Việt Nam bị đề nghị đưa lại vào CPC – luận điệu lỗi thời

RFA đang chém gió về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Ngày 10 tháng 2, Đài RFA tiếng Việt đưa tin: Việt Nam cần bị đưa lại danh sách các quốc gia phải quan tâm đặc biệt, gọi tắt CPC, nếu không thực thi những cải cách về tự do tôn giáo đúng với tiêu chuẩn quốc tế. Theo RFA, đây là bài phát biểu của ông Thomas Reese Chủ tịch Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF), tại buổi phổ biến tài liệu tổng kết tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam tổ chức ngày 9/2/2017 vừa qua.

Căn cứ mà USCIF đưa Việt Nam vào danh sách CPC là bởi vì “tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam ngày càng tăng; trong đó, trường hợp của linh mục Nguyễn Văn Lý và luật sư Nguyễn Văn Đài đã đặc biệt gây chú ý cho dư luận”?. USCIRF còn phân tích rằng, Việt Nam là trường hợp duy nhất trên thế giới mà Hoa Kỳ áp dụng chỉ dựa theo những cam kết thay vì kết quả của sự cải thiện thật sự.

Một con bài chiến lược của các đối tượng cực đoan trong chính giới Mỹ khi tham vọng xuất khẩu mặt hàng “dân chủ, nhân quyền” sang các nước chính là CPC. Việt Nam đã từng bị Mỹ đưa vào danh sách này nhưng đấy chỉ là thời điểm hai nước đang có sự thiếu thống nhất trong một vài vụ việc cụ thể liên quan đến tôn giáo (2008). Còn từ đó đến nay, trên cơ sở mối quan hệ vững chắc giữa hai nước, chưa lần nào Việt Nam vào lại danh sách này.

Nhưng không khó để nhận ra rằng, trong những năm vừa qua Việt Nam đã không ít lần bị đề nghị đưa lại vào cái danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC). Theo đó, vẫn là các luận điệu xưa như trái đất của một vài tổ chức không chính thống đưa ra: “Việt Nam tiếp tục vi phạm quyền tự do tôn giáo”, “tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam ngày càng gia tăng”, “Việt Nam tiếp tục bắt bớ các chức sắc tôn giáo”…

Rõ ràng, ông Thomas Reese - Chủ tịch Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế tự cho mình quyền đưa ra các nhận định cảm tính để phán xét tình hình tôn giáo ở Việt Nam là một sự vu cáo hết sức trắng trợn

Trước hết nó vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trong quan hệ quốc tế. Mặt khác, đây còn là hành động dung dưỡng cho các đối tượng cực đoan chống đối trong các tôn giáo ở Việt Nam. Chúng ngày càng có thêm động lực để tin tưởng rằng, ở bên ngoài luôn có các thế lực hà hơi tiếp sức để chúng hoạt động chống phá từ bên trong.

Thực tế cho thấy, đảm bảo quyền tự do tôn giáo là chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, sau khi quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo đang khiến cho bức tranh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam sinh động hơn cả.

Hiện nay số lượng tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam đã lên tới con số gần 23 triệu trong đó Phật giáo 10 triệu, Thiên chúa giáo 6 triệu, Tin lành 1 triệu, Cao Đài 2,3 triệu, Phật giáo Hào Hảo 1,3 triệu, Tịnh độ cư sĩ Phật hội 1,4 triệu… chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước, với 43 nghìn chức sắc, 25 nghìn cơ sở thờ tự. Các cơ sở thờ tự được Nhà nước bảo hộ và việc nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới được chính quyền các cấp tạo điều kiện và giải quyết nhanh chóng theo quy định của pháp luật. Chỉ tính riêng từ năm 2005 tới nay, đã có 3277 cơ sở thờ tự của các tôn giáo được nâng cấp, xây dựng mới; 6595 cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Riêng về cá nhân như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài mà USCIRF nhắc đến, những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng này đã rõ như ban ngày. Sự thực ở Việt Nam không có ai bị bắt vì lý do hoạt động tôn giáo; các chức sắc, tín đồ tôn giáo cũng là công dân Việt Nam, họ phải có nghĩa vụ chấp hành luật pháp Việt Nam. Chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều phải bị xử lý nghiêm minh như mọi công dân.


Vì vậy, Việt Nam bị đề nghị đưa lại vào CPC chỉ đơn giản là một luận điệu lỗi thời mà thôi
Hoa đất

Author:

Previous Post
Next Post