Gòn, “sở hữu” cả những con đường tại trung tâm, khuynh đảo toàn bộ giới chính trị lẫn giang hồ khét tiếng. Những cái tên như Đại Cathay, Lâm 9 ngón… thực chất chỉ là tay sai, lưỡi rìu bảo vệ cho hoạt động của họ mà thôi.

Tướng Nguyễn Cao Kỳ và tướng Nguyễn Ngọc Loan chịu thua trước việc thế giới ngầm và cấu kết với chính quyền Sài Gòn.

Sau 1975, với sự tiếp quản Sài Gòn của chính quyền mới, các băng nhóm giang hồ dần bị triệt phá, các hội nhóm cũng lui vào hoạt động bí mật hơn, không để lộ danh tính như trước nữa.

Thế nhưng việc hoạt đồng ngầm không làm họ yếu đi, từ các hoạt động kinh doanh phi pháp, họ dần chuyển thành những tập đoàn, công ty lớn trong hầu hết mọi lĩnh vực của thành phố và cả nước. Trong đó có thể kể đến Công ty Kinh Đô, Bút bi Thiên Long, Dệt Thái Tuấn, Tân Cường Thành, Hữu Liên – á Châu… đều là những hãng sản xuất nhỏ lẻ nhưng nhờ sự trợ giúp của các hội nhóm ngầm, giờ đây đều đã phát triển thành những cơ sở kinh tế rất lớn. Đó là chưa kể tới các chuỗi nhà hàng, cơ sở kinh doanh khác. Riêng tại Quận 1, ở thời kỳ đầu mở cửa, hàng trăm nhà hàng, vũ trường sang trọng đua nhau mọc lên như nấm.

II. Khi “chén cơm” đi cùng vỉa hè, lề đường

Người dân Sài Gòn không lạ khi nhắc đến những cái tên đã quá nổi danh như ông Nam Phố Xinh-Dương Quốc Nam, ông chủ của chuỗi nội thất Phố Xinh và hệ thống nhà hàng Con Gà Trống; ông Châu Hoàn Tâm, chủ chuỗi nhà hàng – khách sạn Dìn Ký; bà Phạm Bích Hạnh, chủ thương hiệu Quán Ăn Ngon hay bà Lê Thị Hồng Ngọc, chủ quán Tân Hải Vân có quan hệ mật thiết với ông trùm giang hồ Năm Cam… gần đây hơn có thể nhắc đến các cái tên như ông Võ Hữu Hạnh, ông chủ nhà hàng Hùng Xíu hay ông Lê Việt Phương nhà hàng Phương Cua… đây đều là những nhà hàng “vỉa hè” nổi danh của giới ăn chơi đêm.

Hạ tầng Quận 1, đã được xây dựng và phát triển cả trăm năm, khó thay đổi kịp theo tiến trình phát triển của xã hội. Hàng quán dùng lề đường để làm mặt bằng. Nhà hàng, khách sạn dùng vỉa hè làm nơi đỗ xe. Những nhà hàng sang trọng, giá cả đắt đỏ vẫn dùng vỉa hè để làm nơi kinh doanh. Một phần cũng do tâm lý người Sài Gòn thích sự bình dân giản dị, một phần cũng do mặt bằng không đủ.

Từ đó xuất hiện những nhóm bảo kê cho các hoạt động kinh doanh buôn bán. Người làm ăn tận dụng được vỉa hè, giới bảo kê có trách nhiệm bảo đảm việc lấn chiếm bằng nhiều cách. Từ việc tặng quà, hối lộ cho một số cán bộ trật tự đô thị để họ mắt nhắm mắt mở. Đến việc hăm dọa, truy sát cả những người làm công tác đô thị. Không việc gì mà họ không từ vì đây là “chén cơm” của chính họ. Như lời một cán bộ trật tự đô thị tại Quận 1 từng tâm sự rằng ông đã bị bọn côn đồ đuổi chém cả mấy con đường sau khi truy quét vỉa hè, còn bị hăm dọa bắt cóc con cái hoặc chém cả gia đình. Đơn cử “Sáu Lèo” – đại ca giang hồ khét tiếng từng tuyên bố: “Quận 1 anh không ngán ai cả, đụng thì anh trụng. Giấy tâm thần chỉ vài ba triệu là xong.”

