Chúng đang phản đối luật tín ngưỡng tôn giáo để dễ dàng chống đối hơn.

Từ ngày 1/1/2018 Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành; đây là thời khắc lịch sử bởi từ trước đến nay trong lịch sử dân tộc Việt Nam chưa từng có luật điều chỉnh ở lĩnh vực này. Thế nhưng vẫn còn những tiếng nói phản đối lại việc Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, phải chăng vì mục đích chống phá?



Trước hết cần phải bàn mặt tích cực của Luật tín ngưỡng, tôn giáo:

Một mặt, Luật tín ngưỡng, tôn giáo đóng vai trò quản lý lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đi đúng hướng mà nhà nước đã cam kết với chức sắc, tín đồ tôn giáo trong cả nước. Đó là cam kết được quy định trong Hiến pháp về quyền con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là bước phát triển về nhân quyền bởi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật và các hoạt động tôn giáo được đặt dưới sự bảo hộ của luật pháp Việt Nam.

Mặt khác, Luật tín ngưỡng, tôn giáo đóng vai trò như một chế định mang tính lịch sử. Kể từ khi có hiệu lực thi hành, Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã trở thành một phần của lịch sử bởi đã thay thế cho Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo – một văn bản dưới luật và khó đảm bảo quyền cho các tổ chức tôn giáo hoạt động một cách đảm bảo nhất. Lịch sử này được thể hiện rõ trong việc tôn giáo là lĩnh vực quan trọng trong đời sống tinh thần của bộ phận quần chúng nhân dân và vì vậy khi luật đi vào đời sống sẽ tác động đóng góp vào quá trình phát triển các tôn giáo nhiều hơn.

Bên cạnh mặt tích cực của Luật tín ngưỡng, tôn giáo thì vẫn có những ý kiến trái chiều liên quan đến luật này, cụ thể:
Đó là các cá nhân có tư tưởng chống đối cực đoan trong các tôn giáo. Điển hình đó là những cá nhân, tổ chức thuộc “Hội đồng liên tôn” đại diện cho những thành phần bất mãn trong các tổ chức tôn giáo đã nhiều lần đưa ra các kiến nghị hết sức phi lý đó là Luật tín ngưỡng, tôn giáo là đi ngược lại quy luật phát triển xã hội, là cách mà chính quyền đàn áp các tổ chức tôn giáo.

Hơn nữa, mục đích của các ý kiến phản đối này không phải vì hướng đến tương lai mà quan trọng nhất đó là “mảnh đất” chống phá của chúng đang bị thu hẹp lại bởi những tính tích cực trong luật tín ngưỡng, tôn giáo. Khi các hoạt động vi phạm luật sẽ ngay bị cơ quan chức năng xử lý để đảm bảo tách bạch giữa tôn giáo thuần túy và vi phạm pháp luật của các kẻ chống đối.

Chính vì vậy, từ khi Luật có hiệu lực đến nay, người ta đã nhìn thấy rõ ràng bộ mặt phản phúc của những kẻ đứng đằng sau những tấm áo thầy tu để đưa ra những giọng điệu giả danh tôn giáo. Thực sự đó là những kẻ chỉ biết đến bản thân mà không màng đến những lợi ích chung của các tôn giáo.

Và do đó chúng chỉ biết lợi dụng sơ hở trong tôn giáo để thực hiện các hành vi chống phá, chính những kẻ này là những kẻ tự châm lửa để tự đốt ngôi đền được bao bọc bằng sự giả dối nhân danh tôn giáo.

Author:

Previous Post
Next Post