Giới trẻ cần có một “sức đề kháng” tốt

Khoảng 17 giờ trước (ngày 17/1/2018), tài khoản Facebook có tên “Paul Loc” có đăng tải một bài viết có nội dung cho rằng an ninh Lâm Đồng bắt giữ người trái phép. Bài viết nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm dư luận với gần 200 lượt chia sẻ. Tuy nhiên bản chất sự việc như thế nào? Chúng tôi đã nhanh chóng gặp gỡ, tiếp xúc với những người có liên quan để tìm hiểu thực hư vụ việc.
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười
Nhân vật chính được đề cập trong bài viết là bạn Cao Công Văn, hiện là sinh viên trường Đại học Đà Lạt. Được biết, thời gian qua, Văn thường xuyên sử dụng tại khoản facebook cá nhân để đăng tải các bài viết có đề cập đến vấn đề chính trị, với quan điểm không rõ ràng, có biểu hiện lệch lạc. Ngoài ra còn chia sẻ các bài viết xuyên tạc sự thật, thông tin sai trái từ các trang, blog do các tổ chức phản động thành lập. Chính vì vậy, ngày 17/1/2018 vừa qua, cơ quan Công an đã có buổi gặp gỡ, nói chuyện với bạn Văn để tìm hiểu nguyên nhân, lý do về những việc làm của Văn. Buổi trò chuyện được công khai, dưới sự chứng kiến của giáo viên trường Đại học Đà Lạt và cha xứ nơi Văn đang tạm trú. Sau khi được nghe những phân tích, đánh giá, vận động từ nhà trường và mọi người xung quanh, Văn đã nhận ra những gì mình làm là sai trái, do nhận thức lệch lạc nên tự nguyện viết bản kiểm điểm và cam kết sẽ không tái phạm. Kết thúc buổi nói chuyện, Văn đã trở về và tiếp tục học tập, sinh hoạt tại nhà trường và địa phương.
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười
Như vậy, việc cho rằng Công an Lâm Đồng bắt giữ người trái phép là hoàn toàn không có căn cứ, cơ sở. Đó chỉ là những ý kiến mang tính cá nhân, bịa đặt, chưa hề qua sự kiểm chứng, tìm hiểu. Hùa vào với luận điệu trên, không ít các trang phản động cùng những kẻ cơ hội chính trị “té nước theo mưa”, lợi dụng vụ việc trên để "lập lờ đánh lận con đen", thổi phồng, xuyên tạc trắng trợn, lừa gạt nhân dân. Rõ ràng chúng đang cố gắng dựng lên một bức tranh xã hội toàn màu giả dối, thông qua đó để hạ uy tín của lực lượng Công an, giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền, đồng thời “đánh bóng” tên tuổi, khuếch trương thanh thế. Trong đó phải kể đến Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam. Không còn xa lạ với cái tên này, một hội nhóm “núp bóng” của ngoại bang, chuyên lừa gạt sinh viên, kích động, xúi dục họ chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Nhiều năm trở lại đây, các thế lực phản động, cơ hội, chính trị… luôn triệt để lợi dụng đặc điểm, tâm lý nhạy cảm, ham tiếp cận cái mới mới, thích tự do, tự khẳng định mình, lối sống thực dụng… của giới trẻ, khi mà vốn sống, nhận thức chính trị - xã hội của họ còn hạn chế, để dụ dỗ, lôi kéo tiêm nhiễm bằng cả vật chất và văn hóa, dưới những chiêu bài mang tên “dân chủ”, “nhân quyền”, “yêu nước” nhằm lừa gạt, lôi kéo thanh niên, những người thiếu hiểu biết tham gia, thành lập ra các tổ chức, hội, nhóm phản động ở trong nước mang màu sắc “xã hội dân sự” hòng gây mất an ninh trật tự, chống đối chính quyền.
Điều này hết sức nguy hiểm bởi ranh giới giữa cái xấu và cái tốt, giữa phản biện xã hội và tư tưởng cấp tiến thật sự quá mong manh. Với nhiều luồng thông tin khác nhau, nếu không có đủ sức đề kháng, không đủ bản lĩnh để phân tích, đánh giá, nhìn nhận thông tin một cách khách quan và đầy đủ sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của những tổ chức phản động trá hình này. Như trường hợp của Cao Công Văn là một ví dụ điển hình. Chính vì lẽ đó, cần có sự tỉnh táo, một cái đầu lạnh, một trái tim nóng trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, biết nhận diện, đề phòng và tránh xa những cám dỗ vật chất, miễn nhiễm trước những luận điệu xuyên tạc, cổ súy, lôi kéo của các thế lực thù địch, chống đối để tự bảo vệ mình, đồng thời cũng là góp phần bảo vệ đất nước.
Góc Nhìn Người Đà Lạt

Author:

Previous Post
Next Post