KHI GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC ĐI XUỐNG

Quê Choa
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, văn bản

Kỳ họp 3/QH (Quốc hội) khóa XIV đang ngày càng được hâm nóng với những phát biểu ấn tượng, sâu sắc và nêu bật thực trạng của xã hội. Đại biểu QH, những người đại diện nguyện vọng của nhân dân đã dám nhìn thẳng vào sự thật, họ dám nêu lên quan điểm, đấu tranh vì lợi ích quần chúng, đó là những điểm thực sự đáng mừng. Tác giả đã bám sát các buổi họp QH và thực sự ấn tượng với một số phát biểu đi thẳng vào thực trạng xã hội, trong đó tác giả ấn tượng với phát biểu của ông Đặng Thuần Phong (Bến Tre) trong phiên thảo luận kinh tế xã hội (9/6): “Đồng tiền đã chi phối mọi hoạt động và làm phai nhạt tính công tâm của các cơ quan công quyền. Đáng lo hơn đồng tiền đã làm suy thoái đạo đức, dẫn dắt chính sách”.
Mặc dù phát biểu của ông Phong động chạm đến nhiều người, đánh trực diện vào những tư tưởng đang sử dụng “đồng tiền” để chi phối xã hội, nhưng thay vào đó, ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng quần chúng. Quả thực, những tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã đẩy con người vào sự “suy đồi” đạo đức, “đồng tiền” đang được sử dụng để thực hiện tất cả mọi mục đích. Dĩ nhiên, ngay cả tác giả hay ông Phong cũng không đánh đồng tất cả, bởi lẽ trong xã hội vẫn không thiếu những người sống đúng giá trị của lẽ phải. Đáng quan tâm hơn, ĐBQH Đặng Thuần Phong nhìn ở góc độ của những người trong công quyền, họ là những người đại diện cho người dân, thế nhưng “đồng tiền” lại đang làm lu mờ tính công tâm, minh bạch hay đúng với giá trị đạo đức. Minh chứng cho vấn đề này, các vụ việc liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, Võ Kim Cự, Dương Chí Dũng…
Thực tế, ở bất kỳ đất nước nào cũng xẩy ra các vấn đề mặt trái, mặt không tốt. Nhưng, để xây dựng được một xã hội đi theo quỹ đạo “dân chủ, văn minh” và phát triển thực sự thì số cán bộ tốt phải chiếm đại đa số, họ phải lấn át được những cái xấu. Dám nhìn thẳng vào sự thật, phê bình cái chưa đúng là một trong những “mục tiêu” để xây dựng đất nước.

Author:

Previous Post
Next Post