Tọa Sơn
Như vậy, năm 2016 đang trôi về những ngày cuối cùng. Trong những ngày tháng này, mỗi cá nhân, tổ chức đều nhìn nhận lại những gì mình đã hoặc chưa làm được trong những năm qua. Hôm nay, dưới góc độ cá nhân, chúng ta sẽ cũng cùng nhau nhìn nhận lại phong trào rân chủ đã ăn hại như thế nào trong năm 2016 vừa qua.
Thất bại trong trong chống phá Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một trong những sự kiện chính trị quan trọng nhất của năm 2016 là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 20 đến 28 tháng 01 năm 2016 tại Hà Nội. Như thường lệ, đây là một dịp tốt để các thế lực thù địch và đám rân chủ trong nước để phóng bút và chống phá. Ở nước ngoài xa lắc xa lơ, các nhà Việt Nam học cũng mang hàm giáo sư, tiến sỹ, hết viện này đến trung tâm nghiên cứu kia đều đưa ra những nhận định về nhân sự khóa mới của Đảng trong kỳ đại hội sắp tới. Họ đưa ra những lập luận như chính họ là những chuyên viên cao cấp tư vấn cho Đảng trong việc sắp xếp nhân sự hay chí ít thì cũng ngồi xó nào đó nghe Trung ương Đảng và Bộ Chính trị chúng ta họp. Bên cạnh đó, báo chí phản động nước ngoài cùng lũ rân chủ trong nước đều đề cập tới việc mâu thuẫn nội bộ, tranh chấp quyền lực trong Đảng dẫn tới các kỳ họp Trung ương kéo dài. Có kẻ thối mồm thì nói Đảng loạn đến nơi, có kẻ thì chỉ nhẹ nhàng nói phét, Đại hội này có vấn đề.
Nhiều kẻ rân chủ trong nước, có vẻ được tiếp xúc với thông tin nhiều hơn, có vẻ hiểu biết hơn nên tỏ ra chống phá một cách có tri thức hơn. Nhiều kẻ tỏ ra mình là con người xây dựng nên đã đưa ra các bản góp ý, kiến nghị vào nội dung cho Đại hội nhưng thực chất sâu xa là công khai đả kích, phê phán chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng. Điển hình nhất là bản kiến nghị của 127 “nhân sĩ tri thức” với cái tên quen thuộc trên các diễn đàn xã hội dân sự như: Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Lê Đăng Doanh… Bản kiến nghị này nhanh chóng đã được các trang Blog phản động trong và ngoài nước như: BBC, RFA, RFI… đăng tải và tung hô. Bên cạnh đó, đám rân chủ trong nước cũng sử dụng triệt để các công cụ mà chúng đã gây dựng và có trong tay. Như sử dụng các tổ chức dân sự để chống phá, sử dụng các dân oan để tụ tập, biểu tình phản đối ngày trước ngày khai mạc đại hội.
Nhưng vượt lên tất cả sự chống phá của các thế lực thù địch và sự tiếp tay của đám rân chủ trong nước, Đại hội lần thứ XII của Đảng đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đã đề ra. Cơ cấu nhân sự của Đảng sau Đại hội đã chứng minh toàn bộ các chuyên gia Việt Nam học của các viện, các trung tâm nghiên cứu ở nước ngoài, và đám rân chủ trong nước chỉ là một nhóm người nói phét mà chẳng nắm được điều gì. Trong khi đó, báo chí nước ngoài lại đánh giá cao thành công của đại hội, coi đây là tiền đề đưa Việt Nam có bước phát triển dài trong những năm tới.
Thất bại trong chống phá cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021
Ngay sau khi nhận được thất bại ê trề từ việc chống phá Đại hội Đảng, các nhà rân chủ sau một kỳ nghỉ tết mộng mị bánh trưng đã nhanh chóng bắt tay ngay vào công việc rân chủ của mình vì đơn giản, tay ngừng làm là hàm lại treo. Và vẫn chiêu trò là những người “có trách nhiệm” với dân, với nước, năm nay, các nhà rân chủ đã nghĩ ra cái gọi là “phong trào tự ứng cử” mà do Nguyễn Quang A phát động. “Phong trào tự ứng cử” không phải đến kỳ bầu cử này mới có mà nó đã manh nha từ các kỳ bầu cử trước nhưng trước đây, nó chỉ diễn ra lẻ tẻ, tự phát bởi một số thành phần chống đối muốn đánh bóng tên tuổi mà thôi. Trong đợt bầu cử này, rút kinh nghiệm từ những lần trước, các nhà rân chủ trong nước lần này đã được các nhà rân chủ phương Tây bày cách, tính toán và chuẩn bị một cách rất bài bản, có lộ trình, tinh vi. Đám rân chủ một mặt lợi dụng sự phát triển của Internet, của mạng xã hội để dọn đường dư luận với những mỹ từ cũng như lợi dụng một số tên tuổi nổi tiếng lại cả tin để ngụy tạo vỏ bọc che giấu bản chất, hành vi chống phá cuộc bầu cử lần này. Mặt khác, đám rân chủ này cũng ráo riết tuyên truyền, xuyên tạc rằng Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương gây khó khăn, cản trở, phối hợp để loại bỏ “những người tự ứng cử”, xuyên tạc việc tổ chức bầu cử dưới chế độ một đảng thông qua hội đồng bầu cử các cấp – coi đây là “cánh tay nối dài của Đảng” là không khách quan, dân chủ, tiêu cực…
Với sự chuẩn bị tích cực đó, không thể phủ nhận rằng “phong trào tự ứng cử” của đám rân chủ đã đạt được không ít kết quả nhất định. Phong trào này ít nhiều đã tạo được tiếng vang, thu hút được sự quan tâm chú ý của dư luận và thực sự không ít kẻ rân chủ hy vọng mình có thể lách được qua khe cửa để có thể chen chân vào được cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Chẳng thế mà, số lượng ứng cử viên tự ứng cử ở một số tỉnh, thành phố có số lượng còn cao hơn cả người được giới thiếu ứng cử. Tuy nhiên, cũng chính quần chúng nhân dân, cùng quy trình xét duyệt chặt chẽ, cho nên có thể thấy rằng nhiều ứng viên tự ứng cử không phải là đại diện ưu tú của nhân dân, thậm chí là rân chủ, phản động đội lốt, và chính đám đó lại bị cử tri nơi mình sinh sống hoặc làm việc loại.
Kết quả là, từ một phong trào để hướng tới mục đích gây tiếng vang, để hi vọng chen chân vào quốc hội hay chí ít là cũng xin được ít nhiều tiền đô la tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, qua phong trào này, các nhà rân chủ lại bị thất bại ê chề, phản tác dụng lại khi lại chứng minh mình sống không ra gì tại nơi ở và nơi làm việc. Thất bại này khiến Nguyễn Quang A cũng xấu hổ mà đành chữa thẹn một câu, đó là phong trào tự ứng cử đã giúp cho Việt Nam dân chủ hơn. Vâng, kỳ bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp đã thành công tốt đẹp.