Latest
Loading...
Mẹ cháu bé Violong ở xin lỗi Công an Hoàn Kiếm, còn Báo Thanh niên thì sao/

Mẹ cháu bé Violong ở xin lỗi Công an Hoàn Kiếm, còn Báo Thanh niên thì sao/

Rất hoan nghênh tinh thần cầu thị của mẹ cháu Violong trên bờ Hồ. Sau khi đã nhận ra sai lầm của mình, mẹ cháu bé đã có lời xin lỗi công an Hà Nội và cộng đồng mạng. Đó là cử chỉ đẹp, đáng trân trọng.
Còn báo Thanh Niên, vì hóng hớt và vì hằn học với công an Hà Nội mà đăng bài có nội dung sai sự thật, vẫn chưa thấy lên tiếng xin lỗi bạn đọc. Đó là điều đáng xỉ nhục cho một tờ báo lớn.
Việt Nam Thời Báo xin trân trọng đăng lại toàn bộ status của mẹ cháu bé. Địa chỉ Facebook của chị là Hằng Karose.
2017-07-30_175013-1
Hằng Karose

Kính gửi anh Hà Văn Hùng và các anh công an Quận Hoàn Kiếm!
Tôi đăng dòng trạng thái này kính gửi lời xin lỗi sâu sắc tới các anh vì sự việc tôi đưa lên Facebook cá nhân tối ngày 28 tháng 7 năm 2017. Do nóng vội và thương con một cách mù quáng, tôi đã đăng tải thông tin xúc phạm lực lượng an ninh các anh về sự việc diễn ra khi mà tôi là người không có mặt ở đó. Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các anh, làm ảnh hưởng uy tín và danh dự của các anh.
Tôi xin được chính thức rút lại lời nói thiếu căn cứ của tôi và xin được xin lỗi các anh. Sau khi đăng tải dòng trạng thái này, tôi sẽ trực tiếp đến gặp các anh để xin lỗi.
Đây là sai lầm bộc phát không đáng có, tôi kính mong các anh thông cảm và lượng thứ.
Tôi cũng xin được gửi lời xin lỗi chân thành tới cộng đồng mạng. Tôi đã lấy quá nhiều thời gian của các bạn và làm phiền các bạn. Rất mong được các bạn bỏ qua.
Bạn bè trong danh sách bạn bè FB của tôi làm ơn không đưa ra bất kì bình luận nào bệnh vực tôi hay bình luận về dòng trạng thái này vì tôi đã làm một việc sai trái.
XIN ĐỪNG GỌI ANH LÀ LIỆT SỸ VÔ DANH

XIN ĐỪNG GỌI ANH LÀ LIỆT SỸ VÔ DANH

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Mẹ sinh anh tròn ngày tròn tháng
Cha đặt tên chọn tuổi, chọn mùa
Anh lớn lên cùng lưỡi cày lưỡi hái
Vẹt mòn dưới nắng, dưới mưa.

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Hạt lúa củ khoai nuôi anh khôn lớn
Tháng tám nước trong, tháng năm nắng trải
Bàn chân săn chắc dáng trai
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Ngày lên đường bờ vai mặn chát
Mắt ai vấn vít hàng quân.

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Chiến trường gần, chiến trường xa đuổi giặc
Tên làng, tên đất theo Anh

Bình yên sau cuộc chiến tranh
Anh trở về không tên không tuổi
Trắng hàng bia những ngôi sao không nói
Rưng rưng cỏ mọc dưới chân

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Tổ quốc không đánh mất tên anh
Chỉ lặng thầm nhận về mình nỗi đau xanh cùng năm tháng./.
(Văn Hiền)
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Tấn công Thủ tướng: Nghề “dân chủ” trở nên mạt hạng

Tấn công Thủ tướng: Nghề “dân chủ” trở nên mạt hạng

Dưới đây là 02 ý kiến, 01 của một phóng viên Ảnh của báo Tuổi trẻ (FB Nguyen Khanh, được công nhận là người chụp nhiều ảnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hiện nay) và 02 Luật sư – LS Trần Đình Triển – Trưởng văn phòng Luật Vì Dân (Hà Nội) xung quanh vụ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao giấy chứng nhận Tổ quốc ghi công cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
19989605_812777958904617_4789756417573539430_n
– Từ Fb Nguyen Khanh: “…..Quay lại chuyện trời mưa tôi nói nhanh thế này. Cả một chương trình mang tầm vóc quốc gia và có chính khách tham dự như thế đòi hỏi kịch bản phải chặt chẽ, liên hoàn các tiết, mục không được gián đoạn vì nó còn liên quan đến an ninh quốc gia, an toàn của chính khách. Cái này thì ngu mấy cũng phải hiểu.
Trời mưa to xảy ra trong quá trình diễn ra chương trình, mà cụ thể hơn là xảy ra khi thủ tướng lên bục trao giấy cho các mẹ. Tình huống này có những cách xử lý như sau:
1. Bắt ông trời dừng mưa. (Cái này thì có anh chị dâm chủ buôn thần, bán thánh chém gió như chém sắt nào làm được không? chứ dân thường như tôi thì chịu thua).
2. Dùng áo mưa, hoặc dùng dù. Tèn tén ten. Đến đoạn vui rồi. Cầm chén trà chiều, tay nhịp nhàng gõ phím giải độc cho thiên hạ thôi:
Một là, Trong hình, rõ ràng là Thủ tướng được người khác che dù, lý do tại sao thì chắc ai cũng hiểu. Vì ông chỉ có 2 tay kg thể 1 tay cầm dù 1 tay cầm giấy khen đưa cho các mẹ được, nếu như thế các anh chị lại chửi người ta vô lễ dám đưa cho mẹ 1 bằng 1 tay, giật mình chưa?. Cấm cãi.
Hai là, tương tự theo phương trình trên ta có: việc nhận quà cũng vậy, cũng phải cần 2 tay đó là phép lịch sự vì khi nhận từ tay Thủ tướng thì khi đó không còn là cá nhân người bằng tuổi con cháu trao cho mẹ mà đó là chứng nhận của quốc gia trao cho công dân, trả lời câu hỏi vì sao các Bà mẹ cũng không dùng dù, lại giật mình chưa? Cấm cãi.
Ba là, Đường truyền rõ nét chuẩn trên truyền hình chứng minh một điều cơn mưa trút xuống là rất to mà mưa thì kèm theo gió lạnh. Ban tổ chức sắp xếp cho các mẹ mặt áo mưa cản bớt gió như thế là đúng hay sai, và tất nhiên chả ai vừa dùng áo mưa lại vừa che dù cả? Hỏi là đã trả lời. Mặc áo mưa lúc này là phù hợp nhất trong hoàn cảnh thời tiết như vậy. Việc thủ tướng được che dù cũng chỉ mang tính biểu tượng thôi, chứ mưa như thế thì ông cũng ướt nhẹp rồi. Nếu xem clip ai tinh ý đều thấy ban tổ chức đã bố trí người đứng sau lưng các mẹ phòng trường hợp các mẹ mỏi, mệt. Chu đáo cỡ đó chứ còn muốn cỡ nào?
Bốn là, nếu thủ tướng cũng mặc áo mưa thì sao? Mới năm trước, cũng trong một dịp nào đó, trời cũng mưa, cũng Thủ tướng này phải mặc áo mưa giấy (loại 5k mà lũ cư dân mạng đang khóc mướn cho các Mẹ) lên đọc diễn văn. Các bạn thối mồm cũng kéo cả bầy ngoác mồm chửi đổng: nào là “đường đường một Thủ tướng mà ăn mặc nhìn nhếch nhác, không ra hình ảnh một Nguyên thủ quốc gia”, nào là “làm xấu hình ảnh Việt Nam”. Tôi đành phải thốt lên: Silicon trong ngực Khanh Chi Lâm cũng lạy mồm các anh chị về độ dẻo.
Năm là, cả đời các mẹ cạn khô nước mắt vì khóc chồng con hy sinh cho đất nước, cái khổ đau đã khắc sâu trên khuôn mặt. Nay đứng nhận tấm giấy thể hiện sự biết ơn của đất nước đối với các mẹ, tâm trạng mừng mừng, tủi tủi, hồi ức về sự mất mát ùa về thì làm sao bắt các mẹ phải cười tươi được hả các anh chị? Tàn nhẫn vậy mà các anh chị cũng nghĩ ra sao?