III. Thế lực nào đang đứng sau các hoạt động triệt hạ ông Đoàn Ngọc Hải?

Có thể thấy “cuộc cách mạng” gần đây do ông Phó Chủ tịch Quận 1 phát động đã đạp đổ “chén cơm” của nhiều người. Từ việc ông cho dọn hết các xe đậu trước Quán Ngon, đuổi người đang nhậu trước nhà hàng Biển Dương, đến việc cẩu cả con gà-linh vật của quán “Con gà Trống”. Nhiều hành động của ông đã làm “rát mặt” giới kinh doanh tại trung tâm Sài Gòn.

Mô hình con gà tại nhà hàng Con Gà Trống trên đường Võ Văn Kiệt bị cẩu đi vì lấn chiếm vỉa hè

Trên các báo mạng đã bắt đầu xuất hiện nhiều thông tin đi ngược lại với tiếng nói của người dân, làm suy yếu “cuộc cách mạng” do ông khởi phát. Có thể kể đến đầu tiên là các luận điệu “Luật học” của giới luật sư. Hàng loạt các vị luật sư thuộc đoàn TPHCM như ông Trần Đức Hải đã lên tiếng chỉ trích thậm tệ hoạt động chiếm lại vỉa hè. Không có gì khó hiểu khi đây là những phát súng đầu tiên, những người trực tiếp bảo vệ cho “chén cơm” của giới kinh doanh.

Tiếp đến là các báo mạng như tờ Tiêu Dùng 24h, thường xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh được dàn dựng nhằm hạ bệ chính sách tốt đẹp này, khiến người dân mất niềm tin vào “cuộc cách mạng”.

Hàng loạt bài viết nhằm hạ bệ ông Đoàn Ngọc Hải được đăng trên trang Tiêu Dùng 24h

Nghiêm trọng hơn, trong bài viết “Vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ sau những ngày ra quân rầm rộ”, tờ Tiêu Dùng 24h không ngại dùng những hình ảnh chụp từ trước để đánh lừa bạn đọc về kết quả của “cuộc cách mạng”, ngoài ra họ còn dùng những hình ảnh được chụp tại các nơi khác và ngụy tạo cho rằng đấy là tại Quận 1, nơi sau chiến dịch ra quân của ông Hải không mang lại lợi ích gì.

Hình ảnh được chụp tại một địa điểm Quận 3 bị tờ Tiêu Dùng 24h đổi thành Quận 1

Hàng loạt các trang MXH ủng hộ ông Đoàn Ngọc Hải bất ngờ dừng mọi hoạt động. Trong đó nổi trội nhất là 1 loạt trang của VTV, VTV24h, các hội nhóm ủng hộ Bí thư Thăng và hàng chục trang tin tổng hợp đã bị tấn công. Theo như các trang này thông báo rằng họ bị tấn công bởi những thế lực ngầm, chi ra tới hàng trăm nghìn USD thuê các cty truyền thông phá hoại để không thể tiếp tục hoạt động.

Vẻ trầm tư của ông Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải trong phiên họp chiều ngày 1/3

Chiều 1/3, UBND TP.HCM đã triệu tập họp khẩn lãnh đạo 24 quận huyện vè việc tổ chức lại trật tự lòng lề đường. Việc ông Hải đột ngột dừng xuống đường 3 ngày qua cộng với việc phóng viên ghi lại tâm trạng trầm tư của ông Hải trong cuộc họp. Phải chăng, các thế lực ngầm bằng cách nào đó, đã sờ bàn tay đến ông?