Tóm lại, các anh chị chả biết yêu thương ai đâu chẳng qua là dùng hình ảnh để bêu rếu cá nhân thủ tướng, qua đó hạ thấp uy tín của chính quyền đối với người có công với cách mạng mà thôi. Chúng ta lạ gì nhau nữa, phải không? Tiểu nhân đắc ý tạm thời thôi chứ tôi chỉ mặt ra rồi lại xấu hổ.
– Từ Fb Trần Đình Triển: “SAO LẠI PHÊ PHÁN THỦ TƯỚNG ?
Hôm nay trên mạng xã hội không ít bài phê phán Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ban tổ chức và chê trách tờ báo chính thống về bức ảnh này.
Tôi cho rằng những ý kiến đó là chấp nhặt, thiếu hiểu biết và thiếu thiện chí.
Buổi lễ diễn ra gặp mưa ngoài dự đoán, đó là yếu tố bất khả kháng. Các Bà Mẹ anh hùng đều được Ban tổ chức kịp thời bố trí áo mưa, đều có người đứng sau lưng các mẹ để sẵn sàng giúp đỡ cho các Bà Mẹ. Thủ tướng ra trao bằng ghi công cho các Bà Mẹ thì đương nhiên phải có người cầm ô che mưa cho Thủ tướng; không thể một tay cầm ô, một tay trao bằng thì mất đi tính nghiêm túc và trân trọng.
Việc có rứa mà mần ầm ỉ lên. Phải thật khách quan, đừng vì yêu hay ghét mà chèn ý thức của cá nhân mình để phê phán một cách cực đoan”.
Sẽ là thừa thãi nếu Mõ còn nói thêm một điều gì đó xung quanh chuyện này.
Họ đã chửi Thủ tướng, trách cứ Ngài thủ tướng mà không thèm bận tâm xem bối cảnh mà ông thủ tướng dự và trao quà cho các ba mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách như thế nào. Họ chỉ quan tâm và đưa cái định kiến đã trở nên thành lối mòn vào câu chuyện.
Đây cũng là lí do khiến cho những người có thái độ trung lập như LS Trần Đình Triển cũng không thể đứng ngoài cuộc khi nghe những câu chuyện chướng tai gai mắt này!
Việc Thủ tướng được bảo vệ càng cho thấy não trạng thấp bé, u mê của những nhà dân chủ trong nước. Họ đã chớp lấy một sự chướng mắt để tấn công, lên án mà không thể ngờ được, dư luận và những người tiếp nhận cũng công tâm và sáng suốt không kém!
Đó cũng là lí do nghề dân chủ tại Việt Nam đã trở nên mạt hạng. Và những kẻ còn tồn tại được đa phần là những kẻ tỉnh táo hơn cả! Những kẻ sớm sa lưới đương nhiên không thuộc nhóm tỉnh táo này!
MINH ANH
Những người ngã xuống khi đi tìm đồng đội trên đất nước Triệu Voi

Những người ngã xuống khi đi tìm đồng đội trên đất nước Triệu Voi

Trong hành trình đưa đồng đội về đất Mẹ, nhiều đội quy tập liệt sĩ đã mất mát vô cùng lớn. Những năm gần đây, chỉ tính riêng Đội quy tập Quân khu 4 đã có 19 quân nhân nằm lại trên những cánh rừng xa thẳm của đất nước Triệu Voi… 
 Sự vất vả, gian nan của các đội quy tập hài cốt liệt sĩ thì làm sao chúng ta có thể kể hết. Riêng về Đội quy tập 584 của Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị, cả tập thể và nhiều cá nhân đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đây là đội quân phụ trách tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên địa bàn 3 tỉnh: Khăm Muộn, Xa-la-van, Xa-vẳn-na-khệt (Lào). Chỉ tính riêng Đội quy tập Bộ CHQS tỉnh Nghệ An những năm qua đã có sự mất mát vô cùng lớn- với 9 quân nhân hy sinh..
Những khó khăn khi sang đất bạn Lào tìm kiếm hài cốt là vào mùa mưa thì muỗi, vắt, nước độc, sốt rét; mùa khô nắng như đổ lửa, khắp các khe suối đều cạn kiệt nước, nhiều lúc cán bộ, chiến sĩ phải hành quân cả ngày đường mới tìm được khe suối sâu, đầy xác súc vật nhưng vẫn phải ăn uống và sinh hoạt.
Nhiều lần không tìm thấy nước, anh em lại chặt cây chuối vắt lấy nước để nấu cơm, như các khu vực: Phù-xeng-he, La-hạp, Phu-cà-tôn và một số địa bàn của huyện Sê Pôn… Địa bàn huyện Sê Pôn cực kỳ hiểm trở, khó khăn. Các chuyến đi đều gặp nhiều nguy hiểm. Để đến với nơi chôn cất liệt sĩ, anh em phải chặt tre làm thang, dùng dây để chui vào hang, phải đi bộ từ 50 đến 70 cây số…
thumb_660_f1b128d9-b4f6-4275-9900-ca216d32ddcb
Đại tá Vũ Đình Thắm, Trưởng phòng Chính sách, Cục Chính trị Quân khu 4
Nhắc đến gian khổ, hiểm nguy không thể không kể đến những lần cán bộ, chiến sĩ trong Đội 584, BCHQS tỉnh Quảng Trị phải đối mặt với sốt rét rừng, thiếu ăn, giặc lửa bủa vây.
Trong gần 30 năm  đi làm nhiệm vụ, các anh đã quy tập được hàng ngàn liệt sĩ,  nhưng chuyến nào cũng vậy, anh em trong Đội thường xuyên vượt qua mọi hiểm nguy, hay mắc phải những căn bệnh nan y…
Đó là căn bệnh sốt rét kinh niên, những người lính đi tìm liệt sĩ rồi chính mình trở thành liệt sĩ như: Đồng chí Phạm Viết Hòa, hy sinh năm 1997, khi chuyển hài cốt vượt sông về vị trí tập kết, anh Hòa đã giữ nguyên vẹn được hài cốt liệt sĩ rồi bị đuối sức; đồng chí Trương Quang Thanh, hy sinh năm 2005 do bị cây rừng gãy đổ, bị xe trượt dốc làm bị thương nặng…
Được đồng đội gọi biệt danh là “lão làng bản địa” của nhân dân các bộ tộc Lào, Đại tá, Anh hùng LLVTND Trần Hữu Lưu hôm nay ngồi ôn lại cũng cảm thấy rờn rợn với những gì anh và đồng đội từng trải qua.
Nước bạn Lào quá mênh mông, nguồn nước, khí hậu độc, địa bàn tỉnh Xa-vẳn-na-khệt chủ yếu là rừng rậm, lẫn tre nứa. Những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nơi đây là chiến trường ác liệt, là nơi diễn ra cuộc hành quân “Lam Sơn 719 của Mỵ-ngụy”, “Chiến dịch Đường 9-Nam Lào”, số bộ đội ta hy sinh trên địa bàn này nhiều, an táng nhiều nơi khác nhau. Địa bàn đặc biệt ấy đồng nghĩa việc các anh phải đối diện với nhiều gian nan, vất vả.
Cất bốc hài cốt liệt sĩ trên đất Lào. Ảnh: Dân trí
Ngày nhận nhiệm vụ các anh phải tập trung học tập và huấn luyện để đối mặt với các sự cố như tai nạn, rủi ro, rắn độc cắn, gặp phỉ phục kích… Nhớ lại những năm tháng ấy “người hùng” Trần Hữu Lưu nhớ nhất là cuộc chiến với giặc lửa trên đỉnh đồi Phù-xeng-he, huyện Sê Pôn để bảo vệ bộ đội và 13 hài cốt liệt sĩ.
Hôm ấy, cả đội đang hành quân nghỉ lại qua đêm thì bất ngờ giặc lửa ở đâu ập tới, bao vây 4 phía, anh phát hiện thấy 1 hố bom chỉ còn vài gầu nước. Không còn cách nào khác, các anh vừa lấy cây dập lửa, vừa đưa hài cốt xuống hố nước và múc nước giội lên người và hài cốt để chống chết cháy… Còn chuyện bị cô lập giữa dòng nước, ăn lá bứa rừng qua ngày, chuyện rắn cắn với các anh là chuyện thường ngày.
Năm 1999, trong đợt đi 6 tháng trời, rà soát lại địa bàn ở bản Khai, huyện Phu Cút, tỉnh Xiêng Khoảng cũng là kỷ niệm đáng nhớ.
Hôm ấy theo nguồn tin của người dân, từng có một liệt sĩ Việt Nam được chôn ngay dưới hố bom. Nay hố bom đã bị thời gian khỏa lấp, việc lấy hài cốt liệt sĩ là vô cùng khó khăn, vất vả, phải đào lấp gần cả trăm khối đất. Nhưng không vì thế mà anh em chùn bước nản chí. Anh em trong đội hạ quyết tâm cố gắng đào xong trong ngày.

Và cất bốc liệt sĩ xong anh Toản bị cảm, cứ cho rằng là cảm bình thường rồi sẽ qua khỏi. Đến lúc anh Hải đi cùng đoàn nhìn thấy thần sắc và võng mạc của anh Toản có những dấu hiệu bất thường, anh Hải và Bình đưa anh Toản về vị trí tập kết của đội, rồi đưa ra Bệnh viện Xiêng Khoảng điều trị mấy ngày liền. Tất cả anh em trong đoàn lo anh Toản khó qua khỏi nên đưa về Bệnh viện Quân y 4 (Quân khu 4) để cứu chữa.
Đưa các anh về đất Mẹ. Ảnh: Dân trí
Về Bệnh viện Quân y  4, mặt Toản xanh ngắt, cơ thể chỉ còn hơn 30kg, các bác sĩ nhìn thấy ai cũng lo lắng nên khẩn trương chuyển anh ra Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Rất may các y sĩ, bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã cấp cứu kịp thời cho anh Toản.
Ôn lại câu chuyển các bác sĩ giành lại sự sống cho mình, anh Toản nghẹn ngào không kìm được nước mắt: “Tôi sống được hôm nay là nhờ nghĩa tình, trách nhiệm tận cùng của đồng đội, của các y sĩ, bác sĩ. Tôi và gia đình mang ơn họ suốt đời”.
Đại tá Vũ Đình Thắm, Trưởng phòng Chính sách, Cục Chính trị Quân khu 4: 
“Ngay sau khi Đề án 1237 của Chính phủ ban hành, các ban ngành của quân khu đã thực hiện nghiêm các nội dung quy định. Hiện nay, đơn vị tập trung cho địa bàn Quảng Trị, đầu năm 2017 các đội quy tập trong nước đã tìm kiếm, cất bốc được 34 hài cốt trong nước. Đặc biệt ở Lào, mùa khô 2017, các đội quy tập đã tìm kiếm cất bốc được 139 hài cốt. Đây là cố gắng lớn của mỗi tổ chức cá nhân”.
Những hy sinh thầm lặng
Bữa cơm giữa rừng. Ảnh: Dân trí
Một con số bao trùm lên mọi đánh giá nhận xét về những cực nhọc, hiểm nguy của người lính đi tìm, cất bốc hài cốt liệt sĩ từ năm 1984 đến nay, đó là có 19 liệt sĩ đã hy sinh trên đất bạn Lào anh em…
Khi chúng tôi về Bộ CHQS tỉnh Nghệ An được biết các anh trong Ban Chính sách và những người từng đi tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ với liệt sĩ Phạm Đức Lục ở Lào. Các anh vừa về huyện Nam Đàn để thắp hương cho liệt sĩ Phạm Đức Lục và liệt sĩ Lê Công Đường ở xã Vân Diên, huyện Nam Đàn.
Điều đặc biệt là các anh cùng thôn, cùng tham gia một mũi và cùng anh dũng hy sinh trong một lần ngược rừng tìm đồng đội giữa đêm mưa. Hôm các anh về, vừa dâng hương viếng liệt sĩ Phạm Đức Lục và liệt sĩ Lê Công Đường; vừa mừng cho con gái đầu của liệt sĩ Phạm Đức Lục lên xe hoa. Trong niềm vui ấy, các anh, những đồng đội của anh năm xưa lại nhớ đến ngày anh hy sinh, bỏ lại người vợ trẻ và 2 đứa con thơ dại. Nhìn con gái anh mặc bộ váy cưới ai cũng mừng, những đồng đội của anh đã chấm những giọt nước mắt hạnh phúc, chắc chắn ở nơi suối vàng anh Lục cũng sẽ an lòng…
Tỷ mẩn tìm lại từng di vật của liệt sĩ
Câu chuyện của đồng chí Lương Khắc Lược, hy sinh năm 2005 do một trận sét đánh, chúng tôi đã được vợ anh-chị Nguyễn Thị Bình kể lại: Anh ra đi bỏ lại người vợ và 2 con nhỏ, chị không có việc làm.
Được sự giúp đỡ, quan tâm chu đáo của Bộ tư lệnh Quân khu 4, Bộ CHQS tỉnh Nghệ An, chị Bình được nhận vào làm công tác nuôi quân ở Ban CHQS huyện Nông Cống, đến nay 2 cháu đã trưởng thành, đứng trong hàng ngũ quân đội.
Điều làm chị xúc động, hằng năm đến ngày giỗ anh, những đồng đội cùng đơn vị với anh năm xưa đều nhớ về dâng hương cho anh và động viên 3 mẹ con. Chị Bình xúc động: “Anh ra đi là sự mất mát vô cùng lớn cho 3 mẹ con tôi, nhưng 3 mẹ con tôi đã luôn có sự đồng hành, cưu mang của tình đồng chí, đồng đội, sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo, chỉ huy cấp trên dành cho thân nhân liệt sĩ”.
Gần 3 thập niên, những người lính Quân khu 4 tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Lào anh em, đã có tới 19 cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Chắc chắn ít người biết đến công việc thầm lặng, hiểm nguy, điều kiện lao động, sinh hoạt của họ. Với chúng tôi, lần đầu tiên được tiếp cận con số này chúng tôi thực sự cảm phục và thấu hiểu hơn sự xả thân của những người lính “mò kim đáy bể” trên rừng thiêng nước độc của bạn Lào, để quyết tâm đưa hài cốt đồng đội mình về với Đất Mẹ..
(Còn nữa…)
Món quà bất ngờ của nữ giám đốc khiến lính cứu hỏa xúc động

Món quà bất ngờ của nữ giám đốc khiến lính cứu hỏa xúc động

“Chữa cháy xong, người lấm lem và thấm mệt nên chúng tôi xin phép trở về nghỉ ngơi. Khi về tới gần đơn vị, bất ngờ chúng tôi thấy, nữ giám đốc công ty đã đợi sẵn với 50 chiếc bánh mỳ để “cứu đói” cho cả đội”Đại úy Lã Tuấn Anh tâm sự.
Đại úy Lã Tuấn Anh (SN 1982), Phó đội trưởng Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp, Phòng Cảnh sát PC&CC Số 7, cho biết, trong quá trình làm việc họ có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ với người dân.
Đại úy Lã Tuấn Anh chia sẻ, cách đây không lâu, đơn vị anh nhận lệnh cứu cháy khẩn cấp tại một ngôi nhà ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.
20170718141121-chua-chay
Các chiến sĩ làm nhiệm vụ trong một vụ sập nhà tại Hà Nội (Nguồn ảnh: Phòng Cảnh sát PC&CC Hà Nội cung cấp).
“Hôm đó, người chủ nhà đang luộc dở nồi lạc trên bếp ga nhưng lại sang nhà hàng xóm “buôn dưa lê”. Mải trò chuyện đến khi chị sực nhớ ra thì đã quá muộn. Lúc chị quay về nhà, lửa ngùn ngụt và khói đã bay mịt mù khắp căn phòng.
Hoảng hốt, chị gọi điện cho lực lượng cứu hỏa nhờ trợ giúp. Khi có mặt, chúng tôi tiến hành khóa bình ga đồng thời mở các cửa sổ để thông khói, sau đó phun nước vào.
Vụ cháy được dập tắt, rất may không có thiệt hại về người và tài sản. Người chủ nhà cảm ơn chúng tôi rối rít. Chúng tôi xin chị cốc nước uống cho đỡ khát rồi chuẩn bị quay về đơn vị.
Nhưng lúc này, do gia đình có cửa hàng tạp hóa, chị chủ nhà tất tả chạy đi lấy rất nhiều nước ngọt để tặng. Chúng tôi từ chối nhưng chị cứ dúi vào tay những người lính. Cử chỉ nhỏ bé ấy khiến tôi rất xúc động”, Đại úy Lã Tuấn Anh chia sẻ.
Theo anh Tuấn Anh, một vụ cháy khác xảy ra tại xưởng sản xuất bao bì ở quận Hoàng Mai, Hà Nội vào năm 2014 cũng khiến anh không thể nào quên.
“Hôm đó, xảy ra đám cháy lớn, chúng tôi phải điều động 2 xe cứu hỏa cùng hàng chục anh em đến dập lửa. Lúc lính cứu hỏa đến lửa đã cháy rất lớn, khói đen bao trùm cả khu xưởng. 12 giờ đêm, ngọn lửa mới được khống chế.
Người nữ giám đốc công ty chứng kiến cảnh chữa cháy vất vả của các lính cứu hỏa nên muốn cảm ơn. Biết lúc chúng tôi được điều động đi làm nhiệm vụ chưa kịp ăn cơm tối, chị ngỏ ý làm mời cơm chúng tôi.

Tuy nhiên do quá mệt, người lấm lem, chúng tôi từ chối và xin phép trở về nghỉ ngơi. Sau đó, chúng tôi đưa xe cứu hỏa đi rửa và bảo dưỡng. Khi xe về tới gần đơn vị, bất ngờ chúng tôi thấy nữ giám đốc ấy đã chờ sẵn cùng 50 chiếc bánh mỳ. Chúng tôi từ chối nhưng chị kiên quyết bắt nhận để anh em “chống đói”.
Có nhiều câu chuyện để thấy sự tử tế và cảm thông từ người dân với lực lượng cứu hỏa là điều anh Tuấn Anh muốn nhấn mạnh.
Anh kể, tại một cháy ở một xưởng sản xuất (Hà Nội), lực lượng PCCC đã phải hút nước ở một ao cá của người dân cạnh đó để phun nước dập lửa. Đám cháy quá lớn, lực lượng đã hút cạn cả ao nước khiến nhiều cá chết, thế nhưng người chủ ao cá vẫn không một lời than phiền, trách móc.
Thượng sĩ Trương Duy Tùng (SN 1993), cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp, Phòng Cảnh sát PC&CC Số 7, cũng có nhiều kỷ niệm đẹp với nghề.
Lực lượng PCCC, vụ cháy, lính cứu hỏa, hỏa hoạn
Những chiến sỹ sau khi hoàn thành nhiệm vụ tranh thủ ăn vội gói mì tôm sống ngay trên chuyến xe trở về đơn vị (Nguồn ảnh: Phòng Cảnh sát PC&CC số 7 cung cấp).
Anh chia sẻ một câu chuyện ấm áp khi cùng đồng đội làm công tác cứu nạn, cứu hộ ở một căn nhà 4 tầng bị đổ sập tại Hà Nội (năm 2017).
“Chúng tôi chưa ăn xong bữa cơm thì phải lập tức di chuyển đến hiện trường. Đến nơi, trước mắt tôi là một cảnh hoang tàn, đổ nát. Ngôi nhà chỉ làm móng cho nhà cấp bốn nhưng đã xây lên cao tận 4 tầng nên sập xuống.
Nhận định có người mắc kẹt bên dưới, không thể dùng máy xúc chúng tôi phải dùng tay bới từng viên gạch, đất cát để đưa người lên. Chúng tôi làm việc liên tục từ đêm đến 7 giờ sáng, lúc này ai cũng mệt lả và đồng đội buộc phải thay ca.
Lúc di chuyển ra xe để về đơn vị nghỉ ngơi thì tôi thấy rất nhiều bánh mì, sữa, nước… để sẵn ở ngoài (hiện trường khu nhà sập bị cách ly). Theo đó, thấy lực lượng cứu hộ làm việc vất vả, những người dân xung quanh đó đã mua thực phẩm để tiếp tế.
Chúng tôi ăn vội những chiếc bánh mỳ đó cho đỡ đói, trong lòng thấy ấm lòng vô cùng”, người Thượng sỹ trẻ chia sẻ.
Anh cũng cho biết thêm, có những vụ việc, nhà hàng xóm bị cháy nhưng những hộ dân xung quanh thấy lực lượng cứu hỏa vất vả cũng hết sức động viên. Họ mua bánh, thực phẩm ăn sẵn, nước lọc… dúi vào tay các chiến sĩ và không quên những câu hỏi thăm, những lời cảm ơn.
[H] AI BẢO ĐA ĐẢNG KHÔNG CÓ THAM NHŨNG ?

[H] AI BẢO ĐA ĐẢNG KHÔNG CÓ THAM NHŨNG ?


GIAN LẬN Y TẾ 1,3 TỶ USD Ở MỸ

Ngày 13/7, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions cho biết các công tố viên liên bang đã truy tố 412 người tham gia vào đường dây gian lận và lừa đảo y tế, với số tiền 1,3 tỷ USD.
Trong buổi họp báo ở Washington, ông Sessions khẳng định đây là vụ gian lận y tế nghiêm trọng nhất nước Mỹ từ trước tới nay, khi nhiều bác sỹ, y tá, dược sỹ đã phá vỡ lời thề y đức thiêng liêng và để “tiền làm mờ mắt”.

Các quan chức cho biết, trong số những người bị buộc tội có 120 người đã tham gia vào việc kê đơn và phân phối thuốc giảm đau có chất gây nghiện bất hợp pháp. Điều này đã gây nên cái chết của 52.000 người Mỹ do sử dụng thuốc quá liều trong năm 2015.

Cụ thể, vụ việc trên bắt đầu từ những công ty dược phẩm sản xuất ra loại thuốc giảm đau chứa chất gây nghiện opioid. Những công ty này thuyết phục các bác sỹ, y tá rằng thuốc của họ vẫn có thể giảm đau nhưng không gây nghiện. Các bác sỹ đã kê đơn quá liều cho những bệnh nhân lớn tuổi và người nghèo và thu tiền từ dự án bảo hiểm của chính phủ liên bang.

Thêm vào đó, các công ty dược còn làm giả các bản nghiên cứu để đưa ra thông tin thiếu chính xác đánh lừa các bác sỹ. Chế độ hoa hồng hấp dẫn cho các trình dược viên đã khiến họ tiếp tục lao mình vào cuộc môi giới để các công ty dược thu lợi bất hợp pháp. Ví dụ, công ty Purdue đã thu về 35 tỷ USD chỉ từ việc bán thuốc giảm đau có chứa chất opioid.

Nguồn: Dân Trí

VIỆT NAM KHÔNG CẦN ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG

VIỆT NAM KHÔNG CẦN ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG

Cho đến nay, chúng ta không lạ gì chiêu bài "đa nguyên, đa đảng", một âm mưu, thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược "diễn biến hòa bình'' của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhằm lý giải, cổ súy cho luận điệu "đa nguyên, đa đảng", các thế lực thù địch cho rằng, đa nguyên, đa đảng mới bảo đảm dân chủ rộng rãi trong xã hội, còn chế độ chính trị một đảng là đối lập với dân chủ, rằng muốn thực hiện dân chủ nhất thiết phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Sự thực có phải như vậy?
Kết quả hình ảnh cho dại hoi dang
Chúng ta biết rằng, đa nguyên chính trị là khuynh hướng xã hội học — triết học, xuất phát từ học thuyết tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, các đảng phái và các tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội, xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỉ 18, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong việc đấu tranh chống lại sự độc quyền chân lí, bảo vệ sự đa dạng và quyền bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, chống lại sự hình thành các nhóm đa số chèn ép các nhóm thiểu số, phát triển quyền tự do dân chủ trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi các tổ chức độc quyền tư bản xuất hiện, thì đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, các tổ chức độc quyền tư bản có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong "dân chủ" che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội do các tổ chức độc quyền tư bản lũng đoạn.
Chúng ta hãy nghe người dân Mỹ nói gì về chế độ đa nguyên, đa đảng ở nước Mỹ. Thomas A.Hutching — cựu chiến binh, công dân Mỹ, phân tích sự thật về chế độ đa nguyên, đa đảng ở nước Mỹ đã chỉ ra rằng, Chính phủ Mỹ bị chi phối bởi hai đảng: Dân chủ và Cộng hòa, song cả hai đảng này đều được tài trợ bởi cùng những tập đoàn kinh tế, và họ đều bỏ phiếu ủng hộ cho cùng luật pháp bảo vệ các tập đoàn kinh tế và làm thiệt hại lợi ích nhân dân. Ông cũng cho rằng, đa đảng ở nước Mỹ cũng không mang lại dân chủ, một thực tế là, hệ thống hai đảng ở nước Mỹ loại trừ bất kỳ tiếng nói của một quan điểm thiểu số nào, thậm chí họ cố tình loại bỏ bằng bất cứ giá nào. Cuối cùng ông đi đến kết luận: "Ở nước Mỹ, mẫu hình dân chủ đa đảng đã và đang không thể phục vụ nhân dân"; "Buồn thay, nước Mỹ đã không thể trở thành tiêu chuẩn mẫu mực về luân thường đạo lý trên thế giới. Hệ thống đa nguyên, đa đảng đang thất bại ở nước Mỹ và đang thất bại cả trên thế giới".

Như vậy là vấn đề đã rõ, đa nguyên, đa đảng trong chế độ tư bản, dựa trên quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chỉ mang lại dân chủ cho thiểu số giai cấp bóc lột, không mang lại dân chủ đầy đủ và rộng rãi cho quần chúng nhân dân lao động, nên không thể là hình mẫu lý tưởng, giá trị chung mà có thể áp đặt cho các nước. Ngược lại, trong chế độ xã hội chủ nghĩa, như ở Việt Nam hiện nay, thực hiện chế độ một đảng cũng không triệt tiêu dân chủ. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc; đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đó cũng là ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều đó bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trò lãnh đạo xã hội bằng nghị quyết, thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Trong quá trình xác định đường lối, chủ trương chính sách, Đảng lấy ý kiến dân chủ rộng rãi trong xã hội. Khi mà mọi tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân đều có thể đóng góp với Đảng, phản biện cho Đảng, thì không thể nói là triệt tiêu dân chủ. Việc còn để xẩy ra tình trạng thiếu dân chủ ở chỗ này, chỗ khác đó chỉ là những hạn chế, thiếu sót cụ thể trong quá trình thực hiện dân chủ, chứ không phải là vấn đề thuộc về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và những thành tựu to lớn của hơn hai mươi năm đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã chứng tỏ rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ có khả năng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành đấu tranh giành độc lập dân tộc, mà còn có khả năng lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước trên con đường đi tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Hiện nay, ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam không phủ nhận quá trình đa dạng hoá sự phát triển của xã hội, chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với đa dạng hóa hình thức sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sỡ hữu hỗn hợp),… Tuy nhiên, Việt Nam không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, còn bởi vì, đa nguyên, đa đảng còn là thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.

Ngay từ khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, thuyết đa nguyên chính trị, đa đảng đã trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống lại các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô chính phủ nhằm chống lại nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng và các tổ chức chính trị đối lập nhằm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, từng bước đẩy đảng cộng sản ra khỏi vị trí lãnh đạo xã hội, đòi xây dựng nhà nước theo hình mẫu pháp quyền tư sản — bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất cả các nhóm và các đảng phái đối lập nhau, nhưng thực chất là đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản.
Đặc biệt là, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thì chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu đa nguyên, đa đảng đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam. Âm mưu đa nguyên, đa đảng đối với Việt Nam, của chúng là nhằm mục đích làm mất ổn định chính trị xã hội, tạo ra những điều kiện để thủ tiêu quyền lãnh đạo đối với xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam và các thành quả cách mạng mà nhân dân Việt Nam tốn bao xương máu mới giành được, dọn đường cho các tổ chức, đảng phái chính trị phản động, tay sai hoạt động hợp pháp, công khai chống Đảng Cộng sản, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hãy thử hình dung điều gì sẽ xẩy ra khi Việt Nam thực hiện đa nguyên, đa đảng. Dưới sự bảo trợ, dung túng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, chắc chắn rằng nhiều tổ chức, đảng phái chính trị phản động, tay sai của chúng sẽ đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng nước ta. Lúc đó bức tranh chính trị ở Việt Nam sẽ hoàn toàn khác hiện nay, đất nước sẽ rơi vào tình trạnh hỗn loạn, cản trở sự phát triển của dân tộc. Sự mất ổn định về chính trị luôn diễn ra ở nhiều nước thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, như: Philippine, Indonesia, Thái Lan, Pakistan, Myanmar,…mấy chục năm vừa qua và đến nay vẫn tiềm ẩn khả năng khủng khoảng, mất ổn định về chính trị là bài học còn nguyên tính thời sự.

Như vậy là, lý do trả lời cho vấn đề Việt Nam không cần có đa đảng là đã rõ, chắc chắn rằng, âm mưu, thủ đoạn "đa nguyên, đa đảng" của các thế lực thù địch sẽ hoàn toàn thất bại.
THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC DỰ VÀ PHÁT BIỂU Ý KIẾN TẠI LỄ KỶ NIỆM 55 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN 20/7/1962 - 20/7/2017

THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC DỰ VÀ PHÁT BIỂU Ý KIẾN TẠI LỄ KỶ NIỆM 55 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN 20/7/1962 - 20/7/2017

Sáng 18-7, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20-7-1962 – 20-7-2017). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, trên sân khấu và hoa
Cùng dự có các đồng chí: Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan T.Ư; các Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Ngày 20-7-1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 34/LCT công bố Pháp lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân (CSND). Đây là mốc son lịch sử, đánh dấu sự lớn mạnh, trưởng thành của lực lượng CSND; đồng thời, là cơ sở pháp lý để xây dựng lực lượng CSND trở thành LLVT nòng cốt, xung kích trong đấu tranh phòng, chống tội phạm (PCTP).
Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, những thành tích, chiến công xuất sắc của lực lượng CSND đã góp phần quan trọng kiềm chế gia tăng của tội phạm, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xứng đáng với 16 chữ vàng của Cố Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công trao tặng: "Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước, vì dân, quên thân phục vụ".
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương sự nỗ lực và những chiến công, thành tích rất đáng trân trọng, tự hào của các thế hệ tướng lĩnh, sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên, người lao động trong lực lượng CSND đã đạt được trong những năm qua.
Thủ tướng nhấn mạnh, bối cảnh thế giới và thực tiễn đất nước đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ hết sức nặng nề cho công tác đấu tranh PCTP, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) đòi hỏi quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của các ngành, các cấp. Lực lượng CSND phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, thể hiện bản lĩnh, vai trò nòng cốt tham mưu cho Đảng. Chính phủ, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an những chủ trương, quyết sách đúng đắn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, phải có chiến lược lâu dài đầu tư xây dựng, phát triển lực lượng, phương tiện, biện pháp nâng cao khả năng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an, trực tiếp là lực lượng CSND thời gian tới tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm:
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, lực lượng CSND phải luôn thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, thực hiện nghiêm túc sáu điều Bác Hồ kính yêu dạy CAND. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đập tan mọi âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch và tội phạm; không để bị động, bất ngờ trọng mọi tình huống, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị của đất nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.
Tăng cường công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn TTATXH. Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTP trong tình hình mới; các chương trình, chiến lược quốc gia về PCTP; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về trật tự xã hội. Thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ.
Thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích, chuyên trách trong dấu tranh PCTP, giữ gìn TTATXH. Tập trung trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” sử dụng vũ khí nóng gây án; tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, nhất là trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Tổ chức lực lượng đấu tranh PCTP ma túy ở các địa bàn, tuyến trọng điểm, triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy liên tỉnh, xuyên quốc gia...
Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác điều tra, thi hành án hình sự nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đẩy mạnh công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội trên các lĩnh vực, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng; tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ; công tác phòng, chống cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ. Nâng cao hiệu quả công tác vũ trang chiến đấu, bảo vệ mục tiêu, thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, phối hợp với các nước, tổ chức quốc tế tại các diễn đàn song phương và đa phương để trao đổi kinh nghiệm PCTP, bảo đảm TTATXH. Triển khai thực hiện hiệu quả các điều ước và thỏa thuận quốc tế đã ký về PCTP và tương trợ tư pháp hình sự. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về PCTP, bảo đảm TTATXH. Đặc biệt, tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự các sự kiện quan trọng của đất nước, trọng tâm là bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện Năm APEC 2017.
Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng. Bộ Công an cần triển khai trong toàn lực lượng thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết T.Ư 4, Khóa XII của Đảng về ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phong trào CAND học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy, xây dựng lực lượng CSND có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật cao, nội bộ đoàn kết chặt chẽ, bộ máy tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lực lượng CAND. Lực lượng chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của nhân dân để tiếp tục hoàn thiện mình, xứng đáng là CSND.
Thủ tướng khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo xây dựng lực lượng CSND thực sự là một LLVT nòng cốt, sắc bén trong bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo đảm TTATXH và cuộc sống bình yên của người dân. Thủ tướng tin tưởng chắc chắn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, lực lượng CSND tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, không ngừng nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu và sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trung úy và trung tướng

Trung úy và trung tướng

Sự xôn xao của dư luận mấy ngày qua về câu chuyện Trung tướng Võ Văn Liêm, người từng đảm nhận không ít chức vụ quan trọng trong quân đội, chính là câu chuyện vượt qua các giới hạn hành xử.
2017-07-18_074024
Không lời nào có thể biện minh cho việc người có chức vụ, quyền hạn hoặc đã từng đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn nào đó vượt qua các giới hạn trong xử sự công vụ cũng như các hành xử khác ngoài xã hội, được pháp luật xác lập.
Bởi lẽ ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp, đặc biệt được phép vượt qua các giới hạn do pháp luật quy định (sức khỏe, an ninh trật tự, an toàn xã hội…) thì sự bước qua giới hạn chính là dấu hiệu đầu tiên chống lại anh. Bởi các giá trị mà anh đang có, được xác lập bởi luật pháp, văn hóa không cho phép anh làm điều đó.
Rõ ràng câu chuyện đúng sai trong vi phạm giao thông chỉ cần thời gian xác minh, đối chiếu chứng cứ thì ra ngay. Còn câu chuyện lồ lộ ra trước mắt công luận là các hành xử thiếu chuẩn mực của ông Liêm khi đối chiếu với những vị trí xã hội mà ông Liêm đang có.
Dư luận hoàn toàn có thể chia sẻ với tướng Liêm nếu quả thật chiếc xe ông đang ngồi có thể vượt quá tốc độ quy định trong các hoàn cảnh đặc biệt. Còn nếu không, cả cái vị thế xã hội mà ông đang có cũng khó ủng hộ ông trong việc bất tuân hiệu lệnh của CSGT. Nhất là việc ông áp chế bằng những lời lẽ mang hơi hướng quyền lực (đòi cho thôi việc cả anh trung úy và cách chức này nọ).
Ai cũng thấy rằng mối tương quan công vụ trong trường hợp này không phải là chiếc hàm trung tướng tướng Liêm đang mang với chiếc hàm trung úy mà anh CSGT đang đeo, mà nó là những xử sự của hai bên theo thước đo của luật pháp. Tất nhiên ở đây anh CSGT là người được Nhà nước trao cho quyền lực để thực thi pháp luật, còn tướng Liêm và tài xế của ông đang ở chiều ngược lại. Ấy vậy mà điều này dường như đã bị đảo lộn khi người dân phải chứng kiến những lời lẽ không mấy êm tai của ông Liêm đối với anh trung úy đang thực thi công vụ.
Chiếc hàm trung tướng của ông Liêm, các chức vụ của ông Liêm từng kinh qua tất nhiên đều rất cao so với những gì mà cá nhân anh CSGT đang có nhưng dù có to mấy đi chăng nữa thì nó cũng không thể to hơn luật pháp mà ông Liêm với vị trí của mình buộc phải tuân thủ, nếu không muốn nói là tuân thủ ở mức tốt hơn so với những người dân bình thường khác.
Quyền lực vốn là con ngựa bất kham khi chiếc vòng cương tỏa của luật pháp thoát khỏi ý chí những người cầm cương. Chuyện chiếc xe công (không rơi vào trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định) lấn làn, lấn tuyến, phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người, hoặc những cán bộ công quyền lạm quyền bắt nạt, bạo lực với người khác đã xảy ra không ít thời gian qua. Điều đó có thể bắt đầu từ sự ngộ nhận quyền lực và thói quen “sử dụng uy quyền” trong hành xử.
Tất nhiên nó bắt đầu từ đâu thì phải lấy căn nguyên từ đó mà xử lý. Quyền lực phải được đặt đúng vị trí. Quyền lực vốn chỉ có giá trị khi nó được hành xử đúng mực và tạo ra các giá trị tích cực xã hội.
MẠNH LÊ
Hãy học cách nói lời xin lỗi, thưa bà Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân Lê Mai Trang

Hãy học cách nói lời xin lỗi, thưa bà Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân Lê Mai Trang

Trong suốt 20 phút mà cái clip ghi lại được, người dân chỉ thấy hình ảnh những người đàn bà đôi co, cãi vã. Không! Ở đó không có bà Phó Chủ tịch quận nào, cả ở nghĩa phụ mẫu hay công bộc của dân.
hanh2
Tôi, cũng như nhiều người đã mất công xem hết cả cái clip tố bà Phó Chủ tịch quận đỗ xe chắn đường, gọi phường, công an ra trông xe để bà đi ăn bún. Tất nhiên, rất khó để khẳng định cuộc “điện thoại cho người thân” là gọi cho công an hay chính quyền phường, dẫu công an và ông Chủ tịch phường xuất hiện sau cú điện thoại đó chỉ vài phút.
Nhưng có những điều chúng ta không thể phủ nhận: Chiếc xe của bà Phó chủ tịch quận nọ đỗ hoàn toàn sai luật khi nó chắn đường, chắn tầm nhìn của những phương tiện rẽ phải.
Trên một diễn đàn chuyên về ôtô, các thành viên “mách” rằng phố Lê Quý Đức- Hà Nội nhan nhản biển cấm đỗ, xe phường lượn suốt ngày. Và chiếc xe của bà Phó Chủ tịch quận giống như cái gai trong mắt người dân, như một sự thách thức. Người phải xin lỗi, người phải bị xử lý, bà Phó Chủ tịch ơi, chính bà cũng biết đáng lẽ phải là ai.
Nhân câu chuyện bà Phó Chủ tịch quận ở Thủ đô, tôi nhớ tới ông Phó Chủ tịch quận ở Sài Gòn. Trong khi ông Phó Chủ tịch nỗ lực bao nhiêu để giành lại niềm tin nhân dân trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội thì chỉ một cái xe đỗ ngang ngược của bà Phó Chủ tịch quận ở HN đã lại làm mất mát đi niềm tin.

Không lẽ luật chung cho mọi người lại loại trừ những người có chức có quyền. Không lẽ chuyện văn hoá giao thông bà cứ nói, còn hành xử trên luật cứ hành xử?!
“Sau khi hai người phụ nữ ăn xong và ra về, một cán bộ công an phường đã xuống yêu cầu tôi lên xin lỗi vì một trong hai người phụ nữ đôi co với tôi lúc sáng là bà Phó chủ tịch quận Thanh Xuân”- chị chủ quán cafe nói với báo chí.
Cụ Hồ đã dạy cán bộ rất thấm thía một câu mà không người dân nào quên: Đối với dân phải kính trọng, lễ phép.
Đã là cán bộ thì bà Phó Chủ tịch ơi, trên bục phát biểu cũng là cán bộ mà ra đường thì càng phải là cán bộ. Chẳng phải thực tế ngoài đường đang kiểm nghiệm những gì cán bộ nói với dân trên bục phát biểu đó sao.
Người phải xin lỗi trong vụ “đôi co” thưa bà Phó Chủ tịch quận, dứt khoát không phải là dân đâu.
Nhân đây, cũng phải nhắc vị Chủ tịch phường đã “tình cờ” có mặt tại hiện trường: Dân nhìn thấy rất rõ ông đã đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm.
200 ngàn tiền phạt và đương nhiên một lời xin lỗi! Bởi vì sao ư? Bởi vì chẳng ai chấp nhận cho dân cái lý vi phạm luật vì…vội, ngay cả khi “sếp gọi” cả.
MINH ANH
Vụ tướng về hưu giơ thẻ dọa, lăng mạ CSGT: “Không thể bỏ qua vì dư luận rất bức xúc”

Vụ tướng về hưu giơ thẻ dọa, lăng mạ CSGT: “Không thể bỏ qua vì dư luận rất bức xúc”

Đại tá Hạnh thông tin, ngày mai (17/7) đơn vị sẽ họp để có hướng xử lý nghiêm trường hợp một vị tướng dùng lời lẽ khiếm nhã, thách thức khi bị CSGT xử lý vi phạm giao thông.
untitled-1-1500220951607-0-0-397-640-crop-1500220957874
Chiều 16/7, Công an quận Bình Thủy đã có báo cáo gửi Công an TP Cần Thơ về vụ việc một người đàn ông ngồi trong ô tô đã dùng những lời lẽ khiếm nhã, thách thức khi bị lực lượng CSGT xử lý vi phạm giao thông, kèm theo báo cáo là hình ảnh ghi tốc độ xe và video vi phạm.
Trả lời báo Tri thức trực tuyến, Đại tá Trần Ngọc Hạnh – Giám đốc Công an TP Cần Thơ thông tin thêm người đàn ông chửi bới cảnh sát giao thông ở quận Bình Thủy là trung tướng Võ Văn Liêm (Bảy Liêm, 62 tuổi), nguyên Phó chính ủy Quân khu 9, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương (Bộ Quốc phòng).
Ngày mai, chúng tôi sẽ họp để có hướng xử lý nghiêm trường hợp này chứ không thể bỏ qua vì dư luận rất bức xúc“, nguồn tin trên dẫn lời đại tá Hạnh.
Theo báo cáo của Công an quận Bình Thủy, vào lúc 11h30 ngày 14/7, tổ công tác gồm 6 cán bộ do Thượng úy Đinh Công Văn làm tổ trưởng, tiến hành tuần tra kiểm soát theo kế hoạch.
Trong lúc dừng để kiểm tra tốc độ trên đường Võ Văn Kiệt (hướng từ sân bay Cần Thơ về quận Ninh Kiều), tổ tuần tra phát hiện ô tô BS 64A – 027.78, do một tài xế nam chưa rõ danh tính đang điều khiển xe chạy quá tốc độ qui định từ 10 đến 20km/h (81/70km/giờ).

Khi tổ công tác ra tín hiệu dừng xe tài xế không chấp hành mà bỏ chạy với tốc độ cao.
Trung úy Nguyễn Văn Thành đã dùng môtô chuyên dụng đuổi theo và chặn được khi chiếc xe này gần vào nội đô.
Trong lúc lực lượng CSGT đang yêu cầu tài xế xuống xe xuất trình giấy tờ để kiểm tra thì người đàn ông ngồi ghế phụ tỏ thái độ không tuân thủ và liên tục dùng lời lẽ thô tục với lực lượng CSGT.
Người này còn rút ra “thẻ ngành” và lớn tiếng dọa nạt sẽ cho cán bộ CSGT “mất việc”, “không còn đường nào đi” và thậm chí là “cách chức giám đốc công an”.
Đại tá Trần Ngọc Hạnh cho biết cán bộ CSGT sau khi bị gây áp lực bởi những lời lẽ khiếm nhã đã tạm thu giữ giấy tờ và để ôtô trên tiếp tục di chuyển.
Tôi đã được báo cáo về vụ việc trên và khẳng định các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đúng quy định“, đại tá Hạnh nói trên báo Tuổi Trẻ Online.
Cũng trong tối nay PV báo Tuổi trẻ đã cố gắng liên lạc với ông Võ Văn Liêm nhưng ông Liêm chưa nghe điện thoại.
MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG

MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG

Tác giả: kẻ cô độc
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang ngồi và món ăn

Thằng cả gắp vội ăn đi
Món rau ngon lắm mẹ thì mới mua
Hôm nay mẹ nấu canh cua
Các con đông đủ ăn đua xem nào..


Giờ thì không được ồn ào
Thằng ba im lặng gắp vào mà ăn
Thằng tư sao mặt lại nhăn
Chắc lại ăn trúng ớt xanh nữa à


Thằng 5 liên tục xúc và
Ăn tham vẫn vậy như là trước kia
Thằng 6 vẫn xúc từng thìa
Ăn chậm lại trách ô kìa hết cơm


Thằng 7,thằng 8 dỗi hờn
Tính hay đố kỵ phải hơn mọi người
9 ơi! sao đứng đó cười
Anh em đông lắm nhịn cười mà ăn


Dứt lời nước mắt mẹ lăn
Mâm cơm mẹ nấu còn thằng nào đâu
Nhìn thẳng vào ánh mắt nâu
Là sự mất mát khắc sâu tâm hồn


9 đứa 9 sự cô đơn
Mỗi lần tin dữ đau hơn xé lòng
Mọi người hỏi có buồn không ?
Các anh tất cả đều không quay về


Đêm nào mẹ cũng ngủ mê
Mấy thằng bất hiếu chịu về rồi sao ?
Gỡ nón cho mẹ xem nào
Con mẹ ai cũng bảnh bao vô cùng


Nhưng ai cũng tỏ lạnh lùng
Hiện ra phút chốc rồi cùng lìa xa
Để cho mắt mẹ lại nhòa
Tay ôm di ảnh nhìn mà xót thương


Hôm nào cũng thức đêm trường
Đợi tiếng gõ cửa thân thương con về
Rồi sau thất vọng ê trề
Các anh tất cả có về nữa đâu


Thời gian mái tóc phai màu
Nhưng niềm đau ấy không sao cách rời